Nga cắt khí đốt đến Phần Lan
Công ty khí đốt Nga Gazprom cho biết họ sẽ ngừng cấp khí đốt cho Phần Lan từ sáng 21.5 vì nước này từ chối thanh toán bằng đồng rúp.
Nguồn cung khí đốt từ Nga đến Phần Lan sẽ bị cắt vào ngày 21.5. Ảnh REUTERS
Reuters dẫn lại thông báo của công ty năng lượng nhà nước Phần Lan Gasum ngày 20.5 cho biết công ty khí đốt Nga Gazprom đã thông báo sẽ ngừng cấp khí đốt cho Phần Lan từ ngày 21.5 vì nước này không chịu thanh toán bằng đồng rúp.
“Rất tiếc là nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên theo hợp đồng cung cấp của chúng tôi giờ sẽ bị tạm dừng”, ông Mika Wiljanen, Giám đốc điều hành Gasum, cho biết trong một tuyên bố.
“Tuy nhiên, chúng tôi đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho tình huống này và vì mạng lưới truyền dẫn khí đốt không bị gián đoạn, chúng tôi sẽ có thể cung cấp khí đốt cho tất cả khách hàng trong những tháng tới”, ông Wiljanen nói thêm.
Video đang HOT
Dòng khí đốt đến Phần Lan dự kiến bị cắt vào lúc 7 giờ ngày 21.5 (giờ địa phương). Phần lớn khí đốt được sử dụng ở Phần Lan do Nga cung cấp. Tuy nhiên, khí đốt chỉ chiếm khoảng 5% năng lượng tiêu thụ hàng năm ở nước này.
Gasum ngày 18.5 đã cảnh báo rằng nguồn cung từ Nga có thể bị cắt giảm. Công ty cho biết họ sẽ tiếp tục cung cấp khí đốt cho khách hàng Phần Lan từ các nguồn khác thông qua đường ống Balticconnector nối Phần Lan với Estonia.
Phần Lan ngày 20.5 cho biết nước này đã đồng ý thuê một tàu chứa và tái hóa khí từ công ty Excelerate Energy có trụ sở tại Mỹ bắt đầu từ Quý 4 năm nay để giúp thay thế nguồn cung từ Nga.
Công ty Gazprom không bình luận về thông báo Gasum đưa ra. Trước thông báo này, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 20.5 cho biết Moscow không có thông tin chi tiết liên quan đến các hợp đồng cung cấp của Gazprom. “Nhưng rõ ràng sẽ không có gì được cung cấp miễn phí cho bất kỳ ai”, ông Peskov nói.
Nga đã yêu cầu các nước châu Âu thanh toán cho khí đốt bằng đồng rúp. Hầu hết các hợp đồng cung cấp khí đốt của Nga được tính bằng euro hoặc USD. Vào tháng trước, Nga đã cắt khí đốt đến Bulgaria và Ba Lan vì hai nước này từ chối thanh toán bằng đồng rúp.
Trong diễn biến khác, Ukraine ngày 20.5 đã ra lệnh cho các binh sĩ còn lại đang cố thủ trong nhà máy thép Azovstal ở Mariupol hạ vũ khí sau gần 3 tháng kháng cự. Trước đó, hàng trăm binh sĩ Ukraine, bao gồm cả một số chỉ huy cấp cao, được cho là vẫn tiếp tục chiến đấu dù quá trình sơ tán binh sĩ ra khỏi nhà máy đã bắt đầu từ ngày 16.5.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 20.5 cho biết gần 2.000 binh sĩ Ukraine ở Azovstal đã đầu hàng. Tuy nhiên, Ukraine từ chối xác nhận con số này hay cho biết còn bao nhiêu binh sĩ bên trong nhà máy vì lo ngại sẽ ảnh hưởng đến cuộc giải cứu họ.
Tuyên bố xin gia nhập NATO của Thụy Điển, Phần Lan nhận được đánh giá tích cực
Những tuyên bố gần đây của Phần Lan và Thụy Điển về việc tìm kiếm khả năng gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã nhận được phản ứng tích cực của các nước phương Tây.
Quốc kỳ của các nước thành viên NATO tại trụ sở ở Brussels, Bỉ. Ảnh: AFP
Ngày 16/5, Thư ký báo chí của Nhà Trắng Karine Jean-Pierre cho biết Mỹ hoan nghênh những tuyên bố gần đây của hai quốc gia Bắc Âu nói trên, đồng thời khẳng định Washington sẽ "ủng hộ mạnh mẽ" những đề nghị này ngay khi nó được chính thức đệ trình.
Bà Karine Jean-Pierre cho biết: "Chúng tôi tin vào chính sách mở cửa của NATO cũng như quyền của từng nước được lựa chọn chính sách đối ngoại và những cam kết an ninh của mình. Cả Phần Lan và Thụy Điển đều là những đối tác quốc phòng gần gũi và có giá trị của Mỹ và NATO".
Ngoại trưởng Canada Melanie Joly tuyên bố nước này ủng hộ để Thụy Điển và Phần Lan được gia nhập NATO một cách "nhanh chóng" .
Phát biểu với phóng viên ngày 16/5, Ngoại trưởng Joly khẳng định: "Canada không chỉ ủng hộ những nước này được gia nhập (NATO), tôi muốn nói rằng chúng tôi ủng hộ hai nước được gia nhập nhanh (vào liên minh quân sự)".
Cùng ngày, Anh đã hoan nghênh việc Thụy Điển và Phần Lan thông báo sẽ nộp đơn xin gia nhập NATO, cho rằng hai quốc gia Bắc Âu này cần được hội nhập vào liên minh quân sự "sớm nhất có thể".
Ngoại trưởng Anh Liz Truss tuyên bố: "Anh mạnh mẽ ủng hộ Phần Lan và Thụy Điển xin gia nhập NATO". Người đứng đầu ngành ngoại giao Anh cho biết việc hai nước Bắc Âu này gia nhập NATO sẽ góp phần tăng cường an ninh tập thể của châu Âu.
Tương tự, Văn phòng Tổng thống Pháp tuyên bố Paris sẵn sàng hỗ trợ về mặt chính trị cho Phần Lan và Thụy Điển, những nước vừa quyết định gia nhập NATO, thông qua "việc tăng cường tương tác quân sự" cũng như bảo đảm an ninh của hai quốc gia Bắc Âu này.
Các tuyên bố trên được đưa ra sau khi trước đó cùng ngày, Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson thông báo chính phủ nước này chính thức quyết định nộp đơn xin gia nhập NATO. Phần Lan tuyên bố cũng đã sẽ nộp đơn xin gia nhập liên minh quân sự này.
NATO tập trận quy mô lớn gần biên giới Nga Cuộc tập trận quy mô lớn của NATO đã bắt đầu ở Estonia. Cuộc tập trận mang tên Hedgehog 2022 là một trong những cuộc tập trận lớn nhất trong lịch sử quốc gia vùng Baltic này. Cuộc tập trận của NATO sẽ có 15.000 binh lính tham gia từ 14 quốc gia, trong đó bao gồm cả quân đội từ các nước...