Nga cấp 1 triệu hécta đất giúp Trung Quốc thoát sức ép trừng phạt từ Mỹ?
Thỏa thuận với Nga có thể giúp Trung Quốc giải quyết sự thiếu hụt đậu tương, vốn phụ thuộc vào thị trường Mỹ.
Trung Quốc nhập khẩu một lượng lớn đậu tương từ Mỹ.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), Nga đã công bố kế hoạch cho các nhà đầu tư nước ngoài thuê 1 triệu hécta đất. Đây có thể là cơ hội để Trung Quốc tăng cường sản xuất nông nghiệp, trong bối cảnh chiến tranh thương mại với Mỹ.
Valery Dubrovskiy, giám đốc cơ quan phát triển đầu tư Viễn Đông của Nga, nói các công ty Trung Quốc đã bày tỏ sự quan tâm đến việc ký thỏa thuận.
Chúng tôi dự đoán đa số khoản đầu tư sẽ đến từ Trung Quốc, ông Dubrovskiy nói. 50% đến Trung Quốc, 25% từ Nga và 25% từ các quốc gia khác, như Nhật Bản hay Hàn Quốc.
Điều đó có nghĩa là toàn bộ 3 triệu hécta đất ở vùng Viễn Đông của Nga có thể được các nông dân nước ngoài sử dụng, trong đó khoảng 1 triệu hécta đất cho các công ty Trung Quốc thuê. Khu vực này phù hợp để trồng đậu tương, lúa mì và khoai tây.
Trung Quốc đang thiếu hụt đậu tương do phụ thuộc vào thị trường Mỹ nên đây được coi là cách để giúp giảm bớt áp lực. Nhưng các chuyên gia bày tỏ hoài nghi về chất lượng đất mà Nga cấp cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Video đang HOT
Dmitri Rylko, giám đốc viện tư vấn nghiên cứu thị trường nông nghiệp Nga nói, đa số đất đai màu mỡ ở vùng Viễn Đông đều đã có chủ, dù các doanh nghiệp Trung Quốc rất tích cực ký hợp đồng thuê đất của Nga.
Những vùng đất tốt nhất đều thuộc quyền sở hữu của nông dân địa phương. Nên nếu chính quyền cấp thêm đất cho các nhà đầu tư nước ngoài thì đó sẽ là các khu vực hẻo lánh và có sản lượng thấp.
Tổng thống Nga Vladimir Putin chủ trương cho doanh nghiệp nước ngoài thuê đất ở vùng Viễn Đông phục vụ mục đích nông nghiệp.
Moscow trong những năm qua đã cố gắng thu hút nhà đầu tư nước ngoài phát triển kinh tế khu vực, bao gồm cả việc giao đất miễn phí, Jiayi Zhou, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm nói.
Nhưng cơ sở hạ tầng và giao thông khá nghèo nàn. Các vùng đất gần đô thị, kết nối tốt hơn, thu hút các nhà đầu tư hơn thì lại không có nhiều, Jiayi nói.
Với việc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, đặc biệt sau khi đậu tương bị áp thuế 25% khi nhập từ Mỹ, nông dân Trung Quốc rõ ràng đang bị đẩy ra tiền tuyến.
Đó là lý do nông dân Trung Quốc bị thu hút bởi diện tích đất trồng trọt dồi dào từ Nga. Trong một năm qua, Bắc Kinh đã nhập khẩu 850.000 tấn đậu tương từ Nga để thay thế cho thị trường Mỹ. Nhưng con số này vẫn còn rất nhỏ so với mức 800 triệu tấn/năm cho toàn bộ đậu tương nhập khẩu.
Zhang Xin, chuyên gia nghiên cứu về Nga tại trường đại học ở Thượng Hải, nói việc Nga sẵn sàng giao đất thể hiện sự tăng cường hợp tác giữa hai bên, nhưng thỏa thuận vẫn còn phải vượt qua nhiều khó khăn.
Ở vùng Viễn Đông, cư dân địa phương luôn phản đối việc công ty Trung Quốc thuê đất để sản xuất nông nghiệp, ông Zhang nói. Họ phàn nàn bởi một lượng lớn người Trung Quốc sẽ kéo sang sinh sống, làm việc trong khi cách canh tác của Trung Quốc sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu và phân bón.
Quyết định cho thuê đất hay không là ở Moscow, nhưng điều này cũng cần đạt được sự đồng thuận với người dân địa phương, ông Zhang nói thêm.
Theo Danviet
Thổ Nhĩ Kỳ đe doạ tẩy chay hàng hoá Mỹ
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hôm thứ Ba (14/8) đã đưa ra cảnh báo về việc tẩy chay hàng hoá điện tử Mỹ nhằm đáp trả các biện pháp trừng phạt trong thời gian gần đây của Washington.
Tổng thống Erdogan cho biết Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tẩy chay một loạt các hàng hóa điện tử Mỹ như iPhone để trả đũa các biện pháp trừng phạt từ Washington.
Sự căng thẳng trong thời gian gần đây giữa 2 quốc gia đồng minh NATO đã dấy lên những câu hỏi về tương lai của mối quan hệ đối tác Mỹ - Thổ cũng như những lo ngại về một cuộc khủng hoảng kinh tế hiện đại ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan
"Chúng tôi sẽ tẩy chay hàng hóa điện tử của Mỹ", Tổng thống Erdogan cho biết trong một bài phát biểu tại Ankara. Tuyên bố của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ một lần nữa cho thấy không có dấu hiệu của sự thỏa hiệp giữa Ankara và Washington.
"Nếu Mỹ có iPhone, chúng ta cũng có thể sử dụng Samsung", Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nhắc tới thương hiệu hàng đầu của Hàn Quốc.
"Chúng ta (cũng) có Venus và Vestel", Tổng thống Erdogan cũng nhắc tới thương hiệu điện tử của Thổ Nhĩ Kỳ.
Hiện Nhà Trắng chưa lên tiếng bình luận về những lời cảnh báo của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cũng như chưa đưa ra các biện pháp trừng phạt tiếp theo.
Theo ngaynay/AFP
Putin chìa tay cứu Thổ Nhĩ Kỳ giữa căng thẳng với Mỹ Nga đã tuyên bố tẩy chay đồng đô la Mỹ trong các giao dịch thương mại khi Moscow bắt tay với Thổ Nhĩ Kỳ chống lại đòn trừng phạt của chính quyền Donald Trump. Cả Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đều bị chính quyền Trump áp đòn trừng phạt Theo đó, Moscow tuyên bố sẽ giảm số lượng tài sản Mỹ mà nước...