Nga cáo buộc Mỹ tìm cách kéo dài cuộc chiến tại Ukraine
Ngày 20/11, Nga đã cáo buộc Mỹ tìm cách kéo dài cuộc chiến ở Ukraine thông qua việc tăng cường cung cấp vũ khí cho Kiev trước thời điểm Tổng thống đắc Trump nhậm chức.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải). Ảnh: NY Post/TTXVN
Theo đó, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết chính quyền sắp mãn nhiệm của Mỹ đang cố gắng tìm mọi cách để kéo dài cuộc chiến tại Ukraine. Phía Mỹ đang tìm kiếm những cam kết của Ukraine trong việc sử dụng các loại mìn mìn chống bộ binh do Mỹ viện trợ trên lãnh thổ của Ukraine.
Tuy nhiên, ông Peskov cũng nhấn mạnh sự kém hiệu quả của chúng khi cho rằng loại vũ khí này có thời gian sử dụng không quá lâu vì sẽ giảm hiệu quả dần theo thời gian.
Trước đó vào ngày 19/11, theo một nguồn tin trong nội bộ quan chức Mỹ, nước này sẽ sớm cung cấp cho Ukraine các loại mìn chống bộ binh để củng cố khả năng phòng thủ trước sức tấ.n côn.g của phía Nga. Đây là bước đi tiếp theo của chính quyền Tổng thống Biden trong một nỗ lực tiếp tục tăng cường cung cấp khí tài quân sự cho Ukraine, nhất là sau khi ông Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vừa qua.
Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump nhiều lần ch.ỉ tríc.h sự ủng hộ của Mỹ đối với Ukraine và tuyên bố ông có thể đảm bảo lệnh ngừng bắ.n trong vòng vài giờ sau khi chính thức nhậm chức tổng thống Mỹ. Điều này đã khiến chính quyền Biden gia tăng các gói viện trợ vũ khí cho phía Ukraine.
Video đang HOT
Trong khi đó với chính quyền Ukraine, trong bài trả lời phỏng vấn của hãng Fox News, Tổng thống Zelensky cho biết nước này “sẽ thua” trong cuộc chiến với Liên bang Nga nếu Mỹ cắt viện trợ quân sự. Ông nói: “Nếu họ cắt viện trợ, tôi nghĩ chúng tôi sẽ thua… Chúng tôi sẽ chiến đấu. Chúng tôi có khả năng sản xuất, nhưng không đủ để giành chiến thắng. Và tôi nghĩ, điều đó cũng không đủ để sống sót”.
Trước đó với động thái “bật đèn xanh” của Mỹ, phía Ukraine được cho là đã sử dụng tên lửa tầm xa ATACMS để tấ.n côn.g vào lãnh thổ Nga. Theo tờ Kyiv Post ngày 20/11, nhiều hãng truyền thông Mỹ dẫn nguồn tin ẩn danh cho biết các quan chức Mỹ xác nhận Ukraine đã sử dụng tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) tầm xa do Mỹ cung cấp để tấ.n côn.g các mục tiêu trong lãnh thổ Liên bang Nga vào ngày 19/11.
Bên cạnh đó, căn cứ vào lời của 2 quan chức Mỹ, đài CNN đưa tin: “Ukraine đã đán.h trúng một kho vũ khí của Nga bằng tên lửa do Mỹ cung cấp. Đây là lần đầu tiên loại vũ khí này được sử dụng để tấ.n côn.g vượt biên giới”.
Trong một động thái liên quan khác, trong ngày 20/11, Nga cũng lên tiếng bác bỏ những cáo buộc vô lý và nực cười khi cho rằng nước này có liên quan đến việc cắt cáp viễn thông chạy dưới biển Baltic.
Hai tuyến cáp viễn thông bị cắt ở biển Baltic trong 48 giờ đã khiến các quan chức châu Âu nghi vấn về hành động phá hoại và “chiến tranh hỗn hợp” có liên quan đến cuộc chiến của Nga tại Ukraine.
Người phát ngôn Điện Kremlin nói: “Thật vô lý khi cứ đổ lỗi cho Nga về mọi thứ mà không có căn cứ nào. Thật nực cười trong bối cảnh không có bất kỳ phản ứng nào đối với các hoạt động phá hoại của Ukraine ở biển Baltic”.
Các đồng minh của ông Trump phản đối quyết định cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa
Ngày 18/11, một số đồng minh thân cận và thành viên gia đình của Tổng thống đắc cử Donald Trump đã lên tiếng ch.ỉ tríc.h quyết định của Tổng thống Joe Biden cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa do nước này cung cấp để tấ.n côn.g vào lãnh thổ Nga.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) và cựu Tổng thống Donald Trump. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong buổi trả lời phỏng vấn với hãng Fox News, ông Mike Waltz - người được đề cử làm Cố vấn An ninh Quốc gia, nhận định: "Đây là một bước leo thang khác và không ai biết điều này sẽ đi đến đâu".
Bàn về kế hoạch chấm dứt cuộc chiến tại Ukraine, ông Waltz cũng cho biết: "Làm thế nào để chúng ta đưa cả 2 bên vào bàn đàm phán để chấm dứt cuộc chiến này? Khung cho một thỏa thuận là gì và ai sẽ ngồi vào bàn đàm phán đó? Đó là những điều mà tôi và Tổng thống Trump sẽ cùng nhau giải quyết".
Richard Grenell là Quyền Giám đốc Tình báo Quốc gia trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump và từng được xem là ứng viên sáng giá cho vị trí Ngoại trưởng Mỹ. Ông nói rằng: "Không ai lường trước được việc ông Joe Biden sẽ leo thang chiến tranh ở Ukraine trong thời kỳ chuyển tiếp. Điều này như thể ông ấy đang phát động một cuộc chiến hoàn toàn mới". Ông nói thêm: "Bây giờ mọi thứ đã thay đổi. Tất cả các tính toán trước đây đều vô giá trị. Và tất cả đều vì chính trị".
Trong nội dung đăng tải trên mạng xã hội X, ông Donald Trump Jr. - con trai cả của Tổng thống đăc cử Trump, cho rằng Chính quyền ông Biden: "Dường như muốn đảm bảo rằng họ sẽ tiến hành chiến tranh thế giới thứ 3 trước khi cha tôi có cơ hội tạo ra hòa bình và cứu sống mọi người".
Đán.h giá về vai trò của Tổng thống đắc cử Trump, người phát ngôn của ông - Steven Cheung cho biết: "Ông ấy là người duy nhất có thể đưa cả hai bên lại gần nhau để đàm phán hòa bình, hướng tới mục tiêu chấm dứt chiến tranh và ngăn chặn giế.t chóc". Trong khi đó, bản thân Trump chưa công khai lên tiếng về sự thay đổi quyết định của Tổng thống Biden liên quan đến trao quyết định tên lửa tầm xa cho phía Ukraine.
Sự kiện cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ cung cấp để tấ.n côn.g vào sâu trong lãnh thổ Nga diễn ra khi chỉ còn 2 tháng nữa là Tổng thống Biden hết nhiệm kỳ. Ông Biden đã thực hiện một thay đổi chính sách lớn đối với cuộc chiến tại Ukraine. Tuy nhiên, điều này được đán.h giá là phù hợp với những động thái gần đây của ông Biden khi cũng cam kết sẽ đẩy nhanh viện trợ quân sự cho Ukraine.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius, Litva ngày 11/7/2024. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Đáp lại những động thái trên của Chính quyền Biden, Thượng nghị sĩ Andrei Klishas của Nga khẳng định: "Phương Tây đã chọn mức độ leo thang có thể khiến tình trạng quốc gia của Ukraine có thể bị phá nát hoàn toàn trước khi trời sáng". Ông Vladimir Dzhabarov, Phó Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Thượng viện Nga khẳng định động thái phản ứng của Moskva sẽ đến nhanh chóng và cho biết: "Đây là bước đi rất lớn hướng đến việc khởi đầu Thế chiến 3".
Trong khi đó, các nước phương Tây dường như bị chia thành 2 nhóm giữa bên ủng hộ quyết định của phía Mỹ và bên còn lại lo ngại việc cung cấp tên lửa tầm xa cho phía Ukraine sẽ khiến căng thẳng leo thang toàn khu vực.
Về phía ủng hộ, Tổng thống Pháp Macron tuyên bố đó là quyết định đúng đắn và ủng hộ cách thức giải quyết trên của Mỹ. Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda thể hiện sự đồng tình và hoan nghênh quyết định của Chính quyền Biden. Pháp và Anh được cho là đã đồng ý để Ukraine sử dụng tên lửa SCALP và Storm Shadow với mục đích tương tự.
Về nhóm còn lại, người phát ngôn Chính phủ Đức Wolfgang Buchner cho biết Thủ tướng nước này không có kế hoạch cung cấp tên lửa hành trình Taurus cho Ukraine mặc dù Mỹ đã nới lỏng hạn chế đối với các cuộc tấ.n côn.g vào sâu vào bên trong lãnh thổ Nga. Theo đó, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã làm rõ lập trường của mình về vấn đề này và sẽ không thay đổi quan điểm nữa.
Ông Trump đề cử nguyên CEO công ty đấu vật WWE làm Bộ trưởng Giáo dục Mỹ Ngày 19/11, Tổng thống đắc cử Donald đã đề cử bà Linda McMahon làm Bộ trưởng Giáo dục Mỹ - người từng phục vụ trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông. Bà Linda McMahon. Nguồn: Ảnh facebook cá nhân. Năm 2017, bà McMahon giữ vị trí người đứng đầu Cục Quản lý doanh nghiệp nhỏ dưới thời ông Trump đang giữ...