Nga cáo buộc Kiev dùng bom napan trong các trận đánh ở miền Đông
Ngày 12/6, Nga đã đệ trình một dự thảo nghị quyết về Ukraine lên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, yêu cầu tổ chức này đóng một vai trò lớn hơn trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng tại Ukraine và cáo buộc Kiev sử dụng bom napan.
Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Vitaly Churkin. (Nguồn:TTXVN)
Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Vitaly Churkin cho hay ông đã đưa ra bản dự thảo kể trên trong các cuộc tham vấn kín của Hội đồng Bảo an, vốn tập trung bàn về vấn đề Iraq.
Theo ông Churkin, dự thảo nghị quyết kêu gọi chấm dứt ngay lập tức tình trạng bạo lực, thực thi lệnh ngừng bắn và sự can dự lớn hơn của Liên hợp quốc trong các nỗ lực làm trung gian tìm kiếm một giải pháp.
Moskva cũng cáo buộc Kiev sử dụng các vũ khí bị cấm. Theo ông Churkin, có những “thông tin” cho thấy Ukraine đang sử dụng bom napan trong giao tranh và nhấn mạnh rằng “chúng tôi rất lo lắng về điều đó”.
Theo Vietnam
3 kịch bản Trung Quốc lựa chọn tranh chấp Biển Đông trước tòa quốc tế
Có vẻ luật pháp quốc tế là con đường có lợi cho các quốc gia láng giềng trong việc giải quyết leo thang căng thẳng Biển Đông với Trung Quốc. Câu hỏi đang được đặt ra: Bắc Kinh sẽ phải trả giá gì?
Bà Bonnie Glaser, chuyên gia nghiên cứu Đông Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (Mỹ), nhận định: Dù Trung Quốc không chấp nhận tham gia vụ kiện nhưng nếu càng nhiều nước ủng hộ Philippines đưa vụ việc ra Toà án trọng tài quốc tế La Haye thì càng có nhiều khả năng Trung Quốc ít nhất phải tính đến cái giá về uy tín quốc tế, mà họ phải trả trong những vụ việc như thế.
Video đang HOT
"Với con đường pháp lý, nếu Trung Quốc từ chối tham gia, nước này sẽ đánh mất uy tín trên trường quốc tế - một điều khá quan trọng khi Trung Quốc vốn là nước coi trọng thể diện", bà Bonnie Glaser nói.
Yêu sách "đường 9 đoạn" của Trung Quốc bị Philippines đưa ra Tòa án trọng tài quốc tế La Haye.
Trở lại với cuộc chiến pháp lý của Philippines với Trung Quốc tại Tòa án trọng tài quốc tế La Haye. Theo thông báo mới nhất từ tòa án này, sau khi xem xét quan điểm của các bên, tòa án trọng tài sẽ quyết định quá trình tiếp theo của thủ tục tố tụng bao gồm lên kế hoạch cho các hoạt động đệ trình văn bản và điều trần ở một thời điểm thích hợp sau đó.
Trong vòng vài năm nữa, Tòa án trọng tài quốc tế sẽ đưa ra phán quyết về trường hợp của Philippines. Nếu tòa án thấy cái gọi là " đường 9 đoạn" của Trung Quốc là hợp pháp, các quốc gia láng giềng coi như thất bại với con đường giải quyết tranh chấp phi bạo lực. Trong trường hợp tòa phán quyết tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc là trái phép, một phần hoặc hoàn toàn, nước này vẫn có thể lựa chọn một trong những cách phản ứng bao gồm: Thứ nhất là chấp nhận phán quyết và giảm bớt phạm vi tuyên bố chủ quyền; thứ hai là phớt lờ phán xét của tòa và cuối cùng là cam kết xem xét tuân thủ phán quyết.
Bà Bonnie Glaser phân tích: "Chấp nhận phán quyết và giảm bớt phạm vi tuyên bố chủ quyền: Mặc dù khả năng này có thể hơi lạc quan quá". Tuy nhiên, luật sư Paul Reichler - được Philippines thuê theo vụ kiện - nói: "Các quyết định và phán quyết của các tòa án và trọng tài quốc tế được tuân thủ ở mức 95%, kể cả các cường quốc như Mỹ".
Cần giải quyết ổn thỏa tranh chấp nội bộ ASEAN ở Biển Đông
Trong trường hợp phớt lờ phán xét của tòa, theo bà Bonnie Glaser, đây là khả năng dễ xảy ra nhất. Việc Mỹ không ký Công ước Luật biển có thể tạo ra tiền lệ cho Trung Quốc trong việc phớt lờ luật pháp quốc tế.
Giáo sư Eric Posner của Đại học luật Chicago cũng kết luận: "Trung Quốc từ chối tham gia vào vụ kiện và sẽ không công nhận bất kỳ phán quyết nào không có lợi cho nước này. Điều đó chắc chắn sẽ xảy ra. Các thẩm phán không thể buộc Trung Quốc từ bỏ tham vọng đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông và họ chỉ có thể làm như vậy nếu kéo các hòn đảo ra khỏi vùng biển này".
Hiện, theo tìm hiểu, việc phớt lờ luật pháp trong các tranh chấp quốc tế là phương án rất được các nước lớn sử dụng. Nhà triết học thế kỷ 16 Anacharsis từng than vãn rằng luật pháp "chỉ như những mạng nhện mà kẻ mạnh sẽ có thể đâm thủng nếu muốn. Vì thế, giống như con ruồi, kẻ nghèo sẽ mắc kẹt trong chiếc mạng nhện này, còn kẻ giàu giống như con ong bắp cày sẽ trốn thoát và bay đi".
Về cam kết xem xét tuân thủ phán quyết, bà Bonnie Glaser nêu quan điểm: Trung Quốc sẽ phớt lờ, chứ không bác bỏ phán quyết của tòa. Vấn đề khiến khả năng này khó xảy ra là Trung Quốc sẽ cho rằng, việc cam kết xem xét tuân thủ phán quyết của tòa án sẽ giúp củng cố vị thế luật pháp và ngoại giao cho các nước đối thủ. Các quốc gia tranh chấp với Trung Quốc sẽ cho rằng, đây là bước đi nhượng bộ của Bắc Kinh và nước này thừa nhận rằng "đường 9 đoạn" là phi pháp.
Các biện pháp pháp lý nếu không sử dụng không ngoan sẽ khiến Trung Quốc mất mặt và có thể làm căng thẳng leo thang.
Được biết, Tòa án trọng tài quốc tế La Haye hôm qua (4/6) yêu cầu Trung Quốc gửi các lập luận và bằng chứng cho yêu sách "đường 9 đoạn" với thời hạn chót là tháng 12/2014 bất chấp việc Trung Quốc từ chối tham gia tòa án trọng tài quốc tế từ năm 2013. Nếu Trung Quốc từ chối hoặc không đưa ra được những bằng chứng pháp lý thỏa đáng, nước này sẽ lộ rõ sự đuối lý của nước này trong các yêu sách về chủ quyền.
Tuy nhiên, thách thức Trung Quốc tại tòa và rộng hơn tại tòa án của dư luận toàn cầu - có thể càng khiến Bắc Kinh "thẹn quá hóa giận" và có các hành động leo thang.
Nếu tòa án thấy bản đồ "đường 9 đoạn" của Trung Quốc là phi pháp, một phần hoặc hoàn toàn và Trung Quốc phớt lờ phán quyết của tòa án thì mối quan hệ giữa nước này và các quốc gia láng giềng sẽ càng lạnh nhạt.
Trung Quốc cảnh báo Nhật, Mỹ "đứng ngoài" tranh chấp Biển Đông
Trung Quốc "ngó lơ" luật pháp quốc tế Trong bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-la 13 diễn ra ở Singapore, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe kêu gọi các quốc gia láng giềng của Trung Quốc giải quyết tranh chấp bằng con đường luật pháp quốc tế. "Nhật Bản ủng hộ luật pháp. Châu Á ủng hộ luật pháp. Vì một hệ thống luật pháp cho tất cả chúng ta", ông Abe nói trong bài phát biểu của mình. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tới tham dự Shangri-la 13 cũng khẳng định tầm quan trọng của luật pháp quốc tế. Theo ông, phép thử quan trọng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương là "liệu các quốc gia có quyết định giải quyết các cuộc tranh chấp thông qua con đường ngoại giao và tuân thủ các luật lệ và thông lệ quốc tế hay sẽ khẳng định các tuyên bố chủ quyền của mình bằng con đường dọa nạt và cưỡng chế".
Các nhà lãnh đạo Mỹ và Nhật phát biểu tại Shangri-La đều lên tiếng kêu gọi các bên giải quyết tranh chấp bằng luật pháp quốc tế.
Ông Hagel hứa rằng Mỹ sẽ "ủng hộ nỗ lực của các quốc gia nhằm làm giảm căng thẳng và giải quyết các cuộc tranh chấp một cách hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế".
Tuyên bố trên của các ông Abe và Hagel được đưa trong bối cảnh Philippines quyết định chống lại tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc bằng cách đưa vụ việc ra Tòa án Quốc tế La Haye. Trong khi đó, Việt Nam cũng đang xem xét khả năng tìm đến luật pháp quốc tế sau khi "đã sử dụng tất cả các kênh đối thoại" với Trung Quốc.
Việc Mỹ và các đồng minh ngày càng nhấn mạnh vấn đề luật pháp quốc tế phản ánh một thực tế ngày càng trở nên rõ nét: Trung Quốc sẽ chỉ tập trung giải quyết các cuộc tranh chấp hàng hải theo cách thức mà nước này muốn.
Với sức mạnh kinh tế và quân sự ngày càng gia tăng, Trung Quốc sẽ không vội vàng tìm đến con đường luật pháp quốc tế. Thay vào đó, nước này sẽ thực thi chiến lược "gặm nhấm Biển Đông" - tạo ra những thay đổi nhỏ và dần dần theo thời gian sẽ tạo thay đổi lớn về hiện trạng vùng biển này.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng thu lợi từ sự chia rẽ giữa các quốc gia láng giềng. Nỗi đau lịch sử tiếp tục khiến mối quan hệ Nhật - Hàn lạnh nhạt trong khi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á "bị phân chia giữa một bên là các quốc gia có tranh chấp với Trung Quốc và bên kia là các quốc gia không có tranh chấp với Bắc Kinh".
Theo Kiến thức
Thủ tướng Nhật tìm cách duy trì trật tự pháp lý trên vùng biển châu Á Chuyến công du hai ngày của Thủ tướng Nhật Bản đã kết thúc với điểm dừng chân ở Lào hôm 17/11 với nội dung chủ yếu xoay quanh việc giải quyết các tranh chấp trên biển theo các quy tắc đã được công nhận bởi luật pháp quốc tế. Theo Japan Times, đây chính là lời nhắn từ Nhật Bản đến Trung Quốc,...