Nga cảnh báo nguy cơ xung đột trực tiếp với Mỹ liên quan vấn đề Ukraine
Nhà ngoại giao Nga cảnh báo việc Mỹ tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine đang làm gia tăng nguy cơ xảy ra cuộc đụng độ quân sự trực tiếp với Nga.
Hệ thống tên lửa HIMARS do Mỹ sản xuất trong cuộc tập trận bắn đạn thật ở Philippines. Ảnh: Getty Images
Theo đài RT (Nga), phát biểu trước Đại hội đồng Liên hợp quốc hôm 4/10, Đại sứ Nga Konstantin Vorontsov, Trưởng phái đoàn Nga tại Ủy ban Giải trừ Quân bị Liên hợp quốc cho rằng việc Mỹ tiếp tục cung cấp vũ khí, thông tin tình báo, thậm chí cả máy bay chiến đấu cho Ukraine, đang đẩy Washington tiến gần đến “ranh giới nguy hiểm” của cuộc đối đầu trực tiếp với Moskva.
Video đang HOT
“Mỹ đang tăng cường chuyển giao vũ khí cho Ukraine, cung cấp thông tin tình báo cho quân đội nước này, tạo điều kiện cho các binh sĩ và cố vấn của họ tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột ở Ukraine. Điều này không chỉ kéo dài xung đột, dẫn đến nhiều thương vong mới, mà còn có khả năng leo thang thành cuộc đụng độ quân sự trực tiếp giữa Nga và NATO”, ông Vorontsov nói trước Ủy ban thứ nhất – cơ quan chịu trách nhiệm kiểm soát vũ khí và các vấn đề an ninh của Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Cảnh báo của đại sứ Nga được đưa ra sau khi Lầu Năm Góc công bố gói viện trợ vũ khí mới trị giá 625 triệu USD cho Kiev. Theo Lầu Năm Góc, kể từ năm 2014 đến nay, Mỹ đã chi hơn 19,6 tỉ USD để “hỗ trợ an ninh” cho Ukraine. Tính từ khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine (từ ngày 24/2 đến nay), Mỹ đã viện trợ 16,8 tỉ USD khác cho Ukraine. Mỹ cho biết nước này sẽ tiếp tục cung cấp cho Ukraine mọi thứ cần thiết để giải quyết xung đột đang leo thang.
Gói hỗ trợ 625 triệu USD bao gồm các loại vũ khí, thiết bị bổ sung, như 4 Hệ thống Tên lửa Pháo binh Cơ động Cao (HIMARS), đạn dược, 16 khẩu pháo cỡ nòng 155mm và 105mm, 75.000 viên đạn pháo – bao gồm đạn pháo dẫn đường và đạn đặt mìn từ xa – cùng các loại vũ khí nhỏ và đạn cối, 200 xe bọc thép MRAP.
Đây là gói viện trợ đầu tiên của Mỹ kể từ sau cuộc trưng cầu dân ý về việc sáp nhập 4 khu vực Ukraine vào Nga, và là gói thứ hai sử dụng Quyền Rút vốn của Tổng thống ( PDA) từ khi Ukraine đạt được bước tiến lớn trên chiến trường vào giữa tháng 9.
Nga đã nhiều lần cảnh báo Mỹ và các đồng minh không nên gửi vũ khí, đạn dược và thiết bị quân sự cho Ukraine. Song bất chấp cảnh báo, Washington và NATO tuyên bố sẽ tiếp tục hỗ trợ cho đến khi nào còn cần và theo nhu cầu của Ukraine, đồng thời nhấn mạnh điều đó không khiến họ trở thành một bên trong cuộc xung đột.
Quan chức Hungary: Nga có thể tuyên bố chiến thắng 'bất cứ khi nào họ muốn'
Quan chức cấp cao của Hungary cho rằng với ưu thế vượt trội ở Ukraine, Nga có thể xác định điều gì tạo nên chiến thắng và tuyên bố đạt được điều đó bất cứ khi nào nước này cảm thấy phù hợp.
Chánh Văn phòng Thủ tướng Hungary, Gergely Gulyas, phát biểu trong cuộc họp báo tại Budapest. Ảnh: AFP
Theo đài RT (Nga), ông Gergely Gulyas, Chánh Văn phòng Thủ tướng Hungary, đã chia sẻ quan điểm về xung đột ở Ukraine trong cuộc thảo luận tại Đại học Dịch vụ Công (Budapest). Quan chức này cho biết cả Ukraine và Nga đều đang ở trong tình huống vô cùng khó xử. Ông nhận định: "Cơ hội hòa bình tại thời điểm này là rất nghèo nàn, mặc dù Moskva có lợi thế hơn trong cuộc xung đột, thậm chí họ có thể xác định điều gì sẽ tạo nên chiến thắng và tuyên bố đạt được điều đó gần như bất cứ lúc nào".
Quan chức Hungary cũng cảnh báo về mối đe doạ trước bất kỳ sự can dự trực tiếp nào của NATO vào cuộc xung đột hiện nay. Đồng thời, ông nói thêm rằng các lệnh trừng phạt của EU đối với Nga cho đến nay đã phản tác dụng, gây tổn hại cho khối nhiều hơn mục tiêu dự kiến. Ông Gulyas nhấn mạnh các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã "mang lại nguồn doanh thu đáng kinh ngạc" cho Moskva. Hơn nữa, ông tin rằng các chính sách của EU có thể khiến Nga ngày càng xa rời châu Âu và thân thiết hơn với châu Á.
Theo Bộ trưởng Gulyas, việc Hungary cùng với Mỹ lên án hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine không có nghĩa là nước này chuẩn bị áp đặt các biện pháp trừng phạt tương tự đối với Moskva. Ông khẳng định điều này đi ngược lại lợi ích quốc gia của đất nước.
Trước đó, Chủ tịch Quốc hội Hungary Laszlo Kover cũng cáo buộc Brussels đã thất bại trong nỗ lực ngăn chặn xung đột giữa Nga - Ukraine bằng giải pháp chính trị, kết quả là không thể khôi phục hòa bình bằng ngoại giao. Ông nói: "Dưới áp lực từ bên ngoài, EU đang hành động ngược lại với các lợi ích kinh tế cơ bản nhất của mình và nên bị coi là bên thua cuộc trong xung đột".
Về phần mình, Hungary đã duy trì quan điểm trung lập kể từ khi chiến sự nổ ra vào cuối tháng 2. Nước này từ chối cung cấp vũ khí cho Ukraine, liên tục chỉ trích các lệnh trừng phạt của châu Âu đối với Moskva và gọi đó là hành động "tự đánh mất mình". Budapest, quốc gia phụ thuộc lớn vào năng lượng của Nga, cũng nỗ lực đàm phán giành quyền miễn trừ lệnh cấm dầu Nga của toàn khối.
Tuần trước, ông Mikulas Bek - Bộ trưởng Các vấn đề châu Âu của Cộng hòa Séc, Chủ tịch Hội đồng EU - cảnh báo lập trường của Hungary đối với Nga về mặt lý thuyết có thể khiến nước này rời khỏi khối. Ông bình luận: "Hungary đã trải qua một chặng đường dài, chạm đến bờ vực thẳm. Giờ đây, đất nước này phải quyết định quay trở lại hay mạo hiểm nhảy xuống bờ vực đó".
GDP của Ukraine có thể sẽ giảm 40% trong năm nay Theo tổ chức S&P Global Ratings, nền kinh tế Ukraine dự kiến giảm 40% trong năm nay. Ảnh minh họa: Getty Images Theo đài RT ngày 21/8, dự báo của cơ quan này trùng với dự báo của Ukraine được đưa ra cùng ngày. Ngày 20/8, Bộ trưởng Thương mại và Phát triển Kinh tế Ukraine Yulia Sviridenko cho biết rằng GDP của...