Nga: Các bên nhất trí đẩy nhanh tiến độ đàm phán về vấn đề hạt nhân Iran
Trong ngày 27/4, đại diện các nước Iran, Anh, Trung Quốc, Pháp, Đức và Nga đã tiến hành vòng đàm phán thứ ba tại Vienna (Áo) nhằm thống nhất các bước đi cần thiết để hồi sinh thỏa thuận hạt nhân Iran.
Bên trong cơ sở hạt nhân Natanz ở phía Nam thủ đô Tehran, Iran. Ảnh: IRNA/TTXVN
Đại sứ Nga tại Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) – ông Mikhail Ulyanov – cho biết các bên đã nhất trí đẩy nhanh các nỗ lực để đưa Mỹ và Iran trở lại việc tuân thủ các nội dung trong thỏa thuận hạt nhân năm 2015, được biết đến với tên gọi chính thức là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA).
Thông báo trên Twitter sau cuộc gặp, Đại sứ Mikhail Ulyanov cho biết: “Quá trình thảo luận cho thấy các bên liên quan có quan điểm hướng đến việc khôi phục đầy đủ thỏa thuận hạt nhân như ban đầu”.
Trong khi đó, Đại sứ Trung Quốc tại IAEA Vương Quân (Wang Qun) nhấn mạnh: “Chúng tôi hy vọng tất cả các bên sẽ duy trì động lực đã đạt được nhằm hướng tới một giải pháp sớm nhất cho vấn đề này”.
Từ đầu tháng 4, các nhà ngoại giao từ Anh, Trung Quốc, Pháp, Đức, Iran và Nga đã nhóm họp tại một khách sạn ở Vienna, trong khi các nhà ngoại giao Mỹ gián tiếp tham gia vào các cuộc đàm phán từ một khách sạn gần đó. Đây được coi là cơ hội tốt nhất để khôi phục JCPOA khi Tổng thống Mỹ Joe Biden muốn tái tham gia thỏa thuận nếu Tehran tuân thủ trở lại các điều khoản. Mỹ đã tái áp đặt các biện pháp trừng phạt Iran sau khi cựu Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi JCPOA. Vì vậy, Iran không chấp nhận việc Mỹ cử phái đoàn tham gia đàm phán trực tiếp nếu chưa dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt.
Hiện các cuộc đàm phán nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran đã đạt tiến bộ, song vẫn tồn tại nhiều bất đồng nghiêm trọng giữa Washington và Tehran. Sự khác biệt chính là biện pháp trừng phạt nào Mỹ cần dỡ bỏ và Iran cần thực hiện bước đi nào để tiếp tục tuân thủ những cam kết nhằm kiềm chế chương trình hạt nhân của mình. Các nước Anh, Pháp và Đức khuyến khích tất cả các bên nắm bắt cơ hội ngoại giao trước mắt và lên án bất kỳ hành động nào làm leo thang căng thẳng có thể gây nguy hiểm cho những tiến bộ đã đạt được.
Iran không chấp nhận bị gây sức ép trong đàm phán hạt nhân
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Thứ trưởng Ngoại giao Abbas Araqchi - trưởng đoàn đàm phán hạt nhân của Iran ngày 25/4 khẳng định Tehran không chấp nhận bị gây sức ép trong tiến trình đàm phán nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 đang diễn ra ở Vienna (Áo).
Các máy ly tâm bên trong cơ sở hạt nhân Natanz của Iran. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu sau cuộc họp với Ủy ban An ninh quốc gia và chính sách đối ngoại của Quốc hội Iran, ông Araqchi tuyên bố: "Chưa ai có thể đoán trước tiến trình đàm phán sẽ kéo dài trong bao lâu. Chúng tôi không chấp nhận hình thức đàm phán gây sức ép. Nếu cảm thấy các đối tác không nghiêm túc hay có ý đồ câu giờ hoặc đưa thêm các vấn đề khác vào thảo luận, chúng tôi sẽ ngừng đàm phán. Chúng tôi cũng không vội vàng bởi vì có nhiều vấn đề nghiêm túc trong tiến trình đàm phán, vốn cần được cân nhắc và thảo luận".
Ông Araqchi nhắc lại quan điểm của nhà lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei rằng Tehran sẽ chỉ khôi phục các cam kết được đưa ra trong thỏa thuận hạt nhân năm 2015, được biết đến với tên gọi chính thức là Kế hoạch Hành động chung Toàn diện (JCPOA), nếu Mỹ dỡ bỏ mọi biện pháp trừng phạt đối với Iran.
Theo kế hoạch, các cuộc đàm phán nhằm cứu vãn thỏa thuận JCPOA sẽ tiếp tục trong tuần này. Từ đầu tháng 4, các nhà ngoại giao từ Anh, Trung Quốc, Pháp, Đức, Iran và Nga đã nhóm họp tại một khách sạn ở Vienna, trong khi các nhà ngoại giao Mỹ gián tiếp tham gia vào các cuộc đàm phán từ một khách sạn gần đó. Đây được coi là cơ hội tốt nhất để khôi phục JCPOA khi Tổng thống Mỹ Joe Biden muốn tái tham gia thỏa thuận nếu Tehran tuân thủ trở lại các điều khoản. Mỹ đã tái áp đặt các biện pháp trừng phạt Iran sau khi cựu Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi JCPOA, vì vậy, Iran không chấp nhận việc Mỹ cử phái đoàn tham gia đàm phán trực tiếp nếu chưa dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt.
Một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết dù các cuộc đàm phán nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran đã đạt tiến bộ nhưng vẫn còn tồn tại nhiều bất đồng nghiêm trọng giữa Washington và Tehran. Theo quan chức này, sự khác biệt chính là biện pháp trừng phạt nào Mỹ cần dỡ bỏ và Iran cần thực hiện bước đi nào để tiếp tục tuân thủ những cam kết nhằm kiềm chế chương trình hạt nhân của mình. Các nước Anh, Pháp và Đức khuyến khích tất cả các bên nắm bắt cơ hội ngoại giao trước mắt và lên án bất kỳ hành động nào làm leo thang căng thẳng có thể gây nguy hiểm cho những tiến bộ đã đạt được.
Cần một thỏa thuận mới để hồi sinh thỏa thuận hạt nhân Iran Ngày 17/12, Tổng Giám đốc của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Rafael Grossi nhận định để hồi sinh thỏa thuận hạt nhân giữa Iran năm 2015 dưới thời Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden đòi hỏi phải đạt được thỏa thuận mới, trong đó đề ra cách thức tránh khả năng vi phạm thỏa thuận này. Bên trong...