Nga bổ sung Na Uy vào danh sách các quốc gia không thân thiện
Cơ quan báo chí của Chính phủ Nga cho biết nước này đã thêm Na Uy vào danh sách các quốc gia có hành động không thân thiện với các cơ quan ngoại giao và lãnh sự của Nga ở nước ngoài.
Đại sứ quán Na Uy tại Moskva. Ảnh: TASS
Hãng thông tấn TASS ngày 3/8 đưa tin Chính phủ Nga đã thông qua sắc lệnh của Tổng thống Vladimir Putin về việc áp đặt các biện pháp chống hành động không thân thiện của các quốc gia nước ngoài.
“Sắc lệnh quy định các hạn chế, thậm chí là cấm hoàn toàn khả năng các quốc gia không thân thiện thuê những người cư trú tại Nga làm việc cho các đại sứ quán, lãnh sự quán, văn phòng đại diện của các cơ quan và các tổ chức nhà nước”, tuyên bố cho biết.
Ngoài ra, Chính phủ Nga cũng giới hạn số lượng công dân Nga làm việc tại các cơ quan ngoại giao của các quốc gia không thiện. Vì vậy, theo sắc lệnh mới, Na Uy chỉ được thuê 27 nhân viên người Nga.
Video đang HOT
Phản ứng trước thông tin này, Bộ Ngoại giao Na Uy cho biết chưa nhận được thông tin chính thức nào về việc Chính phủ Nga đưa Na Uy vào danh sách các quốc gia không thân thiện. Tuy nhiên, Bộ trưởng Ngoại giao Annikan Huitfeldt nói rằng điều này không gây ngạc nhiên.
“Không có lý do gì để nói rằng Na Uy cư xử không thân thiện với Nga”, kênh truyền hình NRK dẫn lời nhà ngoại giao hàng đầu của Na Uy nói. Theo bà, tình hình hiện nay là do xung đột Ukraine.
Ngoài ra, bà Huitfeldt chỉ ra rằng trên cương vị là hai quốc gia láng giềng, cả Nga và Na Uy đều quan tâm đến hoạt động của các mối quan hệ ngoại giao và các kênh thông tin liên lạc giữa hai nước, nhất là trong những thời điểm khó khăn.
Do chưa nhận được thông tin chính thức từ phía Nga nên Bộ Ngoại giao Na Uy chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào thêm.
Mối quan hệ giữa Nga và Na Uy đã xấu đi kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi tháng 2 năm ngoái. Hồi tháng 4 vừa qua, Na Uy thông báo trục xuất 15 nhà ngoại giao thuộc Đại sứ quán Nga mà Bộ Ngoại giao nước này cáo buộc là tình báo. Ngay sau đó, phía Moskva cũng đáp trả bằng cách trục xuất 10 nhà ngoại giao Na Uy đang làm việc tại Đại sứ quán nước này ở Moskva.
Trước khi bổ sung Na Uy vào danh sách các quốc gia không thân thiện, hồi tháng 5/2021, Chính phủ Nga đã áp đặt hạn chế với các cơ quan đại diện ngoại giao của Mỹ và Cộng hoà Séc. Đến tháng 7/2022, Moskva đã bổ sung 5 quốc gia gồm Hy Lạp, Đan Mạch, Slovakia, Slovenia và Croatia vào danh sách những quốc gia không thân thiện và giới hạn số lượng nhân viên Nga tại các cơ quan ngoại giao này.
Giới chức Nga nhấn mạnh danh sách chính phủ phê duyệt không phải là danh sách cuối cùng và có thể mở rộng hơn nữa trong thời gian tới, xét đến các hành động thù địch đang diễn ra của những quốc gia khác đối với các cơ quan đại diện của Nga ở nước ngoài.
Ngoài danh sách liên quan tới công việc của các cơ quan đại diện ngoại giao, Nga còn thiết lập một danh sách khác gồm các quốc gia không thân thiện từ hồi tháng 3/2023 liên quan tới các thủ tục tạm thời nhằm thực hiện nghĩa vụ đối với các chủ nợ nước ngoài.
Các quốc gia trong danh sách này bao gồm Mỹ, Canada, các quốc gia Liên minh châu Âu, Vương quốc Anh và các vùng lãnh thổ hải ngoại, Ukraine, một số quốc gia châu Âu khác, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia cùng các quốc gia và vùng lãnh thổ khác ủng hộ các biện pháp trừng phạt chống Nga.
Na Uy cấm Meta sử dụng thông tin cá nhân của người dùng cho mục đích tiếp thị
Ngày 17/7, Cơ quan Bảo vệ dữ liệu Na Uy (Datatilsynet) tuyên bố sẽ cấm Meta sử dụng thông tin cá nhân của người dùng để quảng cáo có mục tiêu.
Biểu tượng Meta trên màn hình điện thoại ở Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Datatilsynet nêu rõ Meta - công ty mẹ của Facebook và Instagram - đã sử dụng các thông tin như vị trí của người dùng, nội dung họ thích và những bài đăng của họ cho mục đích tiếp thị. Datatilsynet coi hành động này của Meta là bất hợp pháp và do đó áp đặt lệnh cấm tạm thời với hoạt động quảng cáo dựa trên hành vi của người dùng trên Facebook và Instagram. Lệnh cấm sẽ bắt đầu vào ngày 4/8 và kéo dài 3 tháng để Meta có thời gian điều chỉnh. Nếu không tuân thủ lệnh cấm, Meta sẽ đối mặt với mức phạt 1 triệu kroner/ngày (tương đương 100.000 USD/ngày).
Người phát ngôn của Meta Matthew Pollard cho hay công ty sẽ xem xét yêu cầu trên, khẳng định thông báo của nhà chức trách sẽ chưa có tác động ngay lập tức đối với các hoạt động của công ty.
Những lo ngại về quyền riêng tư khiến các công ty công nghệ lớn của Mỹ nằm trong tầm ngắm của giới chức châu Âu và đối mặt với các án phạt lớn trong những năm gần đây.
Nga thông báo sẽ mở các cơ quan đại diện ngoại giao mới ở Đông Nam Á Nga có kế hoạch mở các cơ quan đại diện ngoại giao mới ở các nước khu vực Đông Nam Á. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã đưa ra tuyên bố này khi dự lễ khai trương Tổng lãnh sự quán Nga tại thành phố Phuket của Thái Lan ngày 15/7. Theo hãng tin...