Nga bình luận sau khi bị Mỹ áp lệnh trừng phạt ngành công nghiệp xương sống
Ngày 10/1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã chính thức lên tiếng khi Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thông qua một loạt lệnh trừng phạt mới nhất nhằm vào lĩnh vực dầu khí của nước này.
Cơ sở khai thác dầu khí của Tập đoàn Gazprom, Nga. Ảnh: ITAR-TASS/TTXVN
Theo đó, bà Maria Zakharova ch.ỉ tríc.h quyết định của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden. Bà đã nói: “Một số người để lại dấu ấn trong lịch sử, trong khi những người khác chỉ làm mọi thứ trở nên tồi tệ”.
Trong 10 ngày cuối cùng trước khi mãn nhiệm, chính quyền của ông Biden đã tiếp tục nỗ lực thúc đẩy ban hành thêm các lệnh trừng phạt mới nhằm vào lĩnh vực xương sống của nền kinh tế Nga. Cụ thể, trong ngày 10/1, Bộ Tài chính Mỹ đã công bố các biện pháp trừng phạt quy mô lớn nhằm vào lĩnh vực năng lượng của Nga, trong đó có việc đưa vào danh sách trừng phạt 183 tàu chở dầu, các công ty bảo hiểm và 2 tập đoàn dầu khí lớn – gồm Gazprom Neft và Surgutneftegas – cùng hơn 20 chi nhánh của các tập đoàn này.
Thông báo của Bộ Tài chính Mỹ nhấn mạnh các biện pháp trừng phạt mới nhằm thực hiện cam kết của G7 về việc cắt giảm doanh thu từ năng lượng của Nga.
Một quan chức cấp cao trong chính quyền Mỹ nhấn mạnh đây là đợt trừng phạt lớn nhất từng được áp đặt đối với ngành năng lượng Nga, nhắm mục tiêu khiến nền kinh tế nước này phải chịu thiệt hại lên tới hàng tỷ USD mỗi tháng.
Theo Bộ Tài chính Mỹ, Bộ Ngoại giao nước này cũng sẽ triển khai hành động nhằm vào ngành năng lượng Nga, cụ thể là chặn 2 dự án khí đốt thiên nhiên hóa lỏng đang hoạt động, 1 dự án dầu mỏ lớn của Nga và các thực thể của nước thứ ba hỗ trợ hoạt động xuất khẩu năng lượng của Nga.
Video đang HOT
Ngoài ra, Bộ Ngoại giao Mỹ còn đưa vào danh sách trừng phạt nhiều nhà cung cấp dịch vụ dầu khí có trụ sở tại Nga và các quan chức cấp cao của Tập đoàn năng lượng nguyên tử quốc gia Rosatom. Danh sách đen của phía Mỹ còn bao gồm: Tổng giám đốc điều hành Gazprom Neft Aleksandr Dyukov, Giám đốc điều hành LUKOIL Vadim Vorobyev, Giám đốc điều hành Zarubezhneft Sergey Kudryashov, Giám đốc điều hành Tatneft Nail Maganov, Giám đốc điều hành Bashneft Vladimir Chernov và Giám đốc điều hành Rosatom Aleksey Likhachev.
Một biện pháp khác do Bộ Tài chính Mỹ công bố cho phép Mỹ có thể truy tố bất kỳ cá nhân nào quyết tâm hoạt động hoặc đã hoạt động trong lĩnh vực năng lượng của Nga, dự kiến có hiệu lực vào cuối tháng 2, vài tuần sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức.
Cùng ngày, chính quyền Anh đã áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Gazprom Neft và Surgutneftegaz. Phía Anh cũng các nước phương Tây khác cũng nhắm mục tiêu vào các tàu chở dầu giúp Nga tránh né các lệnh trừng phạt, theo đó hạn chế hoặc cấm di chuyển, tiếp cận các cảng biển của mình.
Đáp lại những bước đi nêu trên, Gazprom Neft ngày 10/1 tuyên bố sẽ tiếp tục hoạt động và duy trì khả năng chống chịu, bất chấp các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ, cho rằng đây là quyết định thiếu căn cứ, bất hợp pháp và đi ngược lại nguyên tắc cạnh tranh tự do.
Tập đoàn dầu khí của Nga nêu rõ: “Gazprom Neft đã liên tục chuẩn bị sẵn sàng cho các kịch bản trừng phạt tiêu cực khác nhau suốt 2 năm qua. Ngoài ra, công ty gánh đã chịu các biện pháp trừng phạt đơn phương của nước ngoài từ năm 2022, do đó, nhiều hạn chế như vậy đã được lường trước trong quá trình hoạt động”.
Trong khi đó, công ty bảo hiểm Ingossstrakh của Nga – một đối tượng khác nằm trong danh sách trừng phạt – khẳng định vẫn hoạt động bình thường và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với khách hàng.
Về phần mình, Tổng thống Vladimir Putin nhận định các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với nước Nga đã gây tổn hại nghiêm trọng cho nền kinh tế toàn cầu.
Trước khi Bộ Tài chính Mỹ công bố các biện pháp trừng phạt lĩnh vực dầu mỏ của Nga, giá dầu thế giới đã tăng vọt trong ngày 10/1 khi các nhà giao dịch đồn đoán về khả năng động thái này có thể làm gián đoạn xuất khẩu dầu thô và khiến Moskva thắt chặt nguồn cung.
Kể từ năm 2014 đến nay, Mỹ và các đồng minh đã áp đặt hàng chục nghìn lệnh trừng phạt đối với Moskva trong nhiều đợt kể từ thời điểm Liên bang Nga tiến hành sáp nhập Crimea thông qua cuộc trưng cầu dân ý. Số lượng các biện pháp trừng phạt trên đã tăng nhanh sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt vào tháng 2/2022.
Moskva chỉ ra điểm tương đồng giữa Nga và Triều Tiên
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Maria Zakharova cho rằng Moskva và Triều Tiên có điểm tương đồng ở chỗ cả hai nước đều đang phải chịu áp lực trừng phạt đáng kể từ phương Tây.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tại Diễn đàn Kinh tế Phương Đông ở Vladivostok, ngày 4/9. Ảnh: RIA Novosti
Theo đài RT (Nga), Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và các nước phương Tây khác lần đầu áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga vào năm 2014, sau cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea khi bán đảo này bỏ phiếu sáp nhập Nga.
Sau khi xung đột Ukraine leo thang vào tháng 2/2022, các biện pháp trừng phạt cứng rắn và toàn diện hơn nhiều đã được áp đặt với Moskva. Theo ước tính của Bộ Ngoại giao Nga, các nước phương Tây đã áp đặt khoảng 20.000 lệnh trừng phạt khác nhau đối với Moskva.
Trong khi đó, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên cũng phải chịu các lệnh trừng phạt quốc tế, bao gồm cả lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, trong nhiều thập kỷ vì các chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân của nước này. Số lượng các lệnh trừng phạt đã vượt mốc 2.000.
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Phương Đông (EEF) ở Vladivostok ngày 6/9, bà Zakharova nói rằng cả Nga và Triều Tiên đều "đang trải qua những thách thức đáng kinh ngạc về cuộc chiến trừng phạt". Bà cũng nhấn mạnh hai quốc gia có một số quan điểm tương đồng về tình hình quốc tế.
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên nhắm vào người dân nói chung.
"Phương Tây một lần nữa nói dối... và buộc cộng đồng quốc tế phải tin vào điều đó, khi họ cho rằng các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên là cần thiết để đảm bảo an ninh", bà nói thêm.
Tháng 6 năm nay, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có chuyến thăm cấp nhà nước tới Triều Tiên lần đầu tiên kể từ năm 2000.
Sau các cuộc hội đàm, ông Putin và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã ký Hiệp ước Đối tác Chiến lược Toàn diện, trong đó có cam kết rằng Nga và Triều Tiên sẽ hỗ trợ lẫn nhau trong trường hợp bị nước ngoài tấ.n côn.g.
Tổng thống Nga cũng nhấn mạnh quyền của Bình Nhưỡng trong việc thực hiện "các bước đi hợp lý" để đảm bảo an ninh và chủ quyền của đất nước.
Ông tuyên bố Nga không loại trừ khả năng phát triển hợp tác quân sự với Triều Tiên vì các quốc gia phương Tây đang cung cấp vũ khí tiên tiến cho Ukraine với số lượng lớn.
Mỹ và Hàn Quốc đã cáo buộc Triều Tiên cung cấp tên lửa và pháo binh cho Nga, điều mà cả Bình Nhưỡng và Moskva đều phủ nhận.
Hải Vân/Báo Tin tức (Theo RT)
Mỹ nới lỏng các lệnh trừng phạt với ngành dầu khí của Venezuela Ngày 18/10, Chính phủ Mỹ thông báo đã nới lỏng phần lớn các lệnh trừng phạt nhằm vào lĩnh vực dầu khí của Venezuela, sau khi Chính phủ Venezuela đạt được thỏa thuận với phe đối lập về cuộc bầu cử năm 2024. Các giếng dầu ở hồ Maracaibo, phía tây Venezuela. Ảnh: AP Trong tuyên bố, Bộ Tài chính Mỹ nêu rõ...