Nga biến Ka-52K thành ’sát thủ’ đa năng
Nga đã tích hợp thành công radar mới và tên lửa diệt hạm X-31, X-35 trên trực thăng Ka-52K khiến chúng sở hữu sức mạnh “ngang ngửa” chiến đấu cơ.
Thông tin này được RIA Novosti dẫn nguồn tin từ Hải quân Nga cho biết, cụ thể, Tập đoàn công nghệ vô tuyến điện (KRET) sẽ chịu trách nhiệm hiện đại hóa các trực thăng hạm Ka-52K này.
Hạng mục quan trọng nhất KRET sẽ thực hiện là hiện đại hóa Ka-52K khi trang bị hệ thống radar mới cho phép trực thăng sử dụng các loại tên lửa diệt hạm loại X-31 và X-35, loại tên lửa mới chỉ được trang bị cho loại tiêm kích Su-30 và MiG-29K.
Đại diện của KRET công bố, việc trang bị hệ thống radar mới sẽ giúp trực thăng Ka-52K tăng phạm vi phát hiện các mục tiêu lên gấp 2 lần, trong phạm vi 200 km.
“KRET đã sản xuất cho trực thăng Ka-52K hệ thống thiết bị vô tuyến điện quan trọng, nhờ đó Ka-52K có thể thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chiến đấu trong mọi điều kiện thời tiết, kể cả ngày và đêm”, nguồn tin nhấn mạnh.
Trực thăng trên hạm Ka-52K thử nghiệm.
Ngoài ra, Ka-52K được trang bị hệ thống laser dẫn hướng vũ khí có điều khiển và hệ thống xử lý hình ảnh “Hunter”, sử dụng để dẫn hướng tên lửa; hệ thống radar Arbalet do KRET sản xuất cho phép Ka-52K giải quyết hiệu quả các nhiệm vụ ngay cả khi tiếp xúc với hệ thống gây nhiễu điện tử của đối phương.
Video đang HOT
Ka-52K là phiên bản cải tiến của dòng trực thăng tấn công Ka-50, được thiết kế để phát hiện và nhận dạng các mục tiêu khác nhau, trong đó có các mục tiêu động và tĩnh trên bộ, tiêu diệt xe tăng và các loại khí tài bọc thép khác, máy bay trực thăng và các máy bay bay thấp, bay chậm của đối phương.
Trực thăng Ka-52K được trang bị 3 khẩu pháo: 1 khẩu cỡ nòng 30 mm và 2 khẩu cỡ nòng 23 mm, bố trí trong container đặc biệt trên “đôi cánh” của máy bay. Cơ số đạn của mỗi khẩu pháo là 500 viên.
Ka-52K mang tên lửa siêu thanh chống tăng Vikhr với phương tiện dẫn hướng bằng laser. Ngoài ra, trên máy bay trực thăng còn có thể gắn được hệ thống tên lửa phòng không Igla để diệt mục tiêu trên không.
Không chỉ Nga sử dụng biến thể Ka-52K, hiện nay Văn phòng thiết kế trực thăng Kamov của Nga đã đưa ra đề xuất giúp Hải quân Ấn Độ khắc phục điểm yếu tác chiến bằng việc cung cấp các máy bay trực thăng tấn công tối tân Ka-52K.
“Phòng thiết kế trực thăng Kamov và công ty Russian Helicopters đã sẵn sàng hợp tác để cung cấp biến thể trực thăng hàng hải hiện đại Ka-52K để đáp ứng yêu cầu của Hải quân Ấn Độ”, Thiết kế trưởng Kamov, ông Sergei Mikheyev nói với hãng tin Itar-Tass hôm 6/8.
“Theo yêu cầu của Hải quân Ấn Độ, chúng tôi đã sẵn sàng liên kết với công ty Russian Helicopter để cung cấp một số lượng cần thiết các máy bay trực thăng hàng hải và đề xuất những phát triển mới nhất cho phía Ấn Độ, bao gồm cả trực thăng Ka-52K”, ông Mikheyev nói thêm.
Theo Đất Việt
Ka-52 Nga: Đối thủ đáng gờm của trực thăng AH-1Z Mỹ
Moskva đang có ý định triển khai loại máy bay cánh quạt đồng trục Kamov Ka-52 trên những chiếc tàu đổ bộ tấn công do Pháp chế tạo.
Không còn nghi ngờ gì nữa, loại trực thăng tấn công "tiêu chuẩn vàng" mới nhất của hải quân Mỹ là AH-1Z. Đây là loại trực thăng chiến đấu đa năng 2 động cơ do công ty sản xuất máy bay Bell (Bell Helicopter) chế tạo. Nó có hệ thống động cơ, truyền động và cánh quạt tương tự như UH-1 Iroquois và cũng được gọi là Huey Cobra hoặc Snake.
Trực thăng tấn công AH-1Z của Mỹ.
AH-1Z được sử dụng với phiên bản nâng cấp mới trong quân đội của nhiều quốc gia khác nhau. Phiên bản AH-1Z hiện vẫn đang phục vụ trong Thủy quân Lục chiến Mỹ như là máy bay trực thăng tấn công chính.
Nhưng giờ đây AH-1Z có một đối thủ đáng gờm là Ka-52, loại trực thăng tấn công hiện đại đầu tiên của Nga được triển khai trên các tàu chiến. Về vũ khí, Ka-52 được trang bị pháo 30 mm và 460 viên đạn, tên lửa chống tăng có định hướng PTUR với một kênh điều khiển tia laser LLKU, bom không điều khiển và các loại tên lửa không đối không, tên lửa đất đối không.
Biến thể mới nhất của nó là Ka-50 Chyornaya Akula nổi tiếng (hay còn gọi là Cá mập đen), loại trực thăng 2 chỗ ngồi so với loại cũ chỉ có 1 chỗ ngồi.
Ka-52 có thể làm bất cứ điều gì trong chiến đấu mà các máy bay khác khó có thể tưởng tượng ra. Ví dụ, nó có thể bay xung quanh một mục tiêu mà hệ thống vũ khí chỉ ngắm vào một điểm duy nhất. Khả năng nhào lộn của nó cũng rất tốt. Máy bay trực thăng này được thiết kế theo kiểu đồng trục (2 cánh quạt chính quay chồng lên nhau và không cần cánh quạt đuôi). Điều này giúp nó linh hoạt hơn, xử lý tình huống tốt hơn và an toàn hơn.
Cánh quạt đồng trục và càng hạ cánh khỏe của chiếc trực thăng này giúp nó đặc biệt thích hợp cho các hoạt động trên sàn tàu nổi, ngay cả trong trạng thái biển động. Ka-52 được ghi danh trong cuốn sách kỷ lục Guinness như là loại máy bay trực thăng tấn công tốt nhất thế giới.
Tuy nhiên, để phù hợp hơn với vai trò mới của mình, Ka-52 được trang bị cánh quạt gấp, sửa đổi hệ thống hỗ trợ cho phi hành đoàn, thiết bị dẫn đường mới, hệ thống đo hạ cánh trên sàn...
Trực thăng Ka-52 của Nga.
Trong tương lai, Ka-52 có thể nhận được một radar tiên tiến hơn với một kênh bước sóng mới. Điều này có thể giúp trực thăng phát hiện tàu nổi ở cự ly khoảng 170 km, xa gấp 10 lần so với một hệ thống radar cơ bản.
Bên cạnh đó, nhà máy chế tạo máy bay Kamov (Nga) có thể bổ sung thêm một tên lửa chống hạm mới giống như tên lửa Harpoon của Mỹ.
Bộ Quốc phòng Nga đã đặt mua 32 chiếc Ka-52, công ty Hàng không Arsenyev sẽ chế tạo những chiếc trực thăng trên. Các phương tiện truyền thông Nga năm 2012 cho biết, 2 tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral mà Pháp đang chế tạo cho Nga có thể mang được 30 chiếc trực thăng - một sự kết hợp của trực thăng tấn công Ka-52 và Ka-29 cho tàu tấn công đổ bộ.
Trong thực tế, 30 máy bay trực thăng là quá nhiều so với khả năng của các tàu tấn công đổ bộ. Một tàu lớp Mistral thông thường chỉ có thể mang được 16 chiếc trực thăng.
Bất chấp áp lực chính trị để hủy hợp đồng cung cấp tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral giữa Moskva và Paris do cuộc khủng hoảng ở Ukraine, 2 chiếc tàu lớp Mistral gồm Vladivostok và Sevastapol vẫn đang tiếp tục được đóng tại xưởng đóng tàu ở Saint-Nazaire, Pháp. Mosskva và Paris đã ký hợp đồng chế tạo các tàu trên vào tháng 6/2011.
Theo Tri Thức
Nga "dọa" phạt nặng Pháp nếu dừng cung cấp tàu đổ bộ Mistral Hãng tin Itar-tass hôm 28.4 cho hay, Nga dự định sẽ đưa ra hình phạt nặng đối với Pháp nếu nước này từ chối xây dựng các tàu đổ bộ chở trực thăng lớp Mistral cho Hải quân Nga. "Họ nợ các tàu đổ bộ của chúng tôi tới cuối năm. Tuy không phủ nhận chính thức là không cung cấp nhưng nếu...