Nga ‘bắt tay’ với Huawei khi bị Mỹ và phương Tây lạnh nhạt
Huawei đã có nhiều bước tiến quan trọng vào Nga. Công ty công nghệ Trung Quốc này đã nổi lên tại Nga trong nhiều lĩnh vực, từ công nghệ mạng thế hệ thứ 5 cho đến bán điện thoại thông minh.
Ảnh: Nikkei
Công ty Huawei Technologies đang xích lại gần Nga sau khi bị Mỹ và một số đưa vào danh sách đen, động thái này có nhiều ý nghĩa với cả hai bên, theo nhận định của các chuyên gia phân tích.
Phó giám đốc điều hành công ty công nghệ thông tin Rosplatforma, ông Vladimir Rubanov, nói: “Huawei là công ty công nghệ lớn nhất Trung Quốc. Trung Quốc là bạn với Nga, chính vì vậy sẽ rất logic nếu Huawei giữ một vai trò quan trọng trong mối quan hệ này”.
Trong năm qua, Huawei đã có nhiều bước tiến quan trọng vào Nga. Công ty công nghệ Trung Quốc này đã nổi lên tại Nga trong nhiều lĩnh vực, từ công nghệ mạng thế hệ thứ 5 cho đến bán điện thoại thông minh. Huawei hiện đang trong quá trình mở rộng hoạt động nghiên cứu tại Nga cũng như hình thành các mối quan hệ hợp tác với các trường đại học.
Video đang HOT
Nga đang bị nhiều nước phương Tây “lạnh nhạt”, quan hệ giữa Nga và Mỹ đang xấu đi. Trong bối cảnh này, công ty công nghệ Trung Quốc đang mang đến cho Nga những hoạt động đầu tư cần thiết, đồng thời giúp cho chuyên gia công nghệ của Nga có thêm được nhiều kỹ năng mới.
Trong chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến St.Petersburg vào tháng 6/2019, Huawei đã ký hợp đồng với công ty viễn thông MTS của Nga nhằm phát triển mạng 5G tại Nga. Hai công ty này cũng đã chính thức thử nghiệm phát 5G tại một khu vực ở Moscow vào tháng trước.
Ngày 8/10/2019, phó chủ tịch Huawei, ông Ken Hu, thông báo rằng công ty sẽ phát triển mạng 5G tại Nga bằng cách đầu tư khoảng 500 triệu ruble tương đương 7,8 triệu USD đào tạo 10 nghìn chuyên gia trong vòng 5 năm tới.
Huawei đã nổi lên như một công ty rất nổi danh trên thị trường điện thoại thông minh Trung Quốc. Theo nhóm nghiên cứu M. Video-Eldorado, Huawei và thương hiệu Honor đã vượt qua Samsung Electronics trong quý 3/2018 về doanh số bán điện thoại thông minh. Kết quả nghiên cứu vào tháng 8/2019 cho thấy Huawei và Honor hiện đang nắm khoảng 37% thị phần.
Thành công của Huawei trên thị trường điện thoại thông minh Nga có nguyên nhân từ hoạt động đầu tư mạnh vào thương hiệu Honor, theo phân tích của tổng biên tập báo Mobile Review, ông Eldar Murtazin. Ông chỉ ra thương hiệu Honor được người tiêu dùng Nga ưa chuộng bởi việc bán ra điện thoại thông minh chất lượng tốt nhưng dưới giá thị trường, điều mà các đối thủ của Huawei không thể làm được.
Theo BizLive
Nhà sáng lập Huawei chào mời công nghệ 5G cho phương Tây
Nhậm Chính Phi, nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành Huawei Technologies vừa nói rằng ông sẵn sàng chia sẻ công nghệ 5G của doanh nghiệp mình với các khách hàng tiềm năng phương Tây.
Ông Nhậm Chính Phi trong ảnh chụp tháng 6 năm nay
Trong cuộc phỏng vấn với tờ The Economist, nhà sáng lập tỉ phú cho biết Huawei sẵn sàng cung cấp cho người mua quyền truy cập vĩnh viễn vào các bằng sáng chế, giấy phép, mã, bản thiết kế kỹ thuật và bí quyết sản xuất 5G của doanh nghiệp với khoản phí trả một lần. Những gì ông Nhậm chia sẻ với báo chí được chính Huawei xác nhận hôm nay 12.9.
Bên thâu tóm công nghệ 5G sẽ được phép sửa đổi mã nguồn, đồng nghĩa với việc về mặt lý thuyết, cả Huawei lẫn chính phủ Trung Quốc cũng không thể kiểm soát bất cứ cơ sở hạ tầng viễn thông nào được xây dựng bằng thiết bị do công ty mới sản xuất. Huawei ngược lại cũng có thể tự do phát triển công nghệ của mình theo bất cứ hướng nào mà hãng muốn.
Bình luận của ông Nhậm đến giữa lúc Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa nguôi chiến tranh thương mại và căng thẳng công nghệ. Huawei vẫn còn tên trong danh sách đen của Washington, ngăn cản hãng này mua linh kiện, công nghệ Mỹ vì lý do an ninh quốc gia. Hoạt động tung 5G trên thế giới ít nhiều bị ảnh hưởng bởi việc này vì Huawei là nhà cung ứng thiết bị viễn thông hàng đầu.
Trong cuộc phỏng vấn với The Economist, ông Nhậm tuyên bố mục tiêu là tạo ra một đối thủ có thể cạnh tranh trong 5G với Huawei, hãng vẫn sẽ tiếp tục giữ hợp đồng mình đã có và bán bộ sản phẩm 5G riêng. Với ông, đối thủ sẽ giúp san bằng sân chơi ở thời điểm mà nhiều người phương Tây e ngại trước viễn cảnh một doanh nghiệp Trung Quốc cung ứng thiết bị cho hầu hết mạng lưới di động toàn cầu.
"Việc phân phối lợi ích một cách cân bằng có lợi cho sự tồn tại của Huawei", ông Nhậm nói. Bất chấp Washington gần đây nới thêm thời gian, cho phép Huawei tiếp tục mua linh kiện, công nghệ Mỹ, công ty vẫn có thể phải trì hoãn việc tung các mẫu smartphone 5G Mate 30 sắp tới vì thiếu quyền truy cập vào các dịch vụ của Google. Google, Microsoft và nhiều hãng Mỹ khác bị buộc phải tuân thủ lệnh cấm Huawei từ Washington.
Ông Nhậm chia sẻ rằng Google đã và đang vận động để chính quyền Mỹ cho phép doanh nghiệp tiếp tục cung ứng cho Huawei. Bộ Thương mại Mỹ nhận hơn 130 đơn đăng ký xin giấy phép làm ăn với Huawei từ nhiều doanh nghiệp, song đến nay chưa cấp bất cứ giấy phép nào.
Bất chấp nhiều thách thức, doanh nghiệp có trụ sở ở Thâm Quyến (Trung Quốc) vẫn ghi nhận thị phần trong thị trường thiết bị viễn thông toàn cầu tăng lên 28,1% nửa đầu năm nay, dẫn đầu mảng thiết bị 5G với 50 thương vụ đã được công bố. Tuy nhiên trong tương lai, lệnh cấm từ Mỹ chắc chắn ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động kinh doanh ở nước ngoài của Huawei.
Theo Thanh Niên
Phương Tây đã sai khi cấm cửa Huawei? Trang The Conversation đã đăng tải bài phân tích của Giáo sư Quản lý và Đổi mới Howard Yu, thuộc Viện Phát triển Quản lý Quốc tế (IMD). Theo Giáo sư Yu, cấm cửa Huawei không phải là cách để phương Tây kìm hãm sự phát triển của ngành công nghệ cao Trung Quốc. Cấm cửa Huawei sẽ làm giảm khả năng giám...