Nga bắt hơn 140 người biểu tình
Cảnh sát Nga bắt 142 người, trong đó có một ủy viên hội đồng thủ đô Moskva, tham gia biểu tình phản đối sửa đổi hiến pháp hôm qua.
Tổ chức độc lập OVD-Info cho hay những người này bị lực lượng an ninh bắt khi tham gia biểu tình ở Moskva, Nga tối 15/7. Phóng viên AFP tại hiện trường cho biết một số nhà báo cũng bị đưa vào xe cảnh sát và tạm giữ trong thời gian ngắn.
Yulia Galyamina, ủy viên hội đồng thành phố Moskva, người dẫn đầu các chiến dịch phản đối sửa đổi hiến pháp, cùng với con gái bà này, nằm trong số những người bị bắt.
Cảnh sát Nga bắt một người đàn ông biểu tình phản đối sửa đổi hiến pháp tại Moskva, ngày 15/7. Ảnh: Reuters.
Đầu ngày 15/7, bà Galyamina cùng các cộng sự tập trung tại quảng trường Pushkin ở thủ đô Moskva, bất chấp trời mưa, để thu thập chữ ký của hàng trăm người phản đối sửa đổi hiến pháp. Galyamina sau đó thông báo trên Twitter rằng bà và nhóm biểu tình đã thu thập được khoảng 5.000 chữ ký.
Video đang HOT
“Chúng tôi đang tiến hành một vụ kiện tập thể”, người biểu tình Andrei Pivovarov nói, trong lúc thu thập chữ ký gần tượng đài thi hào Nga Alexander Pushkin. “Chúng tôi đang thu thập chữ ký từ khắp đất nước”, ông nói.
Nga hồi đầu tháng tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về sửa đổi hiến pháp, với tỷ lệ 78% người dân tán thành. Hiến pháp sửa đổi vẫn quy định tổng thống chỉ được làm hai nhiệm kỳ, nhưng xóa các nhiệm kỳ trước đây, cho phép Tổng thống Vladimir Putin, 67 tuổi, trên lý thuyết có thể tiếp tục nắm quyền thêm 12 năm sau khi mãn nhiệm vào năm 2024.
Hiến pháp mới cấm những người có quốc tịch nước ngoài và cư trú tại Nga dưới 25 năm tranh cử tổng thống. Công dân tại bán đảo Crimea, được Nga sáp nhập năm 2014, được miễn yêu cầu về thời gian cư trú khi ứng cử tổng thống. Ngoài ra, những người có quốc tịch hoặc giấy phép cư trú ở nước ngoài cũng không được đảm nhận các vị trí cao trong chính phủ Nga.
Một số sửa đổi khác về các vấn đề xã hội bao gồm bảo lãnh của nhà nước về lương cơ bản trên cơ sở mức sinh hoạt phí hay định nghĩa hôn nhân là sự kết hợp của một nam và một nữ. Một sửa đổi quy định hiến pháp Nga sẽ được ưu tiên trong trường hợp các hiệp ước quốc tế có thể được giải thích theo cách đi ngược lại đạo luật này.
Những người chỉ trích cho rằng cuộc trưng cầu dân ý về hiến pháp sửa đổi dọn đường cho Putin giữ chức tổng thống Nga trọn đời. Chính trị gia đối lập Alexei Navalny cho rằng cuộc trưng cầu dân ý không phản ánh ý kiến thật sự của công chúng.
Tổng thống Putin cảm ơn dân Nga ủng hộ sửa đổi Hiến pháp
Với Hiến pháp sửa đổi, Tổng thống Putin có cơ hội tìm kiếm thêm 2 nhiệm kỳ nữa cho tới năm 2036 khi ông 83 tuổi.
Ủy ban Bầu cử Trung ương Nga (CEC) hôm 2/7 cho biết, sau khi 100% số phiếu được kiểm, kết quả cho thấy đa số cử tri Nga bày tỏ ủng hộ các sửa đổi Hiến pháp trong cuộc bỏ phiếu diễn ra từ ngày 25/6-1/7 trên toàn nước Nga.
Theo luật pháp Nga, khi có trên 50% tổng số cử tri bỏ phiếu tán thành những sửa đổi, các thay đổi mới trong Hiến pháp Nga sẽ có hiệu lực kể từ ngày công bố kết quả bầu cử chính thức.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: RT)
Điểm sửa đổi đáng lưu ý trong Hiến pháp Nga lần này là nội dung một Tổng thống không được nắm quyền quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp. Tuy nhiên, có một điều khoản bổ sung là sau khi bản Hiến pháp này có hiệu lực, sẽ không tính số nhiệm kỳ đối với những người đã và đang là Tổng thống Nga.
Như vậy với Hiến pháp sửa đổi, Tổng thống Putin sẽ có cơ hội cầm quyền đến 2036 sau khi nhiệm kỳ của ông kết thúc vào năm 2024.
Phát biểu sau khi kết quả bỏ phiếu về việc sửa đổi Hiến pháp được công bố, Tổng thống Putin gửi lời cảm ơn tới những người đã ủng hộ và tin tưởng chính phủ của ông. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo nước Nga hiện đại vẫn đang trong quá trình hình thành.
"Chúng ta cần sự ổn định nội bộ và thời gian để củng cố đất nước và các thể chế", ông cho hay.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Nga không đề cập tới vấn đề rất nhiều người quan tâm là liệu ông có ý định tái tranh cử sau khi kết thúc nhiệm kỳ vào 4 năm tới hay không.
Trong các tuyên bố đưa ra trước đây, Tổng thống Putin khẳng định đề xuất sửa đổi hiến pháp của ông không phải để duy trì quyền lực mà nhằm cải thiện hệ thống chính trị của Nga.
"Trong thời gian làm Tổng thống và Thủ tướng, tôi thấy rõ rằng một số thứ không hoạt động như bình thường. Đây là lý do tại sao tôi đề xuất điều này (cải cách hiến pháp), chứ không phải để mở rộng quyền lực của mình", Tổng thống Nga khẳng định.
Người Nga mở đường để ông Putin tiếp tục làm Tổng thống đến năm 84 tuổi Sau khi kiểm xong 95% số lượng phiếu bầu, ủy ban bầu cử Nga tuyên bố có 78% cử tri Nga ủng hộ sửa đổi hiến pháp và 21,1% phản đối. Tổng thống Nga Vladimir Putin. Theo RT, hàng triệu người Nga đã đi bỏ phiếu hôm 1.7, ngày cuối cùng bỏ phiếu kể từ 25.6 để quyết định xem có sửa đổi...