Nga bắt giữ 8 người liên quan vụ đánh bom trên cầu Crimea
Ngày 12/10, Cơ quan An ninh Liên bang Nga ( FSB) cho biết họ đã tạm giữ 5 người Nga, 3 người Ukraine và Armenia sau vụ nổ làm hư hỏng cầu Crimea tuần trước.
Đám cháy bốc lên sau vụ nổ trên cầu Crimea. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hãng tin Reuters, FSB cho biết vụ nổ do tình báo quân đội Ukraine và giám đốc cơ quan này là Kyrylo Budanov tổ chức. FSB cho nói thiết bị nổ đã được chuyển từ Ukraine đến Nga qua Bulgaria, Georgia và Armenia.
FSB cũng nói rằng họ đã ngăn chặn các cuộc tấn công của Ukraine nhằm vào Moskva và thành phố Bryansk ở miền Tây nước Nga.
Ukraine chưa chính thức xác nhận liên quan đến vụ nổ cầu Crimea. Tuy nhiên, báo chí Ukraine cho biết vụ nổ do phía Ukraine thực hiện.
Vụ nổ trên cây cầu Crimea đã phá hủy một phần của cầu đường bộ, tạm thời làm ngưng trệ giao thông đường bộ. Vụ nổ cũng phá hủy một số thùng đựng nhiên liệu trên một chuyến tàu đang hướng tới bán đảo Crimea.
Video đám cháy sau vụ nổ trên cầu Crimea (nguồn: Twitter).
Cầu Crimea do đích thân Tổng thống Nga Vladimir Putin khai trương vào năm 2018. Cây cầu này trở nên quan trọng về mặt hậu cần đối với chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine, trong đó các nguồn cung cấp cho quân đội Nga đang chiến đấu ở miền nam Ukraine được chuyển qua đây.
Các lực lượng Nga đã tiến hành các cuộc tấn công tên lửa hàng loạt nhằm vào các thành phố của Ukraine, trong đó nhằm vào các nguồn cung cấp năng lượng. Tại cuộc họp của Hội đồng An ninh Nga ngày 10/10, ông Putin nói rằng các cuộc không kích là một đòn trả đũa cho vụ nổ cầu Crimea mà theo ông là do các cơ quan mật vụ của Ukraine tổ chức.
Giá trị số tên lửa Nga dùng trong 2 ngày tập kích Ukraine
Các cuộc tập kích tên lửa liên tiếp của Nga khiến nhiều khu vực ở Ukraine rơi vào hỗn loạn, lưới điện ở hàng trăm thị trấn bị phá hủy.
Để thực hiện các cuộc tập kích này, Nga được cho là dùng đến loại lên lửa có giá trị cao.
Khói đen bốc lên từ Kiev sau vụ tập kích tên lửa của Nga (ảnh: Reuters)
Hôm 10/10, Ukraine thông báo Nga phóng 83 tên lửa hành trình vào nhiều tỉnh thành nước này, 43 tên lửa trong số đó bị bắn hạ. Cùng ngày, Moscow tuyên bố quân đội Nga bắn 70 tên lửa và tất cả đều trúng đích.
Một ngày sau đó, Nga phóng khoảng 30 tên lửa vào Ukraine. Lực lượng Kiev tuyên bố đánh chặn một nửa trong số này.
Theo Reuters, mỗi tên lửa hành trình Kalibr (do Nga sản xuất và sử dụng nhiều nhất ở Ukraine) có giá hơn 6,5 triệu USD. Điều này đồng nghĩa với việc hôm 10/10 và 11/10, Nga có thể đã tiêu tốn lần lượt khoảng 500 triệu USD và hơn 190 triệu USD cho các vụ tập kích tên lửa.
Không rõ quân đội Nga sẽ duy trì các cuộc tấn công như vậy trong bao lâu, nhưng kho tên lửa của Moscow có thể đã bị hao hụt lớn do xung đột ở Ukraine, theo Reuters.
"Nga có thể không đủ tên lửa để thực hiện các cuộc tấn công kiểu này thường xuyên. Các vụ tập kích tên lửa hôm 10/10 và 11/10 là cách Nga thể hiện sự giận dữ", Lawrence Freedman - giáo sư nghiên cứu xung đột tại Đại học King's College (Anh) - nhận xét.
"Trong khi Nga sử dụng nhiều tên lửa, hệ thống hậu cần của họ đang gặp khó khăn", Ben Hodges - cựu chỉ huy lực lượng lục quân Mỹ ở châu Âu - nhận xét, lưu ý rằng việc Nga tập kích tên lửa là không đủ để ngăn đà phản công của Ukraine.
Nga mô tả các vụ tập kích tên lửa là phản ứng đối với "hành động khủng bố của Ukraine". Hôm 8/10, cầu Crimea nối lục địa Nga với bán đảo Crimea đã bị hư hại khá nghiêm trọng sau một vụ nổ. Moscow cáo buộc Kiev đứng sau vụ việc này.
Tên lửa hành trình Kalibr của Nga phóng từ tàu chiến (ảnh: AP)
Lính cứu hỏa dập lửa ở một nhà máy Ukraine bị tên lửa bắn trúng (ảnh: Reuters)
Theo Reuters, sau 2 vụ tập kích tên lửa quy mô lớn gần đây của Nga, các tòa nhà hành chính nơi giới lãnh đạo Kiev làm việc hầu như không bị ảnh hưởng. Những khu vực này cũng được lực lượng phòng không Ukraine bảo vệ nghiêm ngặt hơn. Ngược lại, Ukraine cũng bị phơi bày điểm yếu khi phòng không nước này dường như bất lực trước tên lửa Nga.
Hôm 11/10, Bộ trưởng Năng lượng Ukraine Herman Halushchenko thông báo, khoảng 30% cơ sở hạ tầng năng lượng Ukraine bị hư hại do tên lửa Nga tấn công.
"Đây là lần đầu tiên quân đội Nga tấn công nhiều vào cơ sở năng lượng như vậy", ông Halushchenko nói.
Ông Halushchenko cho biết, Ukraine đã ngừng xuất khẩu điện sang EU và đang cân nhắc nhập khẩu điện từ nước khác trong khi chờ khôi phục mạng lưới điện.
"Chúng tôi gửi thông điệp này tới tất cả các đối tác: Chúng tôi cần bảo vệ bầu trời", ông Halushchenko nói.
Hôm 11/10, Ukraine đã nhận được một trong số 4 hệ thống phòng không IRIS-T từ Đức, Der Spiegel (báo Đức) dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng nước này.
Nga nêu chi tiết âm mưu và nghi phạm chính trong vụ tấn công cầu Crimea Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) đã tiết lộ chi tiết về âm mưu tấn công cầu Crimea và nghi phạm đứng sau vụ việc. Khói bốc lên từ đám cháy trên cầu Crimean ngày 8/10. Ảnh: Sputnik Theo đài RT (Nga), FSB đã cáo buộc Tổng cục Tình báo (GUR) thuộc Bộ Quốc phòng Ukraine đứng sau vụ nổ làm...