Nga bàn giao động cơ tên lửa cho Mỹ theo hợp đồng 1 tỷ USD
Nga vừa chuyển giao hai động cơ tên lửa RD-181 cho Mỹ, trong hợp đồng 60 động cơ trị giá một tỷ USD.
Các động cơ Nga sản xuất theo đơn của Mỹ chuẩn bị được chuyển ra sân bay Sheremetyevo. Ảnh: RIANovosti
“Vào ngày 16/7, hai động cơ đã được chuyển giao cho Mỹ”, RIA Novostidẫn thông cáo báo chí phát hôm qua của nhà sản xuất tên lửa Energiya cho biết.
Video đang HOT
Energia không đề cập đến thời điểm bàn giao đợt động cơ RD-181 tiếp theo cho các đối tác Mỹ. Theo hợp đồng trị giá một tỷ USD với Orbital Sciences Corporation được ký hồi tháng một, nhà sản xuất Nga sẽ bàn giao tổng cộng 60 đồng cơ RD-181 cho các tên lửa Antares.
Orbital hy vọng những động cơ mới sản xuất RD-181 sẽ sẵn sàng đi vào sử dụng cho vụ phóng tiếp theo của Antares vào đầu năm 2016.
Theo hợp đồng, đội của Nga cũng sẽ bay huấn luyện với các đồng sự Mỹ. Nga cũng tham gia lắp đặt động cơ vào tên lửa và thử động cơ. RD-181 được chế tạo dành cho Antares, cho phép chở thêm nhiều hàng hoá lên Trạm Vũ trụ Quốc tế.
Trọng Giáp
Theo VNE
Mỹ sẽ không phụ thuộc Nga dù SpaceX thất bại?
Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ John McCain cho biết, dù tên lửa SpaceX đã gặp phải thất bại nặng nề khi vừa phóng khỏi bệ phóng vài phút hôm 28-6, nhưng điều này cũng không khiến quan chức Mỹ phải quay trở lại phụ thuộc vào các thiết bị quân sự trong không gian từ Nga.
Phát biểu một ngày sau khi tên lửa Space X phát nổ, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ John McCain cho biết: "Tôi tin rằng trở ngại nhỏ này sẽ không cản trở sự thành công trong tương lai của SpaceX và khả năng hỗ trợ sứ mệnh an ninh không gian của đất nước. Tai nạn không mong muốn này sẽ không buộc Mỹ phải phụ thuộc vào động cơ tên lửa RD-180 của Nga".
Dù nguyên nhân của vụ nổ của tên lửa SpaceX vào hôm 28-6 ở Florida chưa được xác định, nhưng các chuyên gia cho biết, tai nạn đã phá hủy một tàu chở hàng liên kết với Trạm vũ trụ Quốc tế mới nhất, khiến việc vận chuyển nguyên liệu lên không gian gặp rủi ro nhiều hơn.
Hình ảnh tên lửa SpaceX bốc cháy dữ dội hôm 28-6, sau khi rời bệ phóng vài phút
Tuyên bố của ông McCain đưa ra cùng ngày khi Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin cho biết, Mỹ cần xem xét lại lệnh trừng phạt của mình. "Trong không gian không có chỗ cho các cấm vận chính trị", ông Ragozin viết trên Twitter.
Mỹ đã đặt ra những ràng buộc khó khăn liên quan đến việc tiếp nhận các động cơ tên lửa do Nga chế tạo, vì những ảnh hưởng của Moscow ở miền đông Ukraine. Tuy nhiên trong thực tế, các công ty tư nhân về quốc phòng của Mỹ đã nhiều lần vận động nới lỏng lệnh trừng phạt, cho phép họ được mua động cơ tên lửa đẩy của Nga. Đặc biệt, Bộ Quốc phòng Mỹ cũng yêu cầu được hưởng đặc quyền này vì không tìm được động cơ thay thế.
Trước đó, trong tháng 5-2014, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và Giám đốc tình báo của Mỹ James Clapper đã đệ trình kiến nghị lên Thượng viện Mỹ, cho phép quân đội nước này mua động cơ tên lửa đã đặt mua của Nga. Cả ông Carter và ông Clapper đều yêu cầu Thượng viện tháo dỡ hạn chế về cung cấp động cơ tên lửa RD-180 của công ty "Energomash" (Nga) vì Mỹ gặp "những thách thức lớn" trong lĩnh vực phóng thiết bị không gian, vì mục đích quốc phòng và tình báo.
Theo_An ninh thủ đô
Mỹ, Nhật thử thành công tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIA Tokyo và Washington đã thử thành công tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIA thế hệ mới trị giá khoảng 2 tỷ USD do hai đồng minh phối hợp chế tạo. Mỹ, Nhật thử thành công tên lửa đánh chặn thế hệ mới. (Ảnh: JP) Japan Times dẫn lời phát ngôn viên cơ quan phòng thủ trên lửa Mỹ Rick Lehner cho biết...