Nga bác tin ông Putin sang Thụy Sĩ đón con mới chào…
Phát ngôn viên của Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 13-3 đã lên tiếng bác bỏ những tin đồn rằng ông Putin vắng mặt bất thường những ngày qua vì phải sang Thụy Sĩ đón đứa con vừa chào đời.
Những ngày qua, các phương tiện truyền thông châu Âu đã rộ lên nhiều tin đồn “gây sốc” liên quan đến việc ông Putin vắng mặt bất thường trong vài ngày qua, trong đó có tin đồn ông vắng mặt vì bí mật sang Thụy Sĩ đón đứa con mới chào đời do cựu nữ vận động viên Olympic Alina Kabaeva sinh hạ cho ông. Tuy nhiên, phát ngôn viên báo chí Dmitry Peskov ngày 13-3 đã lên tiếng bác bỏ tin đồn này.
Phát ngôn viên Dmitry Peskov bác tin đồn về Tổng thống Putin. Ảnh: TASS
“Thông tin Tổng thống Vladimir Putin vừa có con là sai sự thật”- ông Peskov khẳng định khi phát biểu với tờ Forbes của Nga về tin đồn “sốc” liên quan đến nhà lãnh đạo Nga đăng trên một số phương tiện truyền thông châu Âu nhưng nguồn tin mơ hồ. Thậm chí, ông Peskov còn châm biếm: “Tôi dự định sẽ yêu cầu những người có tiền tổ chức một cuộc thi xem tờ báo nào đưa tin vịt giỏi nhất”.
Ông Putin đã có 2 con gái là Maria và Katerina, lần lượt chào đời vào các năm 1985 và 1986, nhưng người ta biết rất ít thông tin về các cô này.
Đây không phải lần đầu tiên ông “dính” tin đồn tình ái với cựu vận động viên Olympic môn thể dục dụng cụ Alina Kabaeva. Tin đồn rộ lên khi một tờ báo của Thụy Sĩ đưa tin ông Putin đã đến Lugano để chuẩn bị cho sự chào đời của đứa bé nhưng lại dựa vào những bằng chứng mơ hồ như thấy xuất hiện nhiều xe biển số Nga ở bên ngoài một bệnh viện vùng này hay ông Putin có bạn là bác sĩ làm ở đây. Tờ báo này cho rằng đây mới là lý do ông Putin vắng mặt trước công chúng và truyền thông chứ không phải bị ốm.
Ảnh chụp ông Putin và Alina Kabaeva trước đây đang xuất hiện khắp các trang Twitter Nga xung quanh những lời đồn
Video đang HOT
Mạng xã hội Twitter ở Nga những ngày qua đã liên tục bàn tán về những tin đồn liên quan đến lý do ông Putin vắng mặt từ ngày 5-3 sau khi ông hủy bỏ một số cuộc họp trong tuần này và hủy cả chuyến thăm thủ đô Kazakhstan mà không công bố lý do, đa phần suy đoán đều nghiêng về sức khỏe nhà lãnh đạo 62 tuổi có vấn đề. Nhưng ông Peskov cũng đã bác bỏ điều này, đồng thời khẳng định ông Putin vẫn khỏe mạnh và đang bận lo các vấn đề liên quan đến khủng hoảng kinh tế Nga. Theo ông Peskov, ông Putin vẫn liên tục tham dự các cuộc họp nhưng không phải cuộc họp nào cũng được công khai với báo chí.
Truyền hình Nga hôm 13-3 đã phát sóng cảnh quay về Tổng thống Putin và cho rằng ông đang làm việc tại nhà riêng ở ngoại ô Moscow. Người phát ngôn tổng thống Dmitry Peskov khẳng định: “Tổng thống Putin hoàn toàn khỏe mạnh”. Điện Kremlin cùng ngày còn thông báo Tổng thống Putin sẽ gặp người đồng cấp Kyrgyzstan Almazbek Atambayev tại thành phố Saint Petersburg của Nga vào ngày 16-3.
N. Thương (theo TASS, The Journal.ie)
Theo_Người lao động
Mỹ nổi giận chuyện Anh tham gia ngân hàng Trung Quốc
Các nỗ lực của Mỹ nhằm đối trọng với sự ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc tại châu Á đã vấp phải một trở ngại sau khi Anh quyết định gia nhập một ngân hàng mới được Bắc Kinh hậu thuẫn, có thể cạnh tranh với Ngân hàng thế giới.
Quyết định của Anh nhằm gia nhập AIIB khiến Mỹ không hài lòng (Ảnh:Bloomberg)
Bộ trưởng tài chính George Osborne ngày 12/3 cho hay Anh đã đề nghị tham gia Ngân hàng đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB). Nếu được chấp thuận, Anh sẽ trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên trở thành thành viên của ngân hàng này.
"Tham gia AIIB ngay từ đầu sẽ tạo cơ hội chưa từng có cho Anh và châu Á để đầu tư và cùng nhau phát triển", hãng tin AFP dẫn lời ông Osborne.
AIIB, với tổng số vốn 50 tỷ USD, đã được Bắc Kinh ca ngợi là một cách thức nhằm cung cấp tài chính cho các dự án cơ sở hạ tầng khắp châu Á, và được xem là đối thủ tiềm tàng của các thể chế có trụ sở tại Mỹ như Ngân hàng thế giới.
AIIB là một nhân tố quan trọng trong cuộc tranh giành quyền lực giữa Mỹ và Trung Quốc tại Thái Bình Dương. Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước khác đã từ chối tham gia. Nhưng trong một động thái nhằm tăng cường quan hệ với Trung Quốc, London đã bất ngờ tuyên bố muốn tham gia ngân hàng này.
Trung Quốc hoan nghênh, Mỹ lo ngại
Bắc Kinh hôm nay đã hoan nghênh tuyên bố của Anh về việc gia nhập AIIB.
"Chúng tôi hoan nghênh quyết định của phía Anh", người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi phát biểu trước báo giới ngày 13/3.
Theo ông Hồng, "nếu mọi việc tiến triển tốt", Anh sẽ trở thành một thành viên thịnh vượng của ngân hàng vào cuối tháng này".
"Ngân hàng sẽ học hỏi các kinh nghiệm tốt từ các ngân hàng hiện nay nhưng đồng thời cũng có cách thức nhằm giảm chi phí và tăng hiệu quả hoạt động", ông Hồng Lỗi nói.
Tuy nhiên, Nhà Trắng đã bày tỏ sự hài lòng đối với quyết của Anh. TờFinancial Times đã dẫn lời một quan chức giấu tên của Mỹ nói rằng London đưa ra tuyết định mà "không hề tham vấn gì với Washington".
Còn hãng tin AFP dẫn lời phát ngôn viên Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ Patrick Ventrell: "Chúng tôi tin rằng bất kỳ thể chế đa phương mới nào cũng phải tương đồng với các quy chuẩn cao của Ngân hàng Thế giới và các ngân hàng phát triển khu vực".
"Dựa trên nhiều cuộc thảo luận, chúng tôi có những lo ngại về việc liệu AIIB có đáp ứng các tiêu chuẩn này hay không, đặc biệt liên quan tới quản trị và các biện pháp bảo vệ môi trường và xã hội", ông Ventrell nói.
Thủ tướng Anh David Cameron đã mạnh mẽ tìm kiếm các thỏa thuận mới với Trung Quốc, gây ra sự chỉ trích rằng các mục tiêu kinh tế đã buộc London dịu bớt những chỉ trích đối với Bắc Kinh về các vấn đề chính trị và nhân quyền.
Đáp lại tuyên bố mới nhất của Anh, Chủ tịch Ngân hàng thế giới Jim Yong Kim nói ông ủng hộ các mục tiêu của AIIB.
"Từ góc độ sự cần thiết của việc chi tiêu nhiều hơn cho cơ sở hạ tầng, chúng tôi hoan nghênh việc thành lập AIIB", ông Jim Yong Kim nói.
Hồi tháng 10 năm ngoái, Trung Quốc và 20 quốc gia khác, trong đó có Ấn Độ, Singapore, Malaysia, Campuchia, Philippines, Việt Nam, đã ký biên bản ghi nhớ về việc thành lập AIIB, đặt trụ sở tại Bắc Kinh.
Nhưng Thủ tướng Úc Tony Abbott đã tỏ ra không mấy ủng hộ AIIB và nói rằng các hành động của ngân hàng cần phải minh bạch.
Tổng thống Mỹ Barack Obama, người gặp ông Abbott bên lề một hội nghị thượng đỉnh ở Bắc Kinh hồi năm ngoái, nhất trí rằng ngân hàng phải minh bạch, có trách nhiệm và thực sự đa phương.
"Đây cũng là những quy định mà Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) hay bất kỳ thể chế quốc tế nào khác cũng cần phải tuân thủ", ông Obama nhấn mạnh.
An Bình
Theo Dantri
Hy Lạp đang ngả theo Nga? Quan hệ giữa Chính phủ Hy Lạp và Nga ngày càng gắn bó, giữa lúc giới chức Athens vẫn bất hòa với các chủ nợ quốc tế về những cải cách cần thực hiện để tránh phá sản. Theo BBC, dù Hy Lạp có thể đang để mắt đến Moscow như một lá bài mặc cả, song một số người lo ngại nước...