Nga bác bỏ phán quyết của Tòa án Công lý Quốc tế
Điện Kremlin ngày 17/3 bác bỏ phán quyết của Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) yêu cầu Nga dừng chiến dịch quân sự tại Ukraine.
“Chúng tôi không thể xem xét phán quyết này”, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết.
Theo ông Peskov, cả hai bên – Nga và Ukraine – phải cùng đồng ý thì phán quyết mới có thể được thực thi. Còn trong trường hợp này không có sự đồng ý.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov. Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Trước đó, ngày 16/3, Tòa án Công lý Quốc tế ra phán quyết với 13 phiếu thuận, trên tổng số 15 thẩm phán, yêu cầu Nga ngay lập tức dừng các hoạt động quân sự trên lãnh thổ Ukraine.
Tòa án cũng yêu cầu Nga bảo đảm những lực lượng khác dưới sự kiểm soát hoặc hỗ trợ của Moscow cũng không được tiếp tục các hoạt động quân sự.
Phán quyết đưa ra ngày 16/3 mới chỉ bao gồm các biện pháp tạm thời. Tòa ICJ sẽ tiếp tục xem xét vụ kiện do Ukraine đề xuất, trong đó Kiev yêu cầu ICJ bác bỏ tuyên bố của Moscow về cáo buộc diệt chủng ở miền Đông Ukraine./.
Điện Kremlin: Nga đang đối mặt với 'cuộc chiến tranh thông tin' chưa từng có
Theo hãng tin TASS của Nga, ngày 5/3, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nêu rõ nước Nga đang đối mặt với một "cuộc chiến tranh thông tin" và luật áp dụng các án phạt tù lên đến 15 năm vì đăng tải tin tức sai lệch về quân đội Nga là điều cần thiết.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu với báo giới, ông Peskov nêu rõ: "Đạo luật là cần thiết và khẩn cấp vì một cuộc chiến tranh thông tin chưa từng có - thậm chí không phải chiến dịch - đang chống lại đất nước chúng ta". Ông nhấn mạnh tính chất nghiêm trọng của cuộc chiến tranh trên mặt trận truyền thông này đòi hỏi Nga phải có một đạo luật đủ mạnh.
Đánh giá về các biện pháp trừng phạt của nhiều nước phương Tây nhằm vào Nga, quan chức Điện Kremlin tố cáo phương đang thực hiện các "hành vi kinh tế tồi tệ" chống lại Nga và Moskva sẽ đáp trả. Ông không nói rõ các biện pháp đáp trả nhưng khẳng định các biện pháp này sẽ phù hợp với lợi ích của Nga.
Ông Peskov nêu rõ nước Nga không hề bị cô lập và "thế giới quá rộng lớn đối với châu Âu và châu Mỹ để cô lập một quốc gia, đặc biệt là một quốc gia lớn như Nga." Ông nhắc lại rằng có nhiều quốc gia khác trên thế giới "cân bằng hơn nhiều" trong chính sách của họ và "đôi khi có thái độ phù hợp hơn đối với động lực phát triển của quan hệ quốc tế".
Ông Peskov cũng bày tỏ hy vọng rằng các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hiện "từ chối hiểu quá nhiều điều hiển nhiên" sẽ nhận ra cách tiếp cận của Nga đối với các vấn đề liên quan.
Người phát ngôn Điện Kremlin Peskov cho biết một lệnh cấm vận đối với ngành dầu mỏ của Nga sẽ gây ra những hậu quả tồi tệ và có thể làm mất cân bằng nghiêm trọng thị trường năng lượng toàn cầu.
Các tuyên bố trên của Điện Kremlin được đưa ra sau khi ngày 4/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký ban hành luật áp dụng các án phạt tù lên đến 15 năm vì đăng tải tin tức sai lệch về quân đội Nga, trong bối cảnh Moskva đẩy mạnh chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Bộ Quốc phòng Nga đã khuyến cáo các phương tiện truyền thông đại chúng nên cảnh giác với việc lan truyền tin giả, thông tin sai lệch về hoạt động của quân đội nước này.
Nga để ngỏ khả năng đối thoại về lo ngại an ninh khi Ukraine sẵn sàng Trong một phát biểu ngày 24/2, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Nga không loại trừ khả năng đối thoại với Ukraine nếu như Kiev sẵn sàng. Người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov. Ảnh: AFP/TTXVN Hãng tin Sputnik dẫn câu trả lời của ông Peskov trước báo giới về khả năng diễn ra các cuộc tiếp xúc giữa...