NFT hình tỷ phú Phạm Nhật Vượng giá bao nhiêu?
Hiện chỉ có 3 NFT hình tỷ phú Phạm Nhật Vượng được rao bán trên trang Opensea.
Hiện nay, trên trang Opensea, một nơi giao dịch vật phẩm kỹ thuật số (NFT), 3 NFT hình tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang được rao bán. Bức tranh NFT đầu tiên của tác giả Telecom_AI hiện được bán với giá 0,32 Ethereum, tương đương với 1.113,47 USD (tức khoảng 25 triệu VND) tính đến ngày 2/4/2022. Đây là bức NFT duy nhất về tỷ phú Phạm Nhật Vượng của tác giả này.
Ảnh chụp màn hình
Bức tranh NFT thứ hai thuộc về tác giả hatranthanh. Đây là bức tranh vẽ lại tỷ phú Phạm Nhật Vượng trên nền tạp chí Forbes. So với bức đầu tiên, giá của bức tranh này rẻ gần gấp 10 lần, với 0,029 Ethereum, tức 100,91 USD (khoảng 2,3 triệu VND) tính đến ngày 2/4/2022.
Ảnh chụp màn hình
Trong 3 bức tranh NFT, bức tranh của tác giả 21guns được rao bán với giá đắt nhất, lên đến 1 Ethererum, tương ứng với 3479,6 USD (tức khoảng 79,5 triệu VND) tính đến ngày 2/4/2022. Theo thông tin trên trang Opensea, thời gian rao bán bức tranh sẽ hết hạn vào ngày 8/4/2022, và đây cũng là bức tranh về vị tỷ phú duy nhất của tác giả 21guns.
Video đang HOT
Ảnh chụp màn hình
Nếu người mua có ý định sưu tập hết tất cả bức tranh NFT hình tỷ phú Phạm Nhật Vượng, tổng số tiền người đó sẽ phải bỏ ra lên đến khoảng 106 triệu VND. So với thu nhập bình quân đầu người Việt Nam trong năm 2021 (5,7 triệu VND/tháng, theo Tổng cục Thống kê), đây là một con số rất lớn.
Được biết, NFT (Non-Fungible Token) là các vật phẩm kỹ thuật số duy nhất có các chứng nhận về tính xác thực và quyền sở hữu được đăng ký trên chuỗi khối (blockchain). NFT không thể làm giả, “độc nhất vô nhị” và không thể thay thế cho nhau.
Để tạo NFT, trước tiên, người tạo phải chọn một nền tảng blockchain để “mã hóa” tài sản kỹ thuật số của mình. Hiện tại, Ethereum là một trong những lựa chọn phổ biến nhất để mã hóa NFT. Nhưng tạo NFT không miễn phí, cụ thể, người tạo phải trả một số khoản phí nhất định để đăng ký thông tin NFT trên nền tảng blockchain (được gọi là đúc tiền).
Hiện tại, trào lưu NFT đang phát triển nhanh chóng và được coi như một loại tài sản kỹ thuật số đối với nhiều người. Theo nghiên cứu từ Binance, NFT được xem là cánh cửa giúp cho vũ trụ ảo (metaverse), một thế giới nơi người dùng tương tác với nhau trong không gian 3 chiều, có thể đi vào đời thật và được ứng dụng rộng rãi.
Ở Việt Nam, nhiều nghệ sĩ nổi tiếng cũng đã “bắt trend” với trào lưu NFT. Vào cuối tháng 2, rapper B Ray và LK cũng ra mắt bộ sưu tập NFT trên nền tảng SingSing. Gần đây nhất, Binz cũng đã cho ra mắt bộ sưu tập NFT của riêng mình với tên DBMH được phát hành trên nền tảng blockchain Tuniver để kỷ niệm sự ra mắt của ca khúc Don’t break my heart.
Tìm 'vận may' tài chính bằng bán sản phẩm NFT
Nguyễn Hiếu, một họa sĩ nghiệp dư, đăng 4 bức tranh của mình lên nền tảng mua bán NFT OpenSea với hy vọng sẽ có người mua.
"Mỗi bức tranh của tôi có giá từ 0,005 ETH đến 0,1 ETH (350 nghìn - 7 triệu đồng) trên OpenSea. Hiện chưa có người mua, nhưng tôi kỳ vọng tác phẩm của mình sẽ được một ai đó chấp nhận", Hiếu chia sẻ.
Một số tác phẩm NFT được bán trên OpenSea
Sau khi tìm hiểu về trào lưu NFT, anh Ái Duy, một giáo viên đam mê nhiếp ảnh tại TP HCM cũng đăng một số bức ảnh mà anh tâm đắc nhất lên Cổng trời - dự án cung cấp nền tảng chuyển giao quyền sở hữu số thông qua công nghệ NFT, giúp các nghệ sĩ Việt Nam "NFT hóa" và bán tác phẩm. Ảnh của anh Duy được rao bán với mức giá tương đương từ 200 nghìn đến 1,5 triệu đồng.
"Mục đích của tôi khi mang các tác phẩm lên nền tảng NFT là để được đánh giá, học hỏi từ các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp", anh Duy chia sẻ. "Tất nhiên nếu có cơ hội, tôi cũng mong chúng có thể mang về một chút thu nhập để khích lệ tinh thần".
Anh Duy cho biết đã bán được một bức ảnh "với giá trị vật chất không nhiều, nhưng cho thấy sản phẩm của tôi được chấp nhận", anh chia sẻ.
Trào lưu NFT nở rộ
Với sự phát triển của công nghệ blockchain, trào lưu NFT (Non-Fungible Token" - một "token không thể thay thế", sử dụng công nghệ blockchain, tương tự nền tảng Bitcoin) đang phát triển mạnh thời gian qua. NFT được dùng như một chứng chỉ xác thực quyền sở hữu đối với một sản phẩm. Trên thế giới, nhiều người đã bán được các tác phẩm của mình với giá cả triệu USD. Tại Việt Nam, Xèo Chu, Phong Lương và Tú Na đã kiếm được hàng chục nghìn USD từ các tác phẩm NFT của mình.
Trên các hội nhóm về NFT và blockchain, chủ đề về việc đưa tác phẩm của mình lên nền tảng mua bán NFT được thảo luận sôi nổi. Vũ Toàn, quản trị viên một hội nhóm NFT có 20.000 thành viên, cho biết số lượng bài viết về chủ đề này trong nửa đầu tháng 8 đã tăng gấp đôi so với tháng 7. Các nội dung chủ yếu liên quan đến kinh nghiệm chia sẻ NFT, nền tảng kiếm được tiền... Một số thành viên cho biết muốn gửi gắm tác phẩm của mình lên các nền tảng với mục đích lan tỏa. Tuy nhiên, số khác đăng bán tác phẩm "cầu may", hy vọng sẽ có người mua.
Hiện trên thế giới có hàng chục sàn giao dịch blockchain cho phép người dùng bán các tác phẩm NFT, như Opensea, Binance NFT, Rarible, SuperRare, Nifty Gateway... Tại Việt Nam, dự án Cổng trời hiện cũng có hơn 80 tác giả và hơn 700 tác phẩm tham gia.
Quang Khôi, người tham gia trào lưu NFT từ những ngày đầu, cho biết việc đưa tác phẩm lên nền tảng không khó, chỉ cần khởi tạo tài khoản, lập và thêm ví tiền điện tử, trả một khoản phí ban đầu (khoảng 10 - 50 USD) và đăng tác phẩm cần bán. "Có hai hình thức bán phổ biến hiện nay là định giá tác phẩm của mình để bán đứt, hoặc bán đấu giá. Hình thức đấu giá được ưa chuộng hơn vì người bán có cơ hội kiếm được nhiều tiền hơn", anh Khôi chia sẻ.
Đại diện của dự án Cổng trời cho rằng việc mua bán tác phẩm dưới dạng NFT sẽ giúp nghệ sĩ và tác phẩm tiếp cận được cộng đồng crypto với những quan điểm, thị hiếu, cách thức tiêu dùng và trao đổi tài sản kiểu mới. Đây có thể xem là sự mở rộng thị trường dành cho nghệ sĩ và tạo cơ hội cạnh tranh cho các nghệ sĩ mới.
Theo vị đại diện này, hoạt động bán tác phẩm NFT sẽ ngày càng được mở rộng và đón nhận, vì đây là xu hướng ứng dụng công nghệ để khắc phục những hạn chế của giao dịch truyền thống, cho phép người hâm mộ có thể trực tiếp ủng hộ tài chính cho các tác giả. Điều này sẽ tạo ra nguồn thu nhập thụ động cũng như khả năng chuyển giao quyền thừa kế, tạo điểm tựa tài chính lâu dài cho nghệ sĩ.
Những rủi ro từ NFT
Anh Khôi cho biết, một khó khăn mà người tham gia có thể gặp phải là quy trình thanh toán hay muốn rút tiền về khá phức tạp do hầu hết các sàn giao dịch NFT đều ở nước ngoài. Tuy nhiên, anh cho rằng chất lượng sản phẩm mới là thứ cần quan tâm.
"Tác phẩm để đăng bán dễ tạo, nhưng để thu hút, tác phẩm phải chất lượng, có chất riêng, vì trên thị trường có rất nhiều tác phẩm cạnh tranh. Ngoài ra, nếu giao dịch với người nước ngoài, gu thẩm mỹ của họ cũng có thể khác với mình", anh nói.
Một chuyên gia blockchain có 5 năm kinh nghiệm tại TP HCM đánh giá trào lưu bán NFT hiện nay là đầu cơ chứ không phải đầu tư. Việc bán các tác phẩm NFT thường không ảnh hưởng tới người bán, nhưng người mua có thể gặp rủi ro. "Đây có thể chỉ là trào lưu nhất thời. Nó cũng giống tình trạng mua bán lan đột biến vậy", người này nói. "Chúng có thể bị thổi giá lên cao gấp nhiều lần so với thực tế. Nếu thoái trào, các tác phẩm bị giảm giá nhanh chóng và không bán lại được, người mua sẽ thiệt thòi".
Theo chuyên gia này, một thực tế hiện nay là việc mua bán sản phẩm NFT hầu hết đều không có bên giám định trung gian đảm bảo quyền sở hữu cho tác phẩm. Do đó nếu có tranh chấp, bên mua sẽ khó nhận được hỗ trợ cần thiết.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng chiêu mộ loạt nhân sự cấp cao từ Tesla, Toyota đến BMW, quyết nâng tầm VinFast thành hãng xe điện toàn cầu Ngoài Tesla, VinFast đang câu loạt nhân sự cấp cao từ Toyota, Nissan đến BMW. Tờ Forbes đưa tin, VinFast - công ty xe ô tô của tập đoàn Vingroup chuẩn bị cho ra mắt các mẫu xe điện mới nhất trên khắp các showroom tại Bắc Mỹ và châu Âu vào tháng 3 năm tới. Mục tiêu lớn lao của VinFast là...