Next Media cảnh báo về việc vi phạm bản quyền AFF Cup 2018
Mua được bản quyền AFF Cup 2018 đã khó, giữ được bản quyền để không bị vi phạm càng khó hơn. Vì thế Next Media đang thỏa thuận với công ty luật Phan Law Vietnam để công ty này hỗ trợ xử lý các trường hợp vi phạm.
Người hâm mộ nếu không hiểu luật sẽ vô tình vi pham luật bản quyền – Ảnh: Khả Hòa
Người hâm mộ chịu thiệt nếu bản quyền bị vi phạm
Người hâm mộ bóng đá VN sẽ là người chịu thiệt thòi nhiều nhất nếu như bản quyền AFF Cup do Next Media và VTV sở hữu trên lãnh thổ VN bị vi phạm. Bài học nhãn tiền ở năm 2017 vẫn còn nóng hổi khi VTVCab bị xâm phạm tràn lan bản quyền Champions League 2017. Hậu quả là VTVCab bị UEFA cắt sóng ngay trước trận chung kết giữa Juventus và Real Madird. Ngoài thiệt hại của VTVCab, thì người hâm mộ bóng đá VN cũng bị thiệt thòi khi không được xem trận chung kết hấp dẫn này.
Đến World Cup 2018, VTV cũng bị hơn 300 trường hợp vi phạm bản quyền khiến họ phải nỗ lực để xử lý các đơn vị và cá nhân vi phạm. Rất may cho VTV và người hâm mộ VN khi World Cup 2018 vẫn được trực tiếp trọn vẹn và người hâm mộ được xem đầy đủ giải đấu này. Tuy nhiên FIFA cũng không ít lần gởi lời cảnh báo đến đơn vị sở hữu bản quyền. Nếu không kịp xử lý các trường hợp vi phạm thì phải đối mặt với nguy cơ bị cắt sóng bất cứ lúc nào. Từ chuyện VTVCab và nỗi lo của VTV ở World Cup là hồi chuông cảnh báo cho những người có khả năng “vô tình” hoặc “hữu ý” vi phạm bản quyền các giải đấu sắp tới tại Việt Nam, đặc biệt là khi AFF CUP 2018 sắp tới gần.
Next Media nỗ lực ngăn chặn vấn nạn xâm phạm bản quyền.
Video đang HOT
Công ty Cổ phần Giải pháp Truyền hình Thế Hệ Mới (Next Media) vừa công bố gói bản quyền truyền hình AFF Cup 2018 mà họ mua từ Lagardère Sports and Entertainment (LSE), đơn vị sở hữu bản quyền giải đấu này. Theo đó, Next Media độc quyền và được phép phân phối lại cho các đơn vị thứ ba tại toàn bộ hệ thống trả tiền trên hạ tầng vệ tinh, cáp, IPTV, OTT, phát thanh, internet, mạng xã hội, mạng di động trên lãnh thổ Việt Nam. Next Media cũng mua quyền trình chiếu công cộng AFF Cup 2018 từ LSE.
Nếu bản quyền bị vi phạm, người hâm mộ có thể sẽ không được xem tuyển VN thi đấu
Theo luật sư Phan Vũ Tuấn của Phan Law Vietnam, Next Media đã có phương án không để xảy ra tình trạng vi phạm bản quyền truyền hình AFF Cup 2018, đồng thời đảm bảo cung cấp “sóng sạch” tới càng nhiều người hâm mộ càng tốt. Các tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ phải chấm dứt hành vi xâm phạm bản quyền, cụ thể ở đây là trình chiếu, phát sóng hình ảnh không có bản quyền trước khi tính toán các mức xử lý lẫn đền bù thiệt hại. Được biết, Next Media đang thỏa thuận để Phan Law Vietnam hỗ trợ xử lý vi phạm do văn phòng luật này có nhiều năm kinh nghiệm phối hợp với các đơn vị sở hữu bản quyền xử lý những hành vi xâm phạm bản quyền phát sóng ở cúp Champions League, Europa League, giải Ngoại hạng Anh…
Ở Việt Nam được liệt kê hai nhóm đối tượng thường có hành vi vi phạm bản quyền. Thứ nhất là các cơ quan truyền thông, nhóm đối tượng thứ hai chính là người hâm mộ. Vì thế bên cạnh việc xử phạt nghiêm khắc và tận gốc những đơn vị và cá nhân vi phạm, việc nâng cao nhận thức của người dân về bản quyền cũng là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách mà các cơ quan chức năng cần quan tâm và chủ động thực hiện.
Công ty Cổ phần Giải pháp Truyền hình Thế Hệ Mới (Next Media) công bố gói bản quyền mà Next Media mua từ Lagardère Sports and Entertainment bao gồm: độc quyền và được phép phân phối lại cho các đơn vị thứ ba tại toàn bộ hệ thống trả tiền trên hạ tầng vệ tinh, cáp, IPTV, OTT, phát thanh, internet, mạng xã hội, mạng di động và không độc quyền trình chiếu công cộng. Do đó, các đơn vị hay doanh nghiệp tổ chức trình chiếu giải đấu tại các địa điểm công cộng đều cần phải liên hệ với Next Media để được cấp quyền. Next Media hiện là đơn vị nắm bản quyền ba giải bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam là V-League, hạng Nhất và Cúp Quốc gia. Đồng thời, doanh nghiệp này cũng là đối tác của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam và Dailymotion – một trong những web chia sẻ video trực tuyến lớn nhất thế giới. Với việc nắm bản quyền phát sóng đa dạng trên các nền tảng xem truyền hình phi truyền thống và thói quen xem truyền hình đã thay đổi thì việc Next Media sở hữu bản quyền AFF Cup 2018 giúp người hâm mô tiếp cận giải đấu thuận tiện, nhanh chóng và gần gũi thông qua mọi phương tiện.
Theo Báo Mới
Bản quyền truyền hình thể thao: Giá cả leo thang, vi phạm tràn lan
Sau kỳ bản quyền World Cup 2018 (WC 2018), đến kỳ bản quyền ASIAD 2018 vẫn tiếp tục rơi vào tình trạng trầy trật: Mua đã khó, nhưng vừa mua xong thì đã bị vi phạm tràn lan.
Trầy trật vì giá...
Từ bản quyền WC 2018 đến bản quyền ASIAD 2018 đều chung một mẫu số là rất trầy trật để có được. WC 2018 phải đến những ngày cuối VTV mới mua được, còn bản quyền ASIAD 2018 thì đến khi giải đã khởi tranh VTC mới có thể có được.
Nguyên nhân chính của sự trầy trật ở đây chính là mức giá. Với WC, năm 2010 Việt Nam sở hữu được bản quyền với mức giá khoảng 3 triệu USD, nhưng đã tăng lên khoảng 7 triệu USD kỳ WC 2014 và đến kỳ WC 2018 tăng lên trên 10 triệu USD.
Bản quyền ASIAD có tỉ lệ tăng, thậm chí còn "khủng" hơn: ASIAD 2014 bản quyền cho gói độc quyền trên một nền tảng phát sóng là 400.000USD và không độc quyền là 200.000USD. Nhưng đến kỳ ASIAD 2018 mà VOV/VTC mới vừa sở hữu, mức giá được cho là gần 1,7 triệu USD, gấp khoảng hơn 4 lần. Còn nếu tính từ kỳ ASIAD 2006 đến kỳ ASIAD 2018 thì mức giá tăng từ con số 10.000USD lên gần 1,7 triệu USD, tăng hơn 100 lần.
Hầu hết các nhà đài sẽ không mua hoặc không mua được bản quyền các giải thể thao trên nếu không có sự tài trợ của các doanh nghiệp. Song có được bản quyền rồi, bài toán nan giải tiếp theo là thương mại hóa để thu hồi vốn và trang trải các chi phí làm chương trình, thậm chí để có lãi.
Nhưng trên thực tế còn một bài toán nan giải khác là tình trạng vi phạm bản quyền tràn lan. Tình trạng vi phạm như thế tất nhiên sẽ tác động tiêu cực đến rating của đài từ đó ảnh hưởng đến việc thương mại hóa. Song song đó về hình ảnh, nhà đài như VTV hay VOV/VTC cũng bị ảnh hưởng tiêu cực.
Phải quen với việc xem truyền hình trả phí
Chúng ta phải dũng cảm nhìn vào một sự thật là: Một bộ phận khá đông đảo người hâm mộ Việt Nam rất muốn xem các giải đấu thể thao đỉnh cao miễn phí nhưng cũng rất dễ dàng "công kênh" những kênh phát vi phạm bản quyền, từ đó khiến cho xã hội thiếu sự chung tay góp sức cùng nhà đài bảo vệ bản quyền.
Khi nhà đài có được sự chung tay góp sức cùng bảo vệ bản quyền từ chính người hâm mộ thì họ mới có thêm động lực tìm kiếm bản quyền để phục vụ miễn phí như trong trường hợp bản quyền World Cup và ASIAD 2018. Còn ngược lại, nhiệt huyết cũng sẽ giảm dần.
Từ bao năm nay mãi cho đến dịp WC 2018 mới nhen nhóm được chút ý thức trong cộng đồng khi hình thành tự phát nhóm "hiệp sĩ bảo vệ bản quyền" WC, nhưng còn nhỏ lẻ và thưa thớt.
Với giá cả bản quyền truyền hình thể thao leo thang như hiện nay khó mà đòi hỏi nhà đài cứ đến hẹn lại lên lại mua bản quyền để phát phục vụ miễn phí. Đơn cử trường hợp bản quyền giải Ngoại hạng Anh (EPL), Facebook vừa bỏ ra 264 triệu USD mua độc quyền để phát tại 4 quốc gia gồm: Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia trong 3 mùa giải từ năm 2019-2022.
Riêng phần tại Việt Nam được cho rằng mức giá khoảng 100 triệu USD, tức là đắt hơn gấp 2,5 lần so với giá bản quyền 3 mùa từ 2016-2019 mà K đã và đang sở hữu. Những năm trước, dư luận nhiều lần "gào" lên rằng K độc quyền và bắt phải chia sẻ. Còn hiện nay, liên minh đã được Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam hình thành nhằm đàm phán mua bản quyền EPL cho dù có trả giá cao gấp đôi so với trước cũng không còn cơ hội nữa. Và liệu dư luận sẽ "kêu" ai nếu Facebook không chịu chia sẻ bản quyền?
Với mức giá mua để chặn để triệt như Facebook (và rất có thể Facebook sẽ còn mua lan sang bản quyền các giải thể thao khác khác như WC, EURO...), sẽ chẳng có nhà đài Việt Nam nào mua nổi để kinh doanh chứ đừng nói là phát miễn phí lại còn bị vi phạm bản quyền tràn lan.
Nguồn: Lao Động
Nhiều địa điểm phát sóng công cộng được tổ chức dịp AFF Cup 2018 Đại diện đơn vị sở hữu bản quyền chia sẻ kế hoạch phân phối quyền phát sóng AFF Cup 2018 tới đông đảo cộng động người hâm mộ. Next Media là đơn vị sở hữu gói độc quyền và được phép phân phối cho bên thứ ba trên các hệ thống truyền hình trả tiền, internet và mạng xã hội. Đặc biệt, việc...