New Zealand thu giữ số lượng lớn chất tạo ma túy trong đồ chơi Trung Quốc
Hải quan New Zealand đã chặn và thu giữ một số lượng lớn chất ephedrine dùng để tạo ra ma túy đá trị giá hàng triệu USD giấu trong hàng ngàn đồ chơi nhập từ Trung Quốc.
Cảnh sát New Zealand trong một đợt trấn áp tội phạm – Ảnh: Reuters
Một người đàn ông 25 tuổi đã bị bắt sau khi một số lượng lớn ephedrine trị giá 6,74 triệu USD được phát hiện giấu trong đồ chơi trong một container chuyển bằng đường thủy từ Trung Quốc đến New Zealand, theo Tân Hoa xã.
Với số lượng ephedrine bị tịch thu có thể sản xuất trên 60 kg ma túy đá, trị giá chợ đen lên đến 40,44 triệu USD, ông Bruce Good, đại diện cảnh sát New Zealand, cho hay.
“Số lượng lớn ephedrine có nguy cơ gây hại nghiêm trọng cho cộng đồng chúng tôi”, ông Good nói. Hải quan New Zealand đã phát hiện và thu giữ số ephedrine này, theo ông Good.
Ông Good thừa nhận rất khó ngăn chặn những băng đảng tội phạm nhập khẩu ma túy, thậm chí cảnh sát đã bắt giữ nhiều đối tượng, nhưng các băng đảng lập tức thay người mới.
Người đàn ông bị bắt vì nhập khẩu số ephedrine trên, dự kiến sẽ hầu tòa trong ngày 27.10.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Hiểm họa 'chết người' mang tên đồ chơi Trung Quốc
Nhiều vụ trẻ em gặp tai nạn đáng tiếc từ những món đồ chơi xuất xứ Trung Quốc khiến các bậc phụ huynh không khỏi hoang mang và lo lắng.
1. Bé trai tử vong vì &'dính' đạn nhựa khi nghịch đồ chơi Trung Quốc
Video đang HOT
Khoảng 21h ngày 15/9/2015, bé Hải B. khoe với anh trai mình là cháu Nguyễn Kim Hải D. (9 tuổi) rằng có món đồ chơi mới mua được tại một quán hàng gần trường tiểu học sau buổi chiều tan học.
Món đồ chơi là một chiếc xe máy nhỏ bằng ngón tay cái người lớn. Quan sát, món đồ này vừa là chiếc xe máy đẩy, vừa có còi để thổi và một đầu có thể lắp đạn bằng cao su. Cùng với đó là một chiếc cần nảy làm cò bắn đạn. Món đồ chơi này được đám con trẻ cùng lứa với hai anh em B. và D. rất thích.
Loại đồ chơi Trung Quốc được cho là gây ra cái chết cho cháu Hải B.
Khi hai anh em nô đùa và giằng nhau thứ đồ chơi Trung Quốc này, chị H. nghe một tiếng "tách" phát ra từ chiếc cò của món đồ chơi mà chúng đang tranh giành. Ngay sau âm thanh đó, cháu B. đứng khựng lại. Một lúc cháu xỉu dần. Thấy con xỉu, chị H. hoảng loạn kêu hàng xóm và cùng mọi người đưa cháu lên viện. Tuy nhiên, trên đường đi cấp cứu, cháu B. đã tử vong.
2. Pin đồ chơi Trung Quốc phát nổ khiến bé trai bị cụt 3 ngón tay
Ngày 5/9/2014 khi cháu Nguyễn Chí Tú đang chơi ở nhà thì bất ngờ chiếc điều khiển ô tô đồ chơi, xuất xứ từ Trung Quốc cháu cầm trên tay phát nổ. Thấy cháu Tú nằm đau đớn quằn quại, gia đình lập tức đưa đến Bệnh viện tỉnh nhưng do mắt của cháu Tú bị chấn thương nặng nên ngày 7/9, gia đình đã xin chuyển cháu lên Bệnh viện Mắt TP.HCM.
Loại pin phổ biến trong các bộ điều khiển trò chơi của trẻ nhỏ
Tại đây, các bác sĩ cho biết, khi nhập viện, Tú bị vết thương ở hai bàn tay (ba ngón tay bị mất ngón), rách giác mạc, đục, vỡ thủy tinh thể, có dị vật nội nhãn ở mắt phải, thị lực mắt phải lúc nhập viện chỉ phân biệt được sáng tối.
Các bác sĩ đã mổ cấp cứu khâu lại vết thương mắt phải cho cháu Tú. Bệnh viện Mắt sẽ phẫu thuật lấy thủy tinh thể và dị vật nội nhãn ra cho cháu Tú, nhiều khả năng thị lực mắt phải của bệnh nhi sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng.
Ngay sau khi xảy ra vụ nổ, Công an huyện Ninh Phước đến khám nghiệm hiện trường, niêm phong đồ chơi, trong đó có cục pin bị nổ của Tú để giám định, điều tra.
3. Đồ chơi hình lựu đạn phát nổ khiến nhiều học sinh bị thương
Đó là sự việc khiến dư luận hết sức bàng hoàng, khi 32 học sinh tiểu học trường Tiểu học Chu Văn An (Thị trấn Đức An, huyện Đắk Song, Đắk Nông) phải nhập viện cấp cứu sau khi một loại đồ chơi hình lựu đạn có nguồn gốc từ Trung Quốc phát nổ. Vụ việc khiến dư luận vô cùng lo lắng trước hiểm họa từ những món đồ chơi Trung Quốc vẫn tồn tại xung quanh con em mình.
Đồ chơi hình lựu đạn khiến nhiều học sinh phải nhập viện cấp cứu khiến dư luận vô cùng hoang mang.
Được biết trước đó, khi vào giờ học, các em đã mua một loại đồ chơi có hình thù gần giống quả lựu đạn ở cổng trường. Trong lúc chơi, do dẫm đạp, quăng ném, quả đồ chơi phát nổ khiến 32 học sinh có triệu chứng choáng váng, khó thở, có em bị ngất xỉu.
Quả đồ chơi khá giống lựu đạn, có hình mặt cười, bên trong chứa một túi bột, có chất màu trắng, có nước, có thể là hóa chất khiến các học sinh bị mẩn ngứa, nôn ói, tức ngực, khó thở và ngất xỉu.
4. Đồ chơi nấu ăn "ngậm độc" gây biến dạng môi bé gái
Nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, người thân mua tặng cháu Yến N. bộ đồ chơi nấu ăn. Khi nhận quà, cháu tỏ ra khá thích thú. Cháu mải miết chơi với bộ đồ chơi mới suốt buổi chiều cùng ngày.
Đến gần tối, người thân hoảng hốt khi phát hiện đôi môi của cháu N bỗng dưng sưng vù bất thường. Khi hỏi, cháu cho biết không làm gì khác ngoài chơi và ngậm bộ đồ chơi nấu ăn mới. Hôm đó, cháu được đưa đi khám. Bác sĩ nhận định, cháu bị dị ứng chất lạ trong bộ đồ chơi.
Bé gái bị dị ứng, biến dạng môi do chơi, ngậm đồ chơi Trung Quốc kém chất lượng
Ngay khi những bức hình được chia sẻ qua mạng xã hội, đến nay đã nhận được gần 8 nghìn like và hơn 55 nghìn lượt chia sẻ. Đa số cư dân mạng tỏ ra xót xa cháu N và kêu gọi cảnh giác hơn với đồ chơi trẻ em giá rẻ.
5. Súng, kẹo thổi bong bóng có thể gây hỏng hệ miễn dịch
Loại súng, kẹo thổi bong bóng nguy hiểm này có thể tìm mua ở bất cứ khu vui chơi giải trí cho trẻ em, hàng tạp hóa nào gần trường học hoặc các khu dân cư, với giá chỉ 1.000 đồng/tuýp thổi bóng và khoảng 50.000 - 70.000 đồng/chiếc súng bắn bong bóng.
Túi keo thổi bóng gây hỏng hệ miễn dịch.
Keo thổi bóng là một ống dài dẹt hai đầu, trẻ em có thể thổi thành hình bong bóng trong suốt đẹp mắt. Loại keo này có mùi rất hăng như mùi sơn, chỉ cần ngửi vài lần là có thể bị chóng mặt, đau đầu.
Loại keo thổi bóng và súng bắn bóng này là mặt hàng do Trung Quốc sản xuất, bao bì sản phẩm in toàn chữ Trung Quốc, ngoài ra không có bất cứ thông tin nào về thành phần, nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm.
Theo các chuyên gia hóa học, dung dịch nước xà phòng thổi bong bóng trong súng thổi của Trung Quốc được tạo nên chủ yếu là bởi các chất hoạt động bề mặt.
Để làm tăng tính dai của những quả bóng này, nhà sản xuất có thể cho thêm một số chất, chủ yếu là glycerin với tỷ lệ đậm đặc tùy độ dai mong muốn. Hóa chất này khi ngấm vào cơ thể sẽ gây ra những phản ứng tức thì đối với người mẫn cảm như dị ứng, mẩn ngứa...
Đối với các trường hợp khác, hóa chất có thể ngấm dần vào cơ thể làm hỏng hệ thống miễn dịch.
Đồ chơi Trung Quốc hiện nay được bán tràn lan trên thị trường với giá thành rẻ, mẫu mã lại đẹp nên rất hấp dẫn trẻ em. Do vậy khi chọ đồ chơi cho con, bố mẹ cần hết sức lưu ý, kiểm tra và chọn đồ chơi đảm bảo an toàn cho con.
Quy tắc để chọn đồ chơi an toàn cho bé Luôn luôn làm theo những khuyến cáo mà nhà sản xuất đưa ra trên sản phẩm. Một số loại đồ chơi có những bộ phận nhỏ có thể gây hại cho trẻ em vì thế bạn nên chú ý đến các cảnh báo trên món đồ. Đồ chơi phải đủ lớn ít nhất là 3 cm với đường kính và 6cm với chiều dài - điều này đảm bảo cho việc trẻ sẽ không nuốt đồ chơi và bị kẹt lại trong khí quản. Khi chọn đồ chơi cho trẻ, đừng bao giờ chọn những đồ chơi quá nhỏ vì như thế sẽ gây nguy hiểm cho con bạn. Tránh cho trẻ cầm nắm những thứ như bi, tiền xu và các quả bóng có đường kính 4,4 cm hoặc nhỏ hơn vì nếu không cẩn thận sẽ nuốt phải và sẽ kẹt lại bên trong cổ họng, ảnh hưởng đến vấn đề hô hấp của trẻ. Đối với những đồ chơi chạy bằng pin thì chỗ nắp pin phải đủ chặt để trẻ không thể mở ra. Pin và chất lỏng chảy ra từ pin có thể gây ra những nguy hiểm cho con bạn như : nghẹt thở, chảy máu thậm chí là bị bỏng do hóa chất gây ra. Đồ chơi an toàn là đồ chơi mà bé không thể phá vỡ và đủ dẻo dai để bé có thể nhai mà không gây ra nguy hiểm gì.
Những loại đồ chơi cần tránh Những loại đồ chơi có đầu nhọn hoặc đồ chơi có những chi tiết nhỏ như mắt, răng cưa hay bánh xe.. Những đồ chơi có đầu nhỏ sẽ làm cho trẻ dễ nuốt. Những loại đồ chơi có những đoạn dây dài hơn 18 cm. Những loại đồ chơi có thể làm trẻ bị kẹt tay. Những kiểu đồ chơi như ngựa bập bênh hay những loại xe dành cho trẻ cũng nên kiểm tra kỹ các khuyến cáo từ nhà sản xuất. Bạn nên đảm bảo rằng những loại đồ chơi này luôn có dây bảo vệ để tránh cho những rủi ro có thể xảy ra với bé. Những loại đồ chơi được làm thủ công cũng nên được xem xét cẩn thận, rất có thể những món đồ chơi này chưa được qua kiểm tra an toàn. Không nên cho trẻ chơi những đồ chơi được sản xuất trước năm 1978 vì những đồ chơi này có thể chứa chì rất nguy hiểm với trẻ. Thú nhồi bông và các đồ chơi được bán trong các hội chợ , cửa hàng chưa chắc đã đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn an toàn. Hãy kiểm tra cẩn thận các bộ phận có thể tháo rời hoặc các cạnh sắc, đảm bảo nó đủ an toàn cho con bạn. Kiểm tra xem món đồ chơi bạn mua có nằm trong danh sách các đồ chơi đã bị thu hồi của các cơ quan chức năng hay không.
Theo Tổng hợp
Thiệt mạng vì đồ chơi Trung Quốc: Cảnh báo "thần chết giấu mặt" Vài ngày nữa là đến Tết Trung thu. Các em bé háo hức đòi bố mẹ đi mua nhiều loại đồ chơi bắt mắt chơi Tết. Thế nhưng, các phụ huynh không hề biết là mình đang tiếp tay cho "thần chết giấu mặt". Mới đây, ngày 16/9/2015, cháu Nguyễn Kim Hải B. (SN 2008, trú tại thôn Đông, xã Thanh Tùng, huyện...