New Zealand nới lỏng yêu cầu cách ly đối với người nhập cảnh
Chính phủ New Zealand bắt đầu nới lỏng theo từng giai đoạn các hạn chế nhập cảnh, theo đó giảm một nửa thời gian cách ly tập trung đối với những người đã tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19.
Người dân đeo khẩu trang tại một bến xe buýt ở Auckland, New Zealand. Ảnh: THX/TTXVN
Trong cuộc họp báo ngày 28/10, Bộ trưởng phụ trách việc phòng chống dịch COVID-19, ông Chris Hipkins, cho biết quy định trên sẽ được áp dụng từ ngày 14/11, trong khi hình thức cách ly tại nhà sẽ được triển khai muộn nhất là trong quý I/2022.
Theo quy định mới, thời gian cách ly tại các cơ sở tập trung sẽ được rút ngắn từ 14 ngày xuống còn 7 ngày, sau đó người nhập cảnh sẽ tiếp tục cách ly tại nhà và có thể kết thúc cách ly nếu xét nghiệm vào ngày thứ 9 cho kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2. Ông Hipkins cho biết đa số các trường hợp nhập cảnh được phát hiện dương tính khi làm xét nghiệm trong vòng 7 ngày đầu tiên sau khi nhập cảnh.
Từ ngày 14/11, những người nhập cảnh New Zealand sẽ phải làm xét nghiệm vào các ngày đầu tiên, ngày thứ 3, ngày thứ 6 hoặc 7, sau đó tự cách ly tại nhà trong khoảng 3 ngày.
Video đang HOT
Xét nghiệm kháng thể nhanh và kiểm tra sức khỏe sẽ được thực hiện vào ngày thứ 7 trước khi người nhập cảnh rời cơ sở cách ly, và vào ngày thứ 9 đối với người cách ly tại nhà.
Tuần trước, New Zealand thông báo một lộ trình nới lỏng dần các biện pháp phong tỏa thông qua Khuôn khổ chống COVID-19 theo màu đèn giao thông mới, theo đó sẽ nới lỏng các hạn chế một khi 90% người dân được tiêm vaccine.
*Australia sẽ bắt đầu tiêm mũi tăng cường vaccine phòng COVID-19 cho người trưởng thành từ ngày 8/11 trong bối cảnh nước này đang đối phó với làn sóng dịch bệnh thứ ba.
Tổ chức cố vấn kĩ thuật về miễn dịch của Australia (ATAGI) ngày 28/10 đã đồng ý việc tiêm mũi tăng cường vaccine của hãng Pfizer đối với công dân Australia từ 18 tuổi trở lên và đã tiêm mũi thứ hai từ 6 tháng trước.
Thủ tướng Scott Morrison cho biết chương trình tiêm liều tăng cường sẽ tập trung vào nhóm đối tượng là nhân viên y tế và chăm sóc người cao tuổi, những người sống ở các cơ sở chăm sóc người cao tuổi và những người tàn tật.
Theo Bộ Y tế, tính đến ngày 27/10, 87,6% người dân Australia từ 16 tuổi đã được tiêm 1 mũi vaccine và 75,5% được tiêm đầy đủ.
Ngày 28/10, Austrlia ghi nhận hơn 2.200 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng và 27 ca tử vong. Đa số các ca mắc mới ở bang Victoria, bang đông dân thứ 2 nước này, với 1.923 ca và 25 ca tử vong.
Dịch COVID-19 bùng phát mạnh ở New Zealand và Papua New Guinea
Ngày 25/10, New Zealand ghi nhận 109 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua. Hầu hết các ca mới tập trung tại Auckland.
Nhân viên y tế làm việc tại điểm xét nghiệm COVID-19 ở Auckland, New Zealand. Ảnh: THX/TTXVN
New Zealand hiện vẫn chưa kiểm soát được đợt bùng phát do biến thể Delta gây ra tại Auckland dù đã áp dụng lệnh phong tỏa nghiêm ngặt tại đây trong hơn 2 tháng qua. Trong tuần qua, nước này cũng ghi nhận ca nhiễm trong cộng đồng đầu tiên sau 1 năm tại khu vực đảo phía Nam. Số ca nhiễm tăng nhanh cũng đã buộc Thủ tướng Jacinda Ardern phải từ bỏ chiến lược "Loại bỏ hoàn toàn COVID-19" và chuyển sang "sống chung với COVID-19".
Tính đến nay, 71% dân số New Zealand đã được tiêm đủ liều, trong đó người dân ở thành phố Auckland chiếm 77%. Thủ tướng Ardern cho biết New Zealand sẽ dỡ bỏ các quy định phong tỏa nghiêm ngặt và khôi phục trở lại các hoạt động như bình thường khi 90% dân số được tiêm chủng đầy đủ.
* Cùng ngày, Hiệp hội Chữ thập Đỏ và Trăng lưỡi liềm Đỏ quốc tế đã nhấn mạnh sự cần thiết phải hỗ trợ Papua New Guinea trong bối cảnh quốc đảo ở Thái Bình Dương này đang đối mặt với số ca mắc COVID-19 tăng vọt, đe dọa gây quá tải hệ thống y tế.
Trong những tuần gần đây, số ca mắc COVID-19 tại đất nước 9 triệu dân này đã tăng mạnh, với 385 ca mắc mới được ghi nhận trong ngày 21/10 vừa qua. Papua New Guinea đã ghi nhận tổng cộng 26.731 ca mắc và 329 ca tử vong vì COVID-19. Trong khi đó, theo trang Our World in Data, hiện chưa tới 1% dân số nước này được tiêm đủ liều. Thông tin giả mạo và sai lệch đã khiến người dân e ngại tiêm vaccine và đây là một thách thức lớn trong việc triển khai chiến dịch tiêm chủng.
Theo Trung tâm kiểm soát quốc gia dịch COVID-19 của Papua New Guine, hiện tất cả bệnh viện lớn đang đối mặt với sự gia tăng số ca mắc COVID-19. Trước tình hình này, Hiệp hội Chữ thập Đỏ và Trăng lưỡi liềm Đỏ quốc tế đã kêu gọi triển khai những nỗ lực khẩn cấp và hỗ trợ hơn nữa trong lĩnh vực chăm sóc y tế. Australia và Anh cũng đã cử các đội ngũ y tế đến hỗ trợ Papua New Guinea dập dịch.
* Tại châu Âu, Bộ Y tế Ba Lan cùng ngày thông báo số ca mắc mới COVID-19 hàng ngày đã tăng 90% so với tuần trước. Nếu xu hướng dịch bệnh này tiếp diễn, Ba Lan có thể phải áp đặt các biện pháp nghiêm ngặt hơn, có thể liên quan đến quy định đeo khẩu trang và thực hiện giãn cách xã hội.
Chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Ba Lan cũng diễn ra khá chậm chạp trong những tháng gần đây. Trung Âu đang chứng kiến số ca nhiễm mới tăng cao trở lại trong những ngày gần đây, gây quan ngại rằng tỷ lệ tiêm chủng tại khu vực này thấp hơn so với Tây Âu có thể làm bùng phát một làn sóng dịch bệnh mới.
Malaysia mở rộng đối tượng được tiêm mũi vaccine tăng cường Ngày 22/10, Chính phủ Malaysia bắt đầu triển khai mũi tiêm vaccine tăng cường ngừa COVID-19 cho những cá nhân đã hoàn thành tiêm chủng với vaccine của hãng Sinovac ít nhất 3 tháng. Theo đó, những cá nhân này sẽ đủ điều kiện được tiêm mũi thứ 3 vaccine của Pfizer/BioNTech và sẽ được tiêm trên cơ sở tự nguyện. Nhân viên...