New Zealand: Lưu lượng nước đổ về sông Buller cao nhất trong gần 100 năm qua
Viện nghiên cứu nước và khí quyển New Zealand ngày 29/7 thông báo lượng nước đổ về sông Buller thuộc South Island đang ở mức cao nhất so với các con sông khác ở New Zealand trong gần 100 năm qua.
Lượng nước đổ về sông Buller thuộc South Island đang ở mức cao nhất so với các con sông khác ở New Zealand trong gần 100 năm qua. Ảnh: Getty Images
Theo chuyên gia Richard Measures của NIWA, số liệu ghi nhận hiện nay cho thấy lưu lượng nước đổ về sông Buller hiện còn cao hơn mức ghi nhận năm 1926 – thời điểm con sông này đã phải hứng chịu trận lũ lớn nhất trong lịch sử nước này.
Các chỉ số kỹ thuật cho thấy lưu lượng nước đổ về trên sông Buller đo ngày 17/7 ở mức 7.640 m3/s, cao gấp nhiều lần lưu lượng trung bình của sông Buller là 454 m3/s. Trong khi kỷ lục về lưu lượng nước lũ 5.870 m3/s được ghi nhận trên sông Grey vào năm 1988.
Trong khi đó, một trạm quan trắc của NIWA trên sông Buller tại Te Kuha, cách thượng nguồn khoảng 10 km, đã liên tục ghi lại mực nước trong suốt trận lũ. Trạm quan trắc là một phần của mạng lưới các trạm quan trắc thủy văn chuẩn quốc gia của NIWA, cũng như là địa điểm dự báo lũ quan trọng của Hội đồng Khu vực Bờ Tây.
Với tầm quan trọng như vậy, trang web này có ba hệ thống giám sát độc lập tại chỗ – một hệ thống cảm biến để cung cấp thông tin cập nhật nhanh chóng khi xảy ra lũ quét, cộng với các cảm biến chính và dự phòng để ghi lại dữ liệu cho các phân tích trong tương lai.
Mực nước bao quanh khu vực Te Kuha đạt đỉnh 12,8m lúc 13h35 ngày 17/7, vài giờ trước khi mực nước tại Westport dâng lên mức cao nhất. Trong trận lũ năm 1970, đỉnh lũ là 11,9 mét. Đây là trận lụt lớn nhất được ghi nhận kể từ khi địa điểm giám sát Te Kuha được thành lập vào năm 1963.
Video đang HOT
Hiện cơ quan chức năng New Zealand đang thu thập thêm dữ liệu nhằm điều chỉnh chính xác những phân tích về lũ lụt và công cụ dự báo dòng chảy lũ của NIWA để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống khẩn cấp.
Động lực thúc đẩy Anh điều chiến hạm trực chiến ở châu Á
Việc điều hai chiến hạm thường trực ở châu Á sẽ giúp Anh muốn mở rộng ảnh hưởng và san sẻ gánh nặng "đối phó Trung Quốc" với Mỹ.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace ngày 20/7 cho biết nước này sẽ điều hai chiến hạm tới trực chiến tại các vùng biển châu Á. Các chiến hạm Anh dự kiến hỗ trợ các hoạt động tự do hàng hải của hải quân Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương.
Các chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng động thái trên của London có thể góp phần mở rộng ảnh hưởng của liên minh tình báo Ngũ Nhãn, gồm Anh, Australia, Canada, Mỹ và New Zealand.
Chuyên gia hải quân Lý Kiệt tại Bắc Kinh cho biết hai chiến hạm Anh trực chiến tại châu Á - Thái Bình Dương sẽ không làm thay đổi đáng kể cán cân quân sự trong khu vực, song có thể khiến Trung Quốc đứng trước áp lực lớn từ dư luận quốc tế.
"Đây là động thái chính trị mạo hiểm của liên minh Ngũ Nhãn, vốn tập trung vào việc chia sẻ thông tin tình báo. Liên minh này đang mở rộng hợp tác sang các hoạt động quân sự chung", Lý Kiệt cho biết.
Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth di chuyển trên vịnh Aden ngày 12/7. Ảnh: US Navy .
Australia từng ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) năm 2016, trong đó bác bỏ yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc đối với phần lớn diện tích Biển Đông. Canada gần đây kêu gọi Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế nhân dịp kỷ niệm 5 năm PCA ra phán quyết.
"Anh là một trong 5 cường quốc thuộc Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, do đó động thái này có nghĩa hai thành viên thường trực Hội đồng Bảo an đang tham gia đối phó một Trung Quốc đang trỗi dậy và điều đó có thể cản trở ảnh hưởng chính trị của Bắc Kinh trên trường quốc tế", chuyên gia Lý nói thêm.
Bộ trưởng Wallace cho biết các chiến hạm Anh sẽ nhận lệnh trực chiến tại châu Á sau khi nhóm tác chiến tàu sân bay HMS Queen Elizabeth kết thúc chuyến thăm Nhật Bản, dự kiến diễn ra tháng 9.
Trong hải trình của mình, nhóm tác chiến Queen Elizabeth sẽ đi qua Biển Đông và biển Hoa Đông, nơi Trung Quốc đang tranh giành ảnh hưởng với Mỹ và Nhật Bản.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên ngày 21/7 cho biết nước này tôn trọng quyền tự do hàng hải của tất cả quốc gia trong vùng biển xung quanh theo luật pháp quốc tế.
"Tuy nhiên, Trung Quốc kiên quyết phản đối bất cứ quốc gia nào xâm phạm chủ quyền của đất nước, cũng như hòa bình và ổn định của khu vực", ông Triệu nói.
Chiến hạm Anh và Mỹ diễn tập trên khu vực vịnh Aden ngày 12/7. Ảnh: US Navy .
Chu Thần Minh, chuyên gia quân sự tại Bắc Kinh, cho biết năng lực tác chiến của tàu sân bay Queen Elizabeth "không tạo ra mối đe dọa trực tiếp trong khu vực với quân đội Trung Quốc".
Tuy nhiên, bất cứ hoạt động hải quân chung tiềm năng nào giữa các lực lượng Anh và Nhật Bản có thể giúp Mỹ san sẻ một phần gánh nặng cùng chi phí cho những nỗ lực lâu dài nhằm đối phó quân đội Trung Quốc.
"Lời hứa của Anh về việc triển khai hai chiến hạm thường trực cho thấy quân đội Mỹ đang đối mặt tình trạng thiếu binh sĩ và chiến hạm trong khu vực", Chu Thần Minh nói. "Hải quân Mỹ chỉ còn một nhóm tàu đổ bộ tiến công trong khu vực, trong khi nhóm tác chiến tàu sân bay Ronald Reagan được điều tới Trung Đông để hỗ trợ hoạt động rút quân khỏi Afghanistan".
Cheung Mong, phó giáo sư tại Trường Nghiên cứu Tự do Quốc tế thuộc Đại học Waseda ở Nhật Bản, nhận định cam kết triển khai tàu chiến cho thấy Anh muốn nhắc nhở các quốc gia châu Á rằng họ có thể tạo ra một số ảnh hưởng trong khu vực.
"Anh muốn tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ do Nhật Bản đứng đầu. Việc điều chiến hạm tới châu Á sẽ gia tăng ảnh hưởng của Anh trong khu vực", Cheung nói.
Trung Quốc tức giận vì cáo buộc tấn công mạng toàn cầu Trung Quốc chỉ trích cáo buộc của Mỹ và đồng minh "hoàn toàn vô căn cứ, vô trách nhiệm" sau khi bị quy đứng sau chiến dịch tin tặc toàn cầu. Đại sứ quán Trung Quốc tại Australia, New Zealand và Na Uy hôm nay đồng loạt ra tuyên bố bác bỏ cáo buộc tấn công các máy chủ quan trọng toàn cầu....