New Zealand ghi nhận ca đậu mùa khỉ đầu tiên
Bộ Y tế New Zealand ngày 9/7 cho biết nước này đã ghi nhận ca đầu tiên mắc bệnh đậu mùa khỉ.
Đó là một người khoảng 30 tuổi, sống tại Auckland, vừa trở về sau khi đến một quốc gia đã có các ca mắc căn bệnh này.
Hình ảnh dưới kính hiển vi cho thấy virus đậu mùa khỉ trong mẫu bệnh phẩm của một bệnh nhân. Ảnh: Reuters/TTXVN
Bộ trên nhấn mạnh rằng vì số ca mắc đậu mùa khỉ đang gia tăng trên thế giới nên không loại trừ khả năng virus gây bệnh này xâm nhập vào New Zealand, nhưng không có bằng chứng cho thấy sự lây lan trong cộng đồng ở nước này.
Video đang HOT
Tháng trước, đậu mùa khỉ đã chính thức được liệt vào danh sách một căn bệnh cần lưu ý tại New Zealand. Theo Bộ Y tế New Zealand, phòng thí nghiệm trong nước có thể tiến hành xét nghiệm PCR đậu mùa khỉ và đã được sử dụng để phát hiện ca mắc đầu tiên nói trên. Bộ cũng khuyến cáo những người vừa ra nước ngoài và tham gia sự kiện có liên quan đến người mắc đậu mùa khỉ cần ý thức về các triệu chứng bệnh và tham vấn các chuyên gia y tế. Nhà chức trách đang nghiên cứu các khả năng tiếp cận với vaccine đậu mùa khỉ tại New Zealand nhằm ngăn chặn nguy cơ lây lan bệnh này.
WHO công bố báo cáo nhanh đầu tiên về bệnh đậu mùa khỉ
Ngày 7/7, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố bản báo cáo đầu tiên về tình hình lây lan bệnh đậu mùa khỉ, trong đó nêu chi tiết về các đặc điểm điển hình của những người nhiễm virus này.
Bàn tay của bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo báo cáo, sự gia tăng số ca mắc đậu mùa khỉ đã được ghi nhận từ đầu tháng 5 bên ngoài các quốc gia Trung và Tây Phi, nơi bệnh này đã từng là dịch. Từ ngày 1/1 - 4/7, tổng cộng có 6.027 ca mắc và 3 ca tử vong được ghi nhận tại 59 quốc gia trên thế giới. Số ca mắc đã tăng 77% kể từ ngày 27/6, trong thời gian này có 2 ca tử vong (đều ở Cộng hòa Trung Phi).
WHO cho biết 10 quốc gia chưa ghi nhận ca mắc mới trong hơn 21 ngày qua (tức thời gian ủ bệnh tối đa). Khoảng 82% số ca tại châu Âu và 15% tại châu Mỹ.
Theo số liệu của Trung tâm phòng và kiểm soát dịch bệnh châu Âu (CDC) và WHO khu vực châu Âu, các nước có trên 1.000 ca là Anh (1.351 ca), Tây Ban Nha (1.256 ca) và Đức (1.242 ca). Ngoài châu Âu, WHO đã ghi nhận 460 ca nhiễm tại Mỹ và 300 ca tại Canada.
WHO cho biết theo số liệu thống kê hiện có, hầu hết bệnh các ca nhiễm là nam giới, trong đó 3/5 là người có quan hệ đồng tính luyến ái. Người từ 18 - 44 tuổi chiếm 79% số ca mắc, và tuổi trung bình là 37. Có 6 ca là trẻ em dưới 18 tuổi và 25 ca là nhân viên chăm sóc y tế.
Báo cáo nêu rõ: "Dịch tiếp tục ảnh hưởng chủ yếu đến nam giới có quan hệ đồng tính nam, và hiện chưa có dấu hiệu nào cho thấy sự lây truyền ngoài nhóm người này... Con đường lây truyền phổ biến nhất được cho là thông qua tiếp xúc tình dục".
Báo cáo trên cũng cho biết các triệu chứng bình thường ban đầu của đậu mùa khỉ là sốt cao, phồng rộp trên da giống bệnh thủy đậu. Tuy nhiên, báo cáo cũng nêu rõ rằng trong đợt dịch này, nhiều ca không có dấu hiệu lâm sàng trên. Trong số các ca có ít nhất 1 triệu chứng, 81% phát ban trên diện rộng khắp cơ thể, 50% sốt và 41% phát ban ở cơ quan sinh dục.
Các dữ liệu xét nghiệm cho thấy trình tự gene của virus đậu mùa khỉ trong đợt dịch lần này là chủng ở vùng Tây Phi, nhẹ hơn chủng virus khác thuộc nhóm ở lòng chảo Congo.
Phát biểu tại họp báo trực tuyến từ Geneva (Thụy Sĩ) ngày 6/7, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết tổ chức này sẽ triệu tập một cuộc họp trong tuần lễ bắt đầu từ ngày 18/7 hoặc sớm hơn, nhằm quyết định xem liệu có tuyên bố đợt bùng phát lần này là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu hay không.
Ông Ghebreyesus cũng bày tỏ quan ngại về quy mô và mức độ lây lan của virus đậu mùa khỉ trên khắp thế giới. Theo ông, việc thiếu xét nghiệm đồng nghĩa rằng nhiều ca nhiễm có khả năng bị bỏ sót.
WHO công bố thêm 2 ca tử vong do bệnh đậu mùa khỉ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố thêm 2 ca tử vong do bệnh đậu mùa khỉ kể từ lần cập nhật tình hình dịch bệnh gần đây nhất vào ngày 27/6 vừa qua, theo đó nâng tổng số ca không qua khỏi do bệnh này lên 3 ca kể từ đầu năm nay. Nhân viên y tế điều trị cho...