New Zealand chủ động ứng phó tình trạng quá tải tại bệnh viện
Chính phủ New Zealand đã tăng ngân sách mở rộng các dịch vụ chăm sóc đặc biệt, trong khi xây dựng kế hoạch tiếp tục đầu tư hàng triệu đôla trong thời gian tới nhằm củng cố hệ thống này.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Auckland, New Zealand, ngày 3/4/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Theo Bộ trưởng Y tế New Zealand Andrew Little, nhờ biện pháp chủ động này, New Zealand đã tránh được tình trạng quá tải tại các bệnh viện mà nhiều nước gặp phải trong quá trình ứng phó với đại dịch COVID-19. Hiện các khu chăm sóc đặc biệt (ICU) trong các bệnh viện ở nước này sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân, dù là bệnh nhân COVID-19 hay các bệnh nghiêm trọng khác.
Bộ trưởng Little cho biết hiện Chính phủ New Zealand đã yêu cầu các cơ quan y tế cấp địa phương đề ra phương hướng để tăng số lượng phòng bệnh ICU trong vòng 6 tháng.
Video đang HOT
Theo ông Little, Chính phủ New Zealand đã trích 100 triệu đôla NZ (67,99 triệu USD) trong Quỹ ứng phó và phục hồi COVID-19 để đẩy nhanh các dự án tăng phòng bệnh ICU và dự kiến chi thêm 544 triệu đôla NZ (369,88 triệu USD) cho các nhu cầu trong khuôn khổ các dự án này, như chi phí cho nhân sự.
Sri Lanka ghi nhận ca đầu tiên nhiễm biến thể Omicron
Ngày 3/12, giới chức y tế Sri Lanka cho biết đã xác định bệnh nhân đầu tiên nhiễm biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 tại nước này.
Một điểm tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Colombo, Sri Lanka. Ảnh: THX/TTXVN
Bộ Y tế Sri Lanka nêu rõ ca nhiễm biến thể mới Omicron là công dân Sri Lanka gần đây trở về từ Nam Phi.
Phát biểu trước báo giới, Phó Giám đốc Dịch vụ Y tế, Tiến sĩ Hemantha Herath, cho biết ca nhiễm trên được xác nhận sau các xét nghiệm giải trình tự gene trong phòng thí nghiệm. Hiện giới chức trách đang triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp.
Trước đó, ngày 2/12, Sri Lanka ghi nhận 735 ca mắc mới COVID-19 và 27 ca tử vong. Như vậy, đến nay quốc gia Nam Á này đã ghi nhận tổng cộng 565.471 ca mắc COVID-19. Hiện gần 10.000 ca đang được điều trị.
Tại Nam Phi, Bộ trưởng Y tế Joe Phaahla ngày 3/12 cảnh báo nước này đang bước vào làn sóng dịch COVID-19 thứ tư bùng phát do biến thể Omicron. Tuy nhiên, ông khẳng định hệ thống y tế và bệnh viện hiện vẫn hoạt động bình thường.
Phát biểu họp báo, Bộ trưởng Phaala cho biết các ca mắc biến thể mới đã được ghi nhận tại 7 trong tổng số 9 tỉnh ở Nam Phi. Ông bày tỏ hy vọng Nam Phi có thể kiểm soát hiệu quả biến thể này, giảm tối đa nguy cơ bệnh nhân tử vong. Người đứng đầu Bộ Y tế Nam Phi cũng kêu gọi người dân tiêm phòng đầy đủ, nhấn mạnh đây là biện pháp phòng ngừa tốt nhất.
Tại châu Âu, Bộ Y tế Pháp thông báo hiện có 9 ca được xác định nhiễm biến thể Omicron tại nước này.
Trước đó, cố vấn khoa học hàng đầu của Chính phủ Pháp nhận định Omicron có thể trở thành một biến thể chủ đạo ở nước này vào cuối tháng 1/2022.
Biến thể Omicron được phát hiện lần đầu tiên vào cuối tháng 11 vừa qua và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định đây là biến thể đáng lo ngại. Hiện các nhà khoa học đang tiếp tục thu thập dữ liệu về khả năng lây truyền và tình trạng bệnh nếu nhiễm Omicron.
Đến nay, Omicron đã xuất hiện ở hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nhiều nước đã nhanh chóng siết chặt các quy định về đi lại quốc tế nhằm ngăn chặn biến thể này xâm nhập.
Nạn đói gia tăng kỷ lục tại Mỹ Latinh Liên hợp quốc (LHQ) mới đây công bố báo cáo cho thấy tỉ lệ thiếu đói tại các quốc gia Mỹ Latinh đã lên đến 9,1%, cao nhất trong vòng 15 năm trở lại đây. Nguyên nhân là do đại dịch COVID-19 đã tàn phá thị trường việc làm, khiến nhiều người lâm vào cảnh đói nghèo. Phụ nữ và trẻ em tại...