New Zealand bỏ quy định xét nghiệm COVID-19 trước khi khởi hành đối với người nhập cảnh
Từ ngày 20/6, hành khách nhập cảnh New Zealand sẽ không cần phải xét nghiệm sàng lọc COVID-19 trước khi khởi hành.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Auckland, New Zealand. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một thông báo ra ngày 16/6, Bộ trưởng phụ trách ứng phó với đại dịch COVID-19 của New Zealand Ayesha Verrall cho biết các biện pháp phòng chống dịch và chiến lược của nước này mở lại biên giới một cách thận trọng và theo từng giai đoạn đã có hiệu quả. Theo đó, New Zealand có thể dỡ bỏ yêu cầu xét nghiệm sớm hơn dự kiến.
Theo bà Verrall, khoảng 90% người nhập cảnh New Zealand thực hiện xét nghiệm theo quy định khi đến và tỷ lệ dương tính khoảng 2-3%. Nhà chức trách New Zeland cho rằng số ca mắc nhập cảnh sẽ không tăng đáng kể khi nước này dỡ bỏ yêu cầu xét nghiệm.
Video đang HOT
Mặc dù dỡ bỏ yêu cầu xét nghiệm trên, New Zealand duy trì các biện pháp giám sát cửa khẩu để phát hiện các biến thể mới của SARS-CoV-2. Để biết được các biến thể mới nào xuất hiện tại biên giới, người nhập cảnh sẽ vẫn được yêu cầu tự xét nghiệm vào ngày đầu tiên và xét nghiệm lại vào ngày thứ 5 hoặc 6 sau khi nhập cảnh. Nếu có kết quả dương tính sẽ phải xét nghiệm PCR.
Tại Australia, Thủ hiến bang Tây Australia Mark McGowan thông báo từ ngày 18/6, bang này dỡ bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang tại các nhà ga của sân bay, mặc dù số ca mắc mới COVID-19 tiếp tục gia tăng tại bang này.
Theo đó, hành khách có thể bỏ khẩu trang khi ở trong nhà ga nội địa và quốc tế, nhưng sẽ vẫn phải đeo khẩu trang trên các chuyến bay. Ông McGowan cho biết quyết định trên căn cứ khuyến cáo y tế mới nhất, song nhà chức trách vẫn khuyến cáo mọi người đeo khẩu trang để phòng ngừa bệnh.
Tính đến 20h ngày 14/6 theo giờ địa phương, cơ quan y tế bang Tây Australia ghi nhận 6.262 ca mắc mới COVID-19 tại bang này. Có 258 người nhập viện và 9 bệnh nhân được điều trị tại các khoa chăm sóc tích cực. Bang này cũng ghi nhận thêm 3 ca tử vong do COVID-19 từ ngày 8/6.
Trung Quốc ghi nhận số ca mắc COVID-19 cao nhất trong gần 2 năm
Ngày 17/1, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHS) thông báo Trung Quốc đại lục ghi nhận 223 ca mắc mới COVID-19 trong 24 giờ qua, mức cao nhất kể từ tháng 3/2020.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho sinh viên tại Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 14/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Theo NHS, trong số các ca mắc mới trên có 163 ca lây nhiễm trong cộng đồng và 60 ca nhập cảnh. Trong số các ca lây nhiễm trong cộng đồng có 80 ca ở thành phố Thiên Tân, 68 ca ở tỉnh Hà Nam, 9 ca ở Quảng Đông, 5 ca ở Thiểm Tây và 1 ca ở tỉnh Quảng Tây.
Như vậy, tính đến hết ngày 16/1, Trung Quốc đại lục ghi nhận tổng cộng 105.087 ca mắc COVID-19, trong đó có 4.636 ca tử vong.
Cùng ngày, Thư ký thường trực Bộ Y tế Thái Lan Kiattiphum Wongrajit cho biết tình hình dịch COVID-19 ở nước này đã bắt đầu ổn định sau 2 tuần đầu tiên của năm 2022.
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, ông Kiattiphum cho biết trong tuần đầu tiên của năm 2022, Thái Lan đã chứng kiến số lượng gia tăng các ca mắc mới COVID-19 do sự lây lan của biến thể Omicron có khả năng lây nhiễm cao hơn so với biến thể Delta. Tuy nhiên, số ca mắc mới đã bắt đầu ổn định và có xu hướng giảm, trong khi số bệnh nhân có các triệu chứng nghiêm trọng cũng đang giảm.
Ông Kiattiphum cho rằng mặc dù xu hướng dịch bệnh đang được cải thiện, Thái Lan vẫn duy trì mức cảnh báo 4, có nghĩa là tất cả các địa điểm có nguy cơ cao sẽ bị đóng cửa, người dân sẽ phải hạn chế đi lại và tham gia các cuộc tụ tập đông người để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Người dân cũng được khuyên nên tiêm mũi vaccine tăng cường ngừa COVID-19 và thường xét nghiệm nhanh kháng nguyên (ATK).
Theo ông Kiattiphum, nếu tình hình dịch bệnh tiếp tục được cải thiện, Bộ Y tế sẽ đề nghị Trung tâm Xử lý Tình hình COVID-19 (CCSA) giảm bớt một số biện pháp để cuộc sống của người dân có thể trở lại bình thường càng sớm càng tốt.
Thái Lan sáng 17/1 ghi nhận thêm 6.929 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua, giảm hơn so với 8.077 ca một ngày trước đó. Như vậy, kể từ đầu dịch đến nay, quốc gia Đông Nam Á này đã ghi nhận tổng cộng 2.331.414 ca mắc COVID-19. Đại dịch COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của 21.938 người ở Thái Lan, trong đó có 240 người được ghi nhận kể từ đầu năm 2022.
Tập đoàn BP mua phần lớn cổ phần của dự án năng lượng tái tạo trị giá 36 tỷ USD Ngày 15/6, "đại gia" dầu mỏ và khí đốt BP (Australia) thông báo đã mua 40,5% cổ phần của Trung tâm năng lượng tái tạo châu Á (AREH), ở phía Tây Australia, tiềm năng trở thành dự án năng lượng tái tạo lớn nhất trên thế giới. Theo đó, BP sẽ vận hành dự án AREH với diện tích 6.500 km tại vùng...