New Zealand ban bố tình trạng khẩn cấp vì mưa lũ
Giới chức New Zealand ban bố tình trạng khẩn cấp ở Cantebury, nơi đang mưa lớn có nguy cơ gây lũ lụt đe dọa hàng nghìn hộ dân.
Quyền bộ trưởng quản lý khẩn cấp New Zealand Kris Faafoi, người đã tới thăm những nơi bị ảnh hưởng nặng nhất tại phía nam tỉnh Cantebury, hôm nay cho biết khoàng 3.000 hộ dân đang gặp nguy hiểm và quân đội đã triển khai để hỗ trợ sơ tán nếu cần thiết.
“Mưa sẽ kéo dài ít nhất tới ngày mai, dự đoán mưa lớn và các nhà chức trách sẽ theo dõi mực nước sông tối nay”, Faafoi thông báo.
Mưa lớn gây ngập lụt ở Canterbury hôm 30/5. Video: AFP
Cơ quan Khí tượng New Zealand đưa cảnh báo “đỏ” hiếm gặp với khu vực này, với lượng mưa lên tới 300 mm dự kiến sẽ rơi xuống khu vực đất liền. Tại Christchurch, thành phố lớn vùng duyên hải ở Canterbury, dự báo lượng mưa là 100 mm, cao hơn nhiều so với mức trung bình tháng 5 hàng năm.
Neville Reilly, phụ trách nhóm ứng phó khẩn cấp Phòng thủ Dân sự Canterbury, cho hay bang đã ban bố tình trạng khẩn cấp.
“Chính quyền đưa ra nhiều phương án dự phòng để nếu xảy ra bất trắc, chúng tôi sẽ biết phải sơ tán người dân khu vực nào và đưa họ tới đâu”, ông nói. “Chúng tôi đang nín thờ chờ qua đêm nay”.
Neil Brown, thị trưởng Ashburton, cho biết khoảng 4.000 người trong thị trấn có thể buộc phải sơ tán nếu sông Ashburton vỡ đê.
Thủ tướng New Zealand kêu gọi tập trung giải quyết vấn đề phân biệt chủng tộc
Ngày 15/3, Thủ tướng Zealand Jacinda Ardern kêu gọi thế giới cần có các cuộc đối thoại về phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa da trắng thượng đẳng, trong bối cảnh nước này tưởng niệm 2 năm vụ khủng bố nhằm vào hai đền thờ Hồi giáo tại thành phố Christchurch khiến hàng chục người thiệt mạng.
Thủ tướng Jacinda Ardern phát biểu tại lễ tưởng niệm 2 năm vụ khủng bố nhằm vào hai đền thờ Hồi giáo tại thành phố Christchurch, New Zealand, ngày 13/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp báo, Thủ tướng Ardern nhấn mạnh dù phần tử khủng bố tới từ Australia, song New Zealand có trách nhiệm giải quyết vấn đề một cách phù hợp. Bà khẳng định thành viên của các cộng đồng Hồi giáo đã gặp phải những trải nghiệm phân biệt chủng tộc đáng sợ, trước khi xảy ra vụ tấn công ngay trong cộng đồng của họ. Theo bà, mỗi nhà lãnh đạo thế giới đều có trách nhiệm với vấn đề này, bởi tiếng nói của họ sẽ được lan tỏa đến mọi nơi và mọi lúc.
Năm ngoái, Thủ tướng Ardern cũng công khai gửi lời xin lỗi tới người dân vì những thiếu sót trong công tác giám sát an ninh liên quan đến vụ tấn công khủng bố vào hai nhà thờ Hồi giáo tại thành phố Christchurch hồi tháng 3/2019.
Nhà lãnh đạo New Zealand nêu rõ đã thành lập quỹ ứng phó trị giá 1 triệu NZD (tương đương 719.800 USD) để hỗ trợ kết nối các nhóm cộng đồng với Ủy ban Hoàng gia.
Khi được hỏi về việc liệu New Zealand có phải là điểm đến an toàn cho người Hồi giáo so với cách đây 2 năm không, bà Ardern tuyên bố hiện vẫn còn rất nhiều việc làm và câu trả lời này thuộc về cộng đồng người Hồi giáo.
Ngày 15/3/2019, đối tượng Brenton Tarant người Australia đã xả súng vào các tín đồ tại 2 đền thờ Hồi giáo ở thành phố Christchurch, khiến 51 người thiệt mạng và làm nhiều người bị thương. Kẻ tấn công đã đăng tải những thông điệp tuyên truyền chủ nghĩa da trắng thượng đẳng, sau đó phát trực tiếp vụ xả súng tàn bạo trên mạng Facebook trước khi bị bắt giữ. Thủ tướng Ardern gọi đây là "một trong những ngày đen tối nhất" trong lịch sử New Zealand.
Tháng 8/2020, Tarrant bị kết án tù chung thân. Đây là án tù chung thân đầu tiên ở New Zealand.
Thách thức lớn đối với các ngân hàng trung ương ở châu Á Việc số ca mắc COVID-19 tăng mạnh ở châu Á và tốc độ tiêm vaccine chậm đang thử thách giới hạn của các ngân hàng trung ương trong việc hỗ trợ đà phục hồi của các nền kinh tế mà cho đến gần đây vẫn rất ấn tượng. Nhân viên y tế tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Bắc Kinh,...