New York Times thử nghiệm chống lại tin tức giả bằng công nghệ blockchain
Chống lại tin tức giả, tin tức sai sự thật là một trong những thách thức lớn nhất của báo chí hiện đại. Đã có nhiều giải pháp, nỗ lực được đưa ra nhằm giúp độc giả xác định được nguồn tin đáng tin cậy.
New York Times chống lại tin tức giả bằng công nghệ blockchain
“Người dùng mới, những người dễ bị lừa dối và gây mơ hồ, cuối cùng, họ sẽ trở nên mệt mỏi và thờ ơ với tin tức”.- New York Times.
Và giải pháp đang được tạp chí hàng đầu thế giới New York Times áp dụng đó là công nghệ blockchain. Cụ thể, New York Times có một dự án mang tên “Nguồn gốc của tin tức”, dự án này nhằm tìm hiểu nền tảng Hyperledger Fabric với sự giúp đỡ của IBM Garage- chương trình tăng tốc khởi nghiệp của gã khổng lồ công nghệ IBM. Dự án nhằm mục đích chống lại fake news và phương tiện truyền thông giả mạo- điều gây hại cho các nhà xuất bản bất kể lớn cũng như nhỏ.
Dự án này sẽ xây dựng một cơ sở dữ liệu riêng tư, phân tán để tìm cách chứng minh tính xác thực của hình ảnh, tin tức được sử dụng trong báo chí.
Video đang HOT
New York Times chống lại tin tức giả bằng công nghệ blockchain
New York Times tin rằng họ sẽ có thể chứng minh tính xác thực của hình ảnh bằng cách xuất bản bản gốc lên blockchain. Về lý thuyết, điều này sẽ tạo ra một hình thức “xuất xứ kỹ thuật số” có thể chứng minh hình ảnh đến từ đâu và nếu nó đã trải qua bất kỳ chỉnh sửa nào kể từ khi nó được phát hành lần đầu tiên. Hay dễ hiểu hơn, dự án nhằm mục đích lưu trữ “ siêu dữ liệu theo ngữ cảnh” của tin tức trên một blockchain, bao gồm cả việc một bức ảnh hay video được chụp ở đâu và khi nào, ai chụp nó và thông tin liên quan đến việc nó được biên tập và xuất bản như nào.
Nếu thành công với giai đoạn ban đầu, NYT có kế hoạch áp dụng rộng rãi giải pháp này sang các khu vực khác của báo chí. NYT dự kiến sẽ cập nhật về dự án xuyên suốt quá trình, tổng kết trong một báo cáo đầy đủ sau khi kết thúc thí điểm.
Một công nghệ blockchain có tên gọi là Civil đã thu hút sự chú ý trong hai năm qua với tuyên bố rằng blockchain của nó sinh ra để “sửa chữa” báo chí. Đã có nhiều hoài nghi về tuyên bố “mạnh miệng” này của Civil, nhưng Forbes vẫn thử nghiệm Civil từ tháng 10/2018.
Forbes vẫn thử nghiệm Civil từ tháng 10/2018.
Thật không may, kế hoạch gọi vốn ICO của Civl đã thất bại thảm hại, chỉ sau một tuần Forbes công bố quan hệ đối tác với công ty này.
Trên thực tế, có rất nhiều rào cản phải vượt qua để giải quyết những thách thức liên quan đến tin tức giả mạo. Blockchain chưa chứng minh được tính hiệu quả của mình trong việc chống lại fake news, nhưng tín hiệu khả quan từ tờ The New York Times sẽ củng cố thêm cho tương lai của blockchain trong lĩnh vực truyền thông, báo chí.
Blockchain là một sổ cái kỹ thuật số được phân chia hay dễ hiểu hơn là cơ sở dữ liệu trong một mạng. Sổ cái được chia sẻ cho những người tham gia vào mạng lưới. Điều này cho thấy rằng trong toàn bộ hệ thống không phải chỉ có một vị trí duy nhất, một tài liệu có thể làm căn cứ đáng tin (authority) duy nhất, vì những lần sao chép cùng một phiên bản sổ cái được đặt ở nhiều nơi.
Tất cả các bản sao này được cập nhật khi dữ liệu hoặc giao dịch mới được ghi vào blockchain thông qua sự đồng thuận của tất cả mọi người tham gia. Người đào có trách nhiệm phê duyệt các giao dịch và giám sát mạng bằng cách giải quyết các công thức tinh vi với sự trợ giúp của máy tính. Nó là một hệ thống ngang hàng P2P, loại bỏ tất cả mọi khâu trung gian, làm tăng cường an ninh, minh bạch và sự ổn định cũng như giảm thiểu chi phí và lỗi do con người gây ra.
Bằng cách cho phép phân phối các thông tin kỹ thuật số nhưng không được sao chép, công nghệ blockchain đã tạo ra xương sống cho một loại hình Internet mới.
Trong cuốn sách Blockchain Revolution (2016), Don & Alex Tapscott đã nhận định rằng: “Blockchain là một sổ cái kỹ thuật số không thể bị phá hỏng của các giao dịch kinh tế, có thể được lập trình để ghi lại không chỉ những giao dịch tài chính mà có thể ghi lại tất cả mọi thứ có giá trị”.
Theo công luận
Mạng xã hội Gapo cập nhật lại chính sách bảo mật, đặt máy chủ tại Việt Nam, tuân thủ pháp luật Việt Nam
Sau nghi vấn sao chép chính sách bảo mật của Google, mạng xã hội Gapo ngay sau đó cập nhật chính sách mới, trong đó có ghi máy chủ của mạng xã hội này đặt tại Việt Nam và cam kết tuân thủ pháp luật Việt Nam.
Từ sáng nay 25/7 mạng xã hội Gapo đã cập nhật lại chính sách bảo mật. Ngoài các chính sách bảo mật thường có, mạng xã hội này cập nhật thêm các thông tin cụ thể hơn vì là mạng xã hội Việt Nam, hoạt động chính trước mắt tại thị trường Việt Nam.
Phần chính sách bảo mật của Gapo cho biết máy chủ đặt tại Việt Nam, tuân thủ pháp luật Việt Nam
Theo đó, Gapo cho biết đặt máy chủ tại Việt Nam. Tất cả các dữ liệu được lưu trữ, sử dụng theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Ngoài ra, Gapo cho biết "sẽ chia sẻ thông tin cá nhân cho các cơ quan chức năng của Việt Nam khi có yêu cầu hợp lệ của Tòa án và/hoặc cơ quan hành chính có thẩm quyền theo quy định của pháp luật Việt Nam".
Trước đó như ICTnews đã thông tin vào chiều ngày 24/7, phần chính sách bảo mật của Gapo có nhiều đoạn sao chép nguyên xi chính sách bảo mật của Google. Đến khoảng 18:45 ngày 24/7, phần chính sách bảo mật của Gapo không truy cập được. Đến sáng nay 25/7, phần chính sách bảo mật của Gapo hiển thị trở lại, được rút ngắn hơn so với trước, và bổ sung các điều khoản như trên.
Theo ITC News
Chưa ra đời nhưng tiền số Libra đã bị lợi dụng để lừa đảo Đồng tiền số Libra mà công ty Facebook đang ấp ủ đã trở thành 'miếng mồi ngon' để các đối tượng lừa đảo lợi dụng, tạo ra các cơ hội 'ma' về mua sắm và đầu tư Biểu tượng đồng tiền số Libra. Ảnh: AFP/TTXVN Dù còn chưa chính thức ra đời, nhưng đồng tiền số Libra mà công ty Facebook đang ấp...