New York (Mỹ) sẽ tăng gấp đôi số lượng xét nghiệm Covid-19 một ngày
New York sẽ tăng gấp đôi số lượng xét nghiệm Covid-19 mỗi ngày tương đương với khoảng 40.000 mẫu/ngày.
Thống đốc bang New York Andrew Cuomo ngày 21/4 cho biết, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chấp thuận yêu cầu của Chính phủ liên bang cung cấp thêm các vật tư y tế cần thiết cho New York và hỗ trợ bang này tăng gấp đôi khả năng xét nghiệm Covid-19.
New York vẫn là tâm dịch lớn của thế giới với số ca mắc và tử vong vì Covid-19 rất cao. Ảnh: AP
Trả lời phỏng vấn báo giới sau cuộc họp với Tổng thống Mỹ ở Washington, ông Andrew Cuomo cho biết, mặc dù New York những ngày qua đã chứng kiến số ca mắc Covid-19 phải nhập viện có xu hướng giảm nhưng việc mở rộng xét nghiệm là rất quan trọng để có thể sớm đưa cuộc sống của người dân trở lại bình thường.
Ông cũng khẳng định mục tiêu nâng số lượng xét nghiệm trên toàn bang lên gấp đôi, tức 40.000 mẫu/ngày, đồng thời cho rằng sẽ mất tới vài tuần để có thể thực hiện được điều này.
Tính đến nay, New York, tâm dịch Covid-19 ở Mỹ đã báo cáo hơn 257.000 ca mắc Covid-19 với gần 20.000 ca tử vong, chiếm gần 50% số ca tử vong toàn quốc./.
Video đang HOT
CTV Khánh Hà
WHO lo khi các nước dần dỡ bỏ phong tỏa
Trong bối cảnh có hơn 2,5 triệu ca nhiễm toàn cầu và hơn 170.000 người tử vong vì Covid-19, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lần đầu tiên lên tiếng cảnh báo về điều tồi tệ nhất nếu các nước nhanh chóng dỡ bỏ lệnh phong tỏa.
Một bác sĩ chờ được xét nghiệm Covid-19 tại Bệnh viện Queens, New York, Mỹ. Ảnh: AP
Phải thực hiện dần dần
"Hãy tin chúng tôi. Điều tồi tệ nhất vẫn còn ở phía trước", người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo. Ông Tedros không nêu rõ lý do tại sao cho rằng, dịch Covid-19 có thể tiếp tục chuyển biến xấu nhưng ông và nhiều chuyên gia y tế cấp cao từng đề cập đến khả năng đại dịch lây lan tại Châu Phi, nơi có hệ thống y tế kém phát triển. Tổng giám đốc WHO kêu gọi: "Hãy ngăn chặn thảm kịch này. Chúng ta còn chưa hiểu hết về virus Corona".
Trong tuyên bố mới nhất đưa ra hôm 21-4, WHO cảnh báo, bất kỳ quyết định dỡ bỏ tình trạng phong tỏa nào cũng phải thực hiện dần dần và nếu những hạn chế được dỡ bỏ quá sớm sẽ dẫn tới làn sóng tái bùng phát. Phát biểu trong cuộc họp báo trực tuyến, Giám đốc WHO khu vực Tây Thái Bình Dương, ông Takeshi Kasai nhận định, những biện pháp phong tỏa đã chứng minh hiệu quả và người dân phải sẵn sàng cho một lối sống mới để xã hội tiếp tục hoạt động trong khi Covid-19 đang được kiểm soát. Theo ông Kasai, cho đến khi tìm ra vaccine phòng ngừa Covid-19, quá trình thích ứng với đại dịch sẽ phải trở thành một tình trạng bình thường mới. Ngoài ra, ông Kansai cho biết, WHO quan ngại về sự gia tăng số ca mắc Covid-19 tại Nhật Bản, đồng thời khẳng định nước này vẫn chưa bước vào giai đoạn bùng phát dịch bệnh quy mô lớn trong cộng đồng.
Những cảnh báo này được đưa ra trong bối cảnh nhiều nước đang dần nới lỏng các biện pháp hạn chế do dịch bệnh có dấu hiệu giảm nhiệt. Bất chấp những lo ngại từ các quan chức y tế, một số tiểu bang của Mỹ cũng đã công bố kế hoạch mở cửa trở lại mạnh mẽ, trong khi Boeing và ít nhất một nhà sản xuất thiết bị hạng nặng khác của Mỹ đã tiếp tục sản xuất. Ở những nơi khác trên thế giới, việc mở cửa trở lại từng bước đang diễn ra ở Châu Âu. Tại Đức, quốc gia được khen ngợi vì có tỷ lệ tử vong thấp, vốn đã cho phép cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ mở cửa trở lại, Thủ tướng Angela Merkel vẫn kêu gọi mọi người nên cẩn trọng vì "đại dịch chỉ mới bắt đầu". Australia hôm 21-4 cho biết sẽ cho phép nối lại các ca phẫu thuật không khẩn cấp từ tuần tới khi các cơ quan y tế ngày càng tin tưởng rằng các bệnh viện ở đó đã kiểm soát được Covid-19.
Mệt mỏi vì suy thoái kinh tế
Các động thái mở cửa trở lại diễn ra khi các chính trị gia trở nên mệt mỏi với số người thất nghiệp tăng vọt và suy thoái kinh tế. Cổ phiếu Châu Á đã Phố Wall thấp điểm nhất vào hôm 21-4 sau khi giá dầu của Mỹ giảm xuống dưới mức 0 USD/thùng (ở mức -37,63 USD) do tình trạng dư thừa trên toàn thế giới khi các nhà máy, ô-tô và máy bay không hoạt động. Tổng thống Donald Trump cho biết sẽ cân nhắc quyết định ngừng nhập khẩu dầu mỏ từ Saudi Arabia, đồng thời cho rằng tình trạng sụt giảm giá dầu xuống mức kỷ lục trong ngày chỉ diễn ra trong ngắn hạn và xuất phát từ một "sự siết chặt tài chính".
Hiện trạng này diễn ra trong bối cảnh trước đó Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cùng các nước đối tác, còn được gọi là OPEC ngày 12-4 nhất trí cắt giảm 9,7 triệu thùng dầu/ngày trong thời gian 2 tháng từ tháng 5 đến tháng 6-2020, động thái xem ra ít tác động đến giá dầu. Động thái này được đưa ra nhằm bình ổn giá "vàng đen" trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn ra ở khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, trên thực tế, động thái của OPEC đến nay vẫn chưa ngăn chặn được đà giảm của giá dầu trước sự sụt giảm mạnh về nhu cầu sử dụng năng lượng do đại dịch nguy hiểm này. Ông Stephen Innes - nhà chiến lược hàng đầu về thị trường toàn cầu của AxiCorp, nhấn mạnh: "Không mất nhiều thời gian để thị trường nhận ra rằng thỏa thuận của nhóm OPEC , ở dạng thức hiện nay, sẽ không đủ để cân bằng các thị trường dầu mỏ".
Các doanh nghiệp bắt đầu hoạt động trở lại ở Mỹ có khả năng mang lại thiện chí với Tổng thống Donald Trump tại thời điểm chính quyền của ông đang tiết kiệm hàng tỷ đồng cho các Cty. Ông Trump đã kích động để khởi động lại nền kinh tế, chỉ trích các thống đốc bang của đảng Dân chủ và kích động những người biểu tình phản đối việc đóng cửa đang hủy hoại sinh kế của họ và chà đạp quyền lợi của họ. Ở một số bang - hầu hết trong số họ do đảng Cộng hòa lãnh đạo - các thống đốc cho biết họ đã thấy các dấu hiệu cho thấy, đường cong đại dịch đang bị san phẳng, khiến các doanh nghiệp và không gian công cộng có thể bắt đầu mở cửa trở lại.
Cuộc chiến với Mỹ
WHO đang đối mặt nhiều chỉ trích gay gắt về cách ứng phó với Covid-19, vốn khiến Mỹ - nhà tài trợ lớn nhất cho tổ chức này - tuyên bố ngừng đóng góp tài chính. Tổng thống Donald Trump thậm chí cáo buộc cơ quan này đã làm rối cách đối phó với Covid-19 ngay từ đầu, mặc dù cơ quan chuyên trách sức khỏe toàn cầu này đã điều phối những nỗ lực quốc tế chống lại đại dịch. Ông Trump cũng một mực cho rằng WHO không chia sẻ thông tin theo cách thức "kịp thời và minh bạch" kể từ khi dịch bùng phát.
Trước áp lực này, ông Tedros khẳng định tổ chức này đã đưa ra cảnh báo cho thế giới "từ ngày đầu tiên". Lãnh đạo WHO cũng cho biết, tổ chức này không có gì phải "giấu giếm Mỹ ngay từ đầu" trong phản ứng với đại dịch Covid-19 khi các chuyên gia Mỹ đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch này. Phát biểu trong một cuộc họp báo, ông Tedros cho hay, khoảng 15 nhân viên của Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã đến hỗ trợ WHO kể từ tháng 1, với 2 quan chức Mỹ được chỉ định làm việc dài hạn - dấu hiệu của sự minh bạch của cơ quan này, đồng thời khẳng định "tất cả các nước ngay lập tức đều nhận được thông tin".
Gọi đại dịch Covid-19 là "kẻ thù số 1 của cộng đồng", người đứng đầu WHO nhấn mạnh: "Chúng tôi đã cảnh báo ngay từ khi bắt đầu, đây là một con quỷ mà tất cả mọi người nên chiến đấu". Ông Tedros cũng tiếp tục phủ nhận cáo buộc phớt lờ cảnh báo từ Đài Loan (Trung Quốc), cho biết, WHO sớm có được những thông tin về dịch bệnh tại Vũ Hán (Hồ Bắc, Trung Quốc) và Đài Loan chỉ thể hiện mong muốn có thêm thông tin về dịch bệnh. "Một điều cần được làm rõ là bức thư (về dịch bệnh ở Vũ Hán) đầu tiên không phải đến từ Đài Loan. Nhiều quốc gia đã yêu cầu xác minh. Báo cáo đầu tiên về Covid-19 đến từ Vũ Hán", ông Tedros nói.
KHẢ ANH
Tổng thống Trump và Thống đốc bang New York khẩu chiến dữ đội Thống đốc New York Andrew Cuomo chỉ trích gay gắt phản ứng của Tổng thống Trump về đại dịch trong khi nhà lãnh đạo Mỹ khuyên ông Cuomo "nói ít và làm nhiều hơn". Sự bất mãn của Thống đốc bang New York Andrew Cuomo đối với nhà lãnh đạo Mỹ được biểu thị bằng hàng loạt tuyên bố sau khi một phóng...