Nếu Việt Nam nhân nhượng, Trung Quốc sẽ lấn tới
Khẳng định Việt Nam cần phải kiện Trung Quốc ra Toà án Quốc tế, dù sẽ có những lợi – hại nhất định, trao đổi với Báo điện tử Một Thế Giới, GS Nguyễn Mạnh Hùng – chuyên gia về chính trị và bang giao quốc tế Viện đại học George Mason – cũng cho rằng: cái chính vẫn là tương quan lực lượng.
Tại ngày cuối, ngày 26.7, của Hội nghị quốc tế biển Đông 2014, học giả các nước tiếp tục thảo luận để tìm ra những giải pháp nhằm hạn chế những leo thang của Trung Quốc và nguy cơ xảy ra chiến tranh giữa các nước đang có tranh chấp trên biển Đông.
Luật rừng của Trung Quốc hay luật quốc tế
Dự kiến sẽ trao đổi bài tham luận vào ngày cuối tại hội nghị, nhưng cuối cùng ông Cao Qun,Trung tâm An ninh hàng hải và hợp tác, ĐH Bắc Kinh, Trung Quốc vắng mặt. GS Carl Thayer, chuyên gia nghiên cứu về biển Đông thuộc Học viện quốc phòng Úc thay mặt đọc tham luận của ông Cao Qun, về quan điểm của Trung Quốc khi Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa án trọng tài quốc tế về luật biển (UNCLOS).
Trong tham luận, ông Cao Qun liên tục cáo buộc Philippines kiện Trung Quốc là không có cơ sở, vì Trung Quốc chỉ tuyên bố chủ quyền đường chín đoạn của mình, đồng thời cho rằng Trung Quốc không hề vi phạm UNCLOS.
Đồng thời, ông Cao Qun cho rằng, đường chín đoạn đã ra đời rất lâu, từ năm 1947, trước khi UNCLOS ra đời. Trung Quốc có quyền và cơ chế lịch sử, nên Philippines không thể phê phán Trung Quốc đi ngược với UNCLOS được.
“Xa hơn, Philippines đã thất bại trong việc thực hiện nghĩa vụ trao đổi với Trung Quốc về tranh chấp”, ông Cao Qun viết.
Ảnh: L.Quỳnh
Tại hội nghị, phản ứng khá gay gắt với tham luận từ phía Trung Quốc, ông Renato De Castro, đến từ ĐH De La Salle, Philippines, cho rằng Trung Quốc đang thể hiện một sự hung hăng rất lớn khi liên tục thay đổi bản đồ mà không dựa trên cơ sở nào.
Theo ông Renato De Castro, việc Philippines kiện Trung Quốc là hành động phản ứng của nước này khi bị Trung Quốc dồn vào việc phải chấp nhận việc Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarboroug vào năm 2012.
“Việc Trung Quốc cho rằng đã có đường lưỡi bò trước khi có UNCLOS là không có cơ sở. Nó được thực hiện bởi một cá nhân, mà một cá nhân thì không thể nào xác định được cương thổ quốc gia”.
Ông Lê Vĩnh Trương, đến từ Quỹ Nghiên cứu biển Đông Nam Á.
Mọi buộc tội của Philippines với Trung Quốc đều có cơ sở. Trong vòng 17 năm quan, Trung Quốc luôn “làm ngơ” trước mọi yêu cầu cùng thảo luận về vấn đề tranh chấp trên biển Đông với Philippines, cũng như chưa bao giờ chịu giải thích đường chín đoạn là như thế nào. Vì vậy, các quốc gia có chủ quyền buộc phải đưa Trung quốc ra Tòa án quốc tế.
Video đang HOT
“Chúng ta phải tôn trọng hệ thống luật quốc tế chứ không thể dùng “luật rừng” như Trung Quốc. Những nước lớn cũng phải tôn trọng luật quốc tế. Quốc gia lớn hay nhỏ đều có lợi ích quốc gia của mình và đều cần được tôn trọng”, ông Renato De Castro nói.
Cần kiện Trung Quốc, nhưng cái chính vẫn là tương quan lực lượng
Chia sẻ quan điểm với Philippines, ông Lê Vĩnh Trương, đến từ Quỹ Nghiên cứu biển Đông Nam Á, việc Việt Nam dùng luật pháp quốc tế, cụ thể là kiện Trung Quốc theo UNCLOS, là phương pháp văn minh, giảm sự leo thang chiến tranh của Trung Quốc, giảm nguy cơ hoặc chấm dứt chiến tranh.
Trong suốt nhiều năm quan, Trung Quốc đã có những hành vi bắt bớ, giết chết ngư dân Việt Nam, cắt cáp, đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào thềm lục địa Việt Nam… Việt Nam đã nỗ lực thương thuyết 26 lần với Trung Quốc nhưng nước này vẫn bặt âm vô tín.
Vì vậy, theo ông Trương, nếu Việt Nam tiếp tục chính sách thương thuyết với Trung Quốc thì sẽ phải hối tiếc về sau. Điều này khiến Trung Quốc sẽ ngày càng gây hấn với Việt Nam hơn, Việt Nam ngày càng nhượng bộ và yếu thế; sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cái nhìn của người dân Việt Nam lẫn quốc tế.
GS Carl Thayer tại nơi trưng bày chứng cứ Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam bên ngoài hội nghị – Ảnh: L.Quỳnh
“16 chữ vàng hoặc 4 chữ tốt cũng chỉ là uyển ngữ, đang đi ngược lại tình hình chính trị trong khu vực hiện tại. Chúng ta cần dùng mọi biện pháp để giảm nguy cơ chiến tranh. Nếu chỉ dùng duy nhất biện pháp thương thuyết thì đó sẽ là nguy cơ xảy ra chiến tranh”, ông Trương nói.
Đồng thời, việc kiện Trung Quốc không chỉ là phương pháp chủ động trong ngoại giao, tạo ra những hình ảnh tích cực về chính sách và chính trị cho Việt Nam, mà nó còn là liệu pháp vắc-xin về kinh tế về lâu dài với Việt Nam, đưa Việt Nam ra khỏi bị phụ thuộc vào Trung Quốc.
Theo ông Trương, Việt Nam có thể gặp khó khăn về ngắn hạn, thậm chí trung hạn, nhưng về lâu dài Việt Nam có thể cân bằng về kinh tế, chính trị.
“10% của Việt Nam là xuất khẩu, nhập khẩu là 28%, Trung Quốc là một trong 7 quốc gia đầu tư lớn nhất ở Việt Nam. Nếu Trung Quốc cấm vận thì Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng 28%. Nhưng nhìn lại thời kì Việt Nam bị cấm vận 1975 – 1989, Việt Nam bị tác động đến 58%, nhưng sau đó, chỉ mất 2 năm, kinh tế Việt Nam đã phục hồi về xuất khẩu, tìm ra những thị trường khác như Châu Âu, Tây Âu, Châu Mỹ,…”, ông Trương dẫn chứng.
Đồng quan điểm cần kiện Trung Quốc, trao đổi với Một Thế Giới, GS Nguyễn Mạnh Hùng – chuyên gia về chính trị và bang giao quốc tế Viện đại học George Mason – nói: vấn đề là mình kiện gì thôi.
Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề Việt Nam kiện Trung Quốc cho thấy cũng có cái lợi và cái hại, nhưng Việt Nam có nhiều lí do để kiện Trung Quốc. “Việc kiện tương đối thuận lợi cho Việt Nam. Tôi không lo mình bị thất bại. Mình kiện để buộc thế giới phải lên tiếng, và nhất là kiện ra Toà án trọng tài quốc tế thì không có phủ quyết được”, GS Hùng nói.
Tuy nhiên, GS Hùng cho biết thêm, luật pháp chỉ có tính tương đối. Trong trường hợp Việt Nam thắng kiện mà Trung Quốc vẫn tiếp tục có những hành vi gây hấn thì cũng khó làm gì được, vì luật quốc tế không có định chế để thi hành, thành ra nó chỉ có tính cách ngoại giao, cái chính vẫn là tương quan lực lượng.
Học giả các nước tại hội nghị – ảnh: L.Quỳnh
Cần là một Asean thống nhất, tin tưởng nhau
Thảo luận tại hội nghị, ông Hitoshi Nasu, ĐH quốc gia Australia đề nghị, các nước tranh chấp thay vì ngăn cấm, thì có thể cùng ngồi lại và thống nhất những hành động nào là thù địch và gây thù địch cho đối phương. Điều này sẽ giảm nguy cơ chiến tranh rất lớn.
Còn GS Carl Thayer cho rằng, trong tình hình hiện nay, bộ Quy tắc ứng xử biển Đông (COC) phải còn mất rất lâu, có thể cả chục năm, để hoàn thiện. Trong khi đó, thực tế khối Asean là một khối bị chia rẽ, với những quyền lợi khác nhau, ngay cả trong nhóm các nước đang tuyên bố bị tranh chấp trên biển Đông cũng bị chia rẽ, không thống nhất trong ứng xử.
Vì vậy, rất cần phải xây dựng được khu hàng hải chung, an toàn, không bị chia cắt, và luật quốc tế được áp dụng cho mọi khu vực hàng hải chung, cả Đông Nam Á, chứ không chỉ biển Đông. Đồng thời, luật pháp quốc tế cũng phải là một phần và lồng ghép vào COC. COC phải được áp dụng toàn bộ vùng biển Đông Nam Á, có như vậy mới tăng được tính đoàn kết và giải quyết được những vấn đề khác. Các lí lẽ, lập luận khi đưa ra toà cũng vì thế mà mang tính thống nhất.
“Thực tế, Trung Quốc đã tham gia nhiều đối thoại về tranh chấp lãnh thổ trên đất liền, cũng đã có một số nhượng bộ, nhưng vấn đề là Trung Quốc ngày càng trở thành cường quốc, không ngừng hiện đại hoá quân sự của mình. Vì vậy, nếu muốn giải quyết vấn đề khu vực thì cần lùi lại, nhìn lại bức tranh tổng thể của Trung Quốc. Và cần tăng cường tính thống nhất để Asean mạnh hơn, tăng cán cân khi xử lý, thương thuyết thảo luận với Trung Quốc. Trung Quốc khi đó phải tuân theo quy định quốc tế chứ không thể đánh lẻ. Việc cần xây dựng một hội đồng bảo an chính trị của Asean cũng là đề nghị của tôi”, GS Carl Thayer giải thích.
Lê Quỳnh (Theo Một Thế Giới)
Theo NTD
"Có 2 cách để khởi kiện Trung Quốc"
Chiều 25/6, Hội Luật gia Việt Nam tuyên bố phản đối Trung Quốc tiếp tục leo thang gây căng thẳng tại đặc khu kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Tại buổi họp báo, một vấn đề được báo giới hết sức quan tâm chính là việc Việt Nam có kiện Trung Quốc ra các cơ quan pháp lý quốc tế hay không.
Chia sẻ về việc này, Luật sư Nguyễn Văn Quyền - Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt nam cho hay: "Tới đây, nếu đưa vấn đề này ra kiện thì có thể thực hiện bằng hai cách. Cách thứ nhất là phối hợp với Philippines. Khi đó, Việt Nam sẽ là bên thứ 3 tham gia vào cùng. Cách thứ 2 là mình có thể đưa vụ việc ra độc lập: tự mình sẽ đưa vụ việc này ra Trung tâm trọng tài quốc tế".
Tuy nhiên, vị Phó Chủ tịch Hội Luật gia cũng nhắc lại rằng quyết định có đưa vụ việc tại Biển Đông ra kiện hay không phụ thuộc hoàn toàn vào Chính phủ Việt Nam. "Nếu đưa ra Trung tâm trọng tài quốc tế thì chúng tôi sẽ tham gia tích cực", ông Quyền nói.
Quang cảnh buổi họp báo (Ảnh: Tuấn Nam)
Bên cạnh đó, một vấn đề cũng được quan tâm tại buổi họp báo là việc liệu khi Trung Quốc đã rút giàn khoan đi thì Việt Nam có cơ sở để kiện hay không. Trả lời về vấn đề này, LS Lê Minh Tâm - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hội Luật gia Việt Nam khẳng định: "Về mặt pháp lý, chúng tôi luôn chủ động nghiên cứu để hiểu rõ tất cả các vấn đề. Thứ hai là đưa ra những ý kiến tư vấn cho các cơ quan hữu quan trên cơ sở các kết quả nghiên cứu.
Về vấn đề Biển Đông, Hội Luật gia đã chủ động nghiên cứu hàng chục năm nay. Chúng ta vẫn tiếp tục nghiên cứu và chuẩn bị hồ sơ. Còn việc kiện hay không kiện thì Đảng và Nhà nước sẽ có tính toán một cách toàn diện và quyết định. Giả sử Trung Quốc rút ngay giàn khoan đi thì dưới góc độ Luật học, Hội Luật gia luôn phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để tư vấn cho Nhà nước thực hiện những gì mà Đảng, Nhà nước cần".
Về việc hỗ trợ ngư dân (ở Đà Nẵng) vừa bị tàu Trung Quốc đâm nếu những ngư dân này kiện, ông Nguyễn Văn Quyền cho hay: "Nếu Hội nghề cá Đà Nẵng đề nghị Hội Luật gia thì Hội Luật gia sẽ giúp đỡ. Khó nhất là việc xác định chủ thể để kiện: chủ của tàu đâm tàu cá là ai".
Một lần nữa, tại buổi họp báo, LS Lê Minh Tâm khẳng định: "Công lý là giá trị lớn mà nhân loại luôn hướng tới. Đó cũng là nguyện vọng của nhân dân các nước. Công lý dựa trên lẽ phải, dựa trên niềm tin và luật pháp. Chúng ta vững một niềm tin và đủ trí tuệ để nói rằng Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam căn cứ vào Luật pháp Quốc tế, UNCLOS 1982. Không những chúng ta mà Hội Luật gia dân chủ quốc tế đại diện cho 100 nước thành viên có chung ý với ta ủng hộ quan điểm đó. Về mặt luật pháp quốc tế, chúng ta khẳng định là đúng. Thứ hai về đạo lý của vấn đề, mọi dân tộc đều mong muốn chung sống hòa bình.
Trên Biển Đông, an ninh hàng hải và an ninh hàng không là nguyện vọng chung của các quốc gia không chỉ Việt Nam và Trung Quốc. Cho nên chúng ta đã vững về mặt pháp lý và chúng ta được sự ủng hộ của quốc tế, lại phù hợp với đạo lý chung đó là vì lợi ích chung của các dân tộc, quốc gia khác nữa thì chắc chắn chúng ta càng nhận được nhiều sự ủng hộ. Chúng tôi nghĩ rằng, về mặt đạo lý, về mặt lẽ phải, về mặt pháp lý, chúng ta hoàn toàn ở một vị thế mà chúng ta tin nếu kiện chúng ta thắng".
Tuyên bố lần thứ 2 của Hội Luật gia Việt Nam về vấn đề giàn khoan Hải Dương 981
Liên quan giàn khoan Hải Dương - 981 cùng những những hành động của phía Trung Quốc tại khu vực thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trong những ngày qua, Hội Luật gia Việt Nam nhận định: Các hành vi của Trung Quốc rõ ràng là những hành vi sử dụng vũ lực, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm quyền con người, bất chấp Hiến chương Liên Hợp quốc, luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Các hoạt động mà Trung Quốc thường phát ngôn là "chỉ thực thi pháp luật bình thường" khác xa với các hành vi sử dụng vũ lực diễn ra trên thực tế, không chỉ làm ảnh hưởng đến ngư dân đánh bắt cá, các lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, mà còn gây lo ngại cho toàn bộ cộng đồng các quốc gia trên vùng Biển Đông, trái ngược hoàn toàn với đạo lý và luật pháp quốc tế.
Tại buổi họp báo, thay mặt Hội Luật gia, ông Nguyễn Văn Quyền - Phó Chủ tịch Hội luật gia Việt Nam tuyên bố: Luật sư Hội luật gia Việt Nam cực lực phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc lập tức rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, chấm dứt các hành vi sử dụng vũ lực, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của công dân Việt Nam và các lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam, không tái diễn những hành động tương tự trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt nam; yêu cầu Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế, dừng ngay các hành động gây phức tạp tình hình, làm gia tăng căng thẳng trong khu vực, đe dọa đến an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông.
Hội Luật gia cũng kêu gọi giới luật gia và toàn thể nhân dân các nước trên thế giới lên án mạnh mẽ hành vi vi phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm quyền con người và vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc.
Ông Nguyễn Văn Quyền cho hay: "Hội Luật gia luôn khẳng định mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác truyền thống giữa nhân dân và giới luật gia Việt Nam - Trung Quốc, cùng phía Trung Quốc làm hết sức mình để góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi quốc gia, giữ gìn hòa bình, ổn định và an ninh trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc cố tình không tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, cố tình vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, Hội luật gia Việt Nam kiên quyết đề nghị Chính phủ Việt Nam sử dụng các biện pháp pháp lý hợp pháp theo pháp luật quốc tế để giải quyết tình trạng vi phạm leo thang của Trung Quốc ở Biển Đông.
Theo Trí Thức Trẻ
"Công hàm 1958 qua đánh giá của các học giả quốc tế Nhiều học giả, nhà nghiên cứu có tên tuổi trên thế giới dự hội thảo quốc tế "Hoàng Sa - Trường Sa: Sự thật lịch sử" tại Đà Nẵng đã phản bác luận điệu của Trung Quốc liên quan đến "Công thư Phạm Văn Đồng 1958" Biển Đông chưa bao giờ là lãnh thổ Trung Quốc Theo GS Carl Thayer (nguyên GS Học...