Nếu thích ăn xôi sáng nhất định phải biết điều này nếu không sẽ khiến bạn cả ngày mệt mỏi
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, nếu thích món xôi thì tốt nhất bạn chỉ nên ăn 1 tuần khoảng 2 lần với số lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều.
Nhiều người chọn món xôi cho buổi sáng vì so với các thực phẩm khác như bún, miếng, phở… thì xôi không có nhiều nguy cơ nhiễm hóa chất.
Ảnh minh họa
Ưu điểm của món xôi sáng là được làm từ gạo nếp, vừa tạo cảm giác ngon miệng vừa giúp chắc bụng, no lâu giúp bạn minh mẫn làm việc trong cả ngày.
Nếu xét về dinh dưỡng, xôi chứa nhiều calo lại thường được ăn kèm với các loại đậu, vừng, thịt, trứng… nên các chuyên gia khuyến cáo với những người khỏe mạnh chỉ nên ăn 1 tuần khoảng 2 lần là vừa đủ. Tuyệt đối không nên ăn xôi thay ăn cơm.
Cũng vì xôi chứa nhiều calo, nên những người có cơ địa sau đây trước khi ăn cần cân nhắc:
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Người thừa cân, béo phì
Do gạo nếp có hàm lượng tinh bột và năng lượng tương đương với cơm trắng, đặc biệt nếu bạn có thói quan sử dụng xôi cùng các loại thức ăn kèm theo như trứng, thịt, xúc xích…thì sẽ càng khiến tình trạng béo phì ra tăng. Do đó những người thừa cân, béo phì nên hạn chế ăn xôi nếu muốn giảm cân.
Người bị đau dạ dày
Nhiều người sau khi ăn xôi thường xuất hiện hiện tượng nóng cổ, ợ chua. Điều này là do cấu tạo tinh bột của gạo nếp thường chắc và khó chia cắt nên khi ăn nhiều cảm thấy no lâu, khó tiêu, thậm chí nhiều người còn có hiện tượng ợ chua. Do đó, chúng không tốt cho người bị đau dạ dày hay trào ngược dạ dày – thực quản.
Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ
Mặc dù xôi nếp sẽ giúp bà bầu chống được lợm giọng và cảm giác buồn nôn khi thai nghén nhưng lại có hàm lượng tinh bột cao nên bà bầu ăn xôi nhiều sẽ làm tăng nguy cơ bị tiểu đường lúc thai kỳ.
Ngoài ra, xôi nếp có tính dẻo nên gây cảm giác khó tiêu, đầy bụng, nóng trong người khiến bà bầu khó chịu. Do đó, bà bầu nên ăn xôi một cách có chừng mực chứ không nên coi đây là món ăn hàng ngày.
Người có vết thương hở
Những vết thương hở, đặc biệt khi bị viêm sẽ rất lâu lành. Nếu ăn thức ăn dẻo, khó tiêu, nóng như xôi và các thức ăn từ gạo nếp khác sẽ càng làm cho tình trạng nặng thêm có thể gây mưng mủ. Vì vậy những người mới phẫu thuật, người có vết thương bị sưng viêm nên kiêng thức ăn này và chỉ ăn lại khi các tổn thương đã lành và bình thường trở lại.
Những người hay bị nóng bụng, hay nổi mụn trứng cá cũng được khuyên hạn chế ăn xôi buổi sáng vì sẽ khiến cho bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
Hai bé song sinh chào đời có hai dây rốn vừa thắt nút vừa xoắn lò xo
Sau khi mổ bắt con thành công cho thai phụ, các bác sĩ ở Bệnh viện Hùng Vương (TP.HCM) nhìn thấy có hai dây rốn vừa thắt nút nhiều lần vừa xoắn lo xo hiếm gặp.
Sáng 22/7, Bệnh viện Hùng Vương (TP.HCM) cho biết, các bác sĩ vừa mổ bắt con thành công cho sản phụ 32 tuổi, quê Long An, mang bầu hai bé gái, khi thai mới 32 tuần.
Điều làm ê-kíp phẫu thuật kinh ngạc là hai bé có hai dây rốn vừa thắt nút nhiều lần vừa xoắn lò xo thành một búi, trong đó có nhiều đoạn ứ máu xung huyết do bị chèn ép.
Sản phụ nhập viện vào ngày 18/7. Hồ sơ của sản phụ thể hiện, chị bị tiểu đường thai kỳ. Đây là lần sinh con thứ hai của thai phụ.
Hai bé gái chào đời ngày 20/7. Ảnh: BVCC
Lần mang thai trước, sản phụ sinh mổ vào năm 2018, do vỡ ối non. Lần này, chị mang song thai, một nhau một ối và thai suy dinh dưỡng nặng. Siêu âm phát hiện có bất thường về phân bổ dây rốn.
Sau 2 ngày nhập viện, thai phụ được chỉ định mổ bắt con, do có tình trạng suy thai do chèn ép rốn. Hai bé gái chào đời, nặng 1.070g và 1.240g. Do sinh non thiếu tháng, hai em được chuyển sang chăm sóc ở khoa Sơ sinh.
Hai dây rốn của hai bé gái vừa thắt nút vừa xoắn lò xo nhiều lần thành một búi, trong đó, có một số đoạn bị ứ máu xung huyết do bị chèn ép. Đây là trường hợp đầu tiên được ghi nhận tại Bệnh viện Hùng Vương.
Trước đó, bệnh viện này cũng mổ bắt con cho một sản phụ khác có thai nhi bị dây rốn quấn sáu vòng quanh cổ và thân. May mắn, cả hai trường hợp đều được các bác sĩ can thiệp kịp thời.
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Vũ, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Hùng Vương, về lý thuyết, cùng với bánh nhau và nước ối, dây rốn được xem là phần phụ của thai.
Tuy nhiên, trong thai kỳ, dây rốn đảm nhận vai trò như mạch sống vận chuyển oxy và dưỡng chất từ mẹ sang thai nhi, đảm bảo sự sống của bé trong bụng mẹ. Do vậy, dây rốn có một vị trí quan trọng trong quá trình mang thai và sinh nở.
Bất cứ một bất thường nào đối với dây rốn, kể cả về mặt cấu trúc giải phẫu hay do sự xoay chuyển của thai nhi trong tử cung, sẽ gây ảnh hưởng đến thai kỳ trong quá trình mang thai và chuyển dạ. Hậu quả dẫn đến em bé có thể mất trong bụng mẹ nếu không được can thiệp kịp thời.
Bác sĩ Vũ cho biết, tỷ lệ phát hiện dây rốn quấn quanh cổ thai nhi trong siêu âm chiếm khoảng 7%, song tỷ lệ gặp trong khi sinh chiếm 10-29% số thai kỳ. Riêng tỷ lệ các trường hợp vừa quấn cổ vừa vừa thắt nút như hai trường hợp trên chưa được xác định. Vì vậy, đây được coi là những trường hợp hiếm gặp.
Theo bác sĩ Vũ, nguyên nhân dẫn đến các ca trên là do bất thường về dây rốn, cấu trúc giải phẫu; do sự xoay chuyển của thai nhi trong tử cung... Để phát hiện sớm trường hợp này, thai phụ phải tuân thủ đúng việc khám theo dõi thai định kỳ để được phát hiện kịp thời, tránh các hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Những câu chuyện xúc động về hành trình điều trị vô sinh hiếm muộn Hai vợ chồng chị Minh có lúc tuyệt vọng vì có bao nhiêu tiền lại 'khăn gói quả mướp' đi chữa hiếm muộn. Đến nay hạnh phúc luôn thường trực trong đôi mắt của đôi vợ chồng đã ở tuổi U50. Vợ chồng chị Nguyễn Thị Minh và con trai 9 tháng tuổi. (Ảnh: PV/Vietnamplus) Chị Nguyễn Thị Minh (sinh năm 1977) đã...