Nếu thấy điều này khi ho, bạn nên đi khám tim
Ho kéo dài tiết ra chất nhầy màu hồng có thể là dấu hiệu của suy tim, theo Best Life.
Có một loại bệnh tim tiến triển từ từ nhưng cũng rất nguy hiểm: Đó là suy tim sung huyết. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC Mỹ), suy tim là tình trạng tim không thể bơm máu hiệu quả đủ để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
Mặc dù suy tim không có nghĩa là tim đã ngừng đập, nhưng đó vẫn có thể là căn bệnh rất nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng.
Vì vậy, nhận biết các dấu hiệu của suy tim sung huyết là rất quan trọng – đặc biệt là những dấu hiệu dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác, theo Best Life.
Ho như thế nào là dấu hiệu của suy tim sung huyết?
Ho là một phản xạ tự nhiên nhằm bảo vệ hệ hô hấp bằng cách đẩy các phần tử lạ ra khỏi phổi và đường thở. Tất nhiên là khi có tác nhân kích thích, cơ thể sẽ phản xạ bằng cách ho, nhưng cơn ho thường sẽ dịu đi khi tác nhân kích thích đó biến mất.
Vì vậy, ho dai dẳng là vấn đề rắc rối hơn nhiều: Thường do những nguyên nhân tiềm ẩn khác.
Ho kéo dài tiết ra chất nhầy màu hồng có thể là dấu hiệu của suy tim, theo Best Life.
Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến tình trạng ho kéo dài tạo ra chất nhầy màu trắng hoặc màu hồng thực tế có thể là suy tim.
Nếu bạn nhận thấy điều này khi ho, cần khám tim ngay. ẢNH SHUTTERSTOCK
Cơn ho này được gọi là “ho do tim mạch” và nó cũng có thể gây khó thở hoặc thở khò khè.
Các chuyên gia giải thích rằng, khi tim hoạt động kém hiệu quả, máu có thể trào ngược vào các tĩnh mạch phổi cho phép chất dịch rò rỉ vào phổi, gây ho.
Video đang HOT
Triệu chứng này thường bị chẩn đoán nhầm là bệnh về đường hô hấp.
Thông thường thì ho dai dẳng là dấu hiệu của hen suyễn hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tuy nhiên, như phòng khám Cleveland Clinic (Mỹ) chỉ ra, “ngay cả với những bệnh này, khi tình trạng viêm trong phổi được kiểm soát, cơn ho cũng thuyên giảm”.
Các chuyên gia của Cleveland Clinic cho biết, nếu tình trạng ho vẫn còn sau khi đã điều trị khỏi bệnh hô hấp, nên kiểm tra xem có bị suy tim hay không.
“Tôi đã gặp những bệnh nhân ban đầu được chẩn đoán là có vấn đề về hô hấp, nhưng theo thời gian, khi các triệu chứng không cải thiện sau khi điều trị bệnh về hô hấp, mới phát hiện là họ bị suy tim”, bác sĩ chuyên khoa suy tim Miriam Jacob giải thích, theo Best Life.
Nếu nhận thấy dù chỉ một dấu hiệu khác của suy tim, hãy đi khám ngay lập tức.
Các dấu hiệu của suy tim có thể mơ hồ vì chúng cũng thường liên quan đến một số bệnh khác. Chỉ một dấu hiệu của suy tim có thể chưa đáng lo lắm, theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ. Nhưng nếu gặp từ 2 dấu hiệu trở lên, ngay cả khi chưa phát hiện mắc bệnh về tim, hãy đi khám tim ngay.
Nếu gặp từ 2 triệu chứng của suy tim trở lên, hãy đi khám tim ngay. ẢNH SHUTTERSTOCK
Cần chú ý những gì?
Sau đây là một số triệu chứng phổ biến khác của suy tim, theo báo cáo của Hiệp hội Tim mạch Mỹ.
Khó thở, thở khò khè
Sưng phù hoặc giữ nước
Mệt mỏi
Chán ăn
Buồn nôn
Lú lẫn
Tăng nhịp tim
Đừng bao giờ cố gắng điều trị ho tại nhà nếu nghi ngờ bị suy tim.
Cố gắng tự điều trị cơn ho do tim tại nhà bằng thuốc giảm ho không kê đơn có thể rất nguy hiểm đối với những người bị suy tim, theo Best Life.
Phát hiện mới về tỷ lệ tử vong do những nguyên nhân không liên quan đến Covid-19
Một báo cáo mới của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC Mỹ) đã so sánh các trường hợp tử vong không liên quan đến Covid-19 ở người đã tiêm chủng và chưa tiêm, cho thấy kết quả rất kỳ diệu.
Báo cáo của họ cho thấy những người không tiêm chủng - có tỷ lệ tử vong do những nguyên nhân không liên quan đến Covid-19 cao gấp hơn 3 lần so với những người đã tiêm chủng.
Các nhà nghiên cứu từ CDC Mỹ đã so sánh tỷ lệ tử vong ở những người từ 12 tuổi trở lên đã tiêm vắc xin với thanh thiếu niên và người lớn không tiêm chủng.
Kết quả cho thấy nguy cơ tử vong do các nguyên nhân không liên quan đến Covid-19 ở những người không tiêm chủng cao gấp hơn 3 lần so với những người đã tiêm vắc xin, theo Daily Mail.
Nguy cơ tử vong do các nguyên nhân không liên quan đến Covid-19 ở những người không tiêm chủng cao gấp hơn 3 lần so với những người đã tiêm vắc xin. Ảnh SHUTTERSTOCK
CDC Mỹ cho biết những phát hiện này cung cấp bằng chứng cho thấy vắc xin không làm tăng nguy cơ tử vong và những người đã tiêm chủng nhìn chung khỏe mạnh hơn những người không tiêm chủng.
Một số nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng những người có nguy cơ cao nếu được tiêm chủng, có tỷ lệ tử vong do bệnh tật thấp hơn so với những người không tiêm chủng.
Như nghiên cứu vào tháng 5 năm 2021 cho thấy tỷ lệ tử vong do bệnh tật ở những người được tiêm chủng ở viện dưỡng lão thấp hơn so với những người chưa tiêm chủng.
Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu nào so sánh tỷ lệ tử vong giữa những người đã tiêm chủng và chưa tiêm chủng trong dân số nói chung.
Đối với báo cáo mới, được công bố vào ngày 15 tháng 10, CDC Mỹ đã thu thập dữ liệu của 11 triệu người đã đăng ký tiêm chủng ở Mỹ để xem xét các tác dụng phụ hiếm gặp và nghiêm trọng sau khi tiêm chủng.
Trong tổng số 11 triệu người, khoảng 6,4 triệu người đã tiêm vắc xin phòng Covid-19 trong khi 4,6 triệu người còn lại đã tiêm vắc xin cúm nhưng không tiêm Covid-19.
Phát hiện này thêm bằng chứng cho thấy vắc xin phòng Covid-19 là an toàn. Ảnh SHUTTERSTOCK
Kết quả đã nhận thấy số ca tử vong không do Covid-19 sau khi tiêm mũi 1 Pfizer là 42 ca và sau khi tiêm mũi 1 Moderna là 37 ca tử vong trên 10.000 người một năm.
Sau liều 2, với vắc xin Pfizer con số này giảm xuống còn 35 và với Moderna là 34.
Ở nhóm không tiêm chủng, con số này là 111.
Như vậy, có 111 trường hợp tử vong không liên quan đến Covid-19 trên 10.000 người mỗi năm ở những người không tiêm chủng, so với chỉ 34 - 35 trường hợp ở những người đã tiêm đủ 2 liều vắc xin, theo Daily Mail.
Các tác giả viết: "Tiêm vắc xin phòng Covid-19 không làm gia tăng nguy cơ tử vong. Phát hiện này thêm bằng chứng cho thấy vắc xin phòng Covid-19 là an toàn".
Các nhà nghiên cứu cho biết cần có nhiều nghiên cứu hơn để tìm ra lý do tại sao những người không tiêm chủng có tỷ lệ tử vong không liên quan đến Covid-19 cao hơn, nhưng giả thuyết về điều này là do những người được tiêm chủng có xu hướng khỏe mạnh hơn những người không tiêm chủng, theo Daily Mail.
Bà bầu có cần tiêm vaccine bạch hầu? Phụ nữ tuổi sinh đẻ có nồng độ kháng thể bạch hầu thấp nên không có kháng thể truyền cho con? Thai phụ có nên tiêm vaccine bạch hầu không? (Minh Anh) Trả lời: Theo khuyến cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC Mỹ), phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, thậm chí là phụ nữ đang...