Nếu thấy đau đầu dữ dội ngay sau khi ăn thì hãy coi chừng vì đây có thể là dấu hiệu cho thấy những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng
Một vài trục trặc về sức khỏe có thể được phát hiện nhờ một dấu hiệu phổ biến, đó là đau đầu ngay sau khi ăn.
Nhắc đến những dấu hiệu ngầm báo vấn đề sức khỏe liên quan đến thói quen ăn uống, người ta thường chỉ nghĩ đến các triệu chứng cơ bản như đau bụng, buồn nôn, khó tiêu… Ít ai trong chúng ta nghĩ rằng cảm giác đau đầu sau khi ăn cũng có thể là một dấu hiệu phổ biến cho thấy tình hình sức khỏe tốt hay xấu. Bởi vậy, nếu nhận thấy cơ thể thường xuất hiện dấu hiệu này sau bữa ăn thì hãy cẩn thận, vì rất có khả năng bạn đang phải đối mặt với những nguy cơ bệnh tật sau.
Hạ đường huyết sau bữa ăn
Một cơn đau đầu dữ dội có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc chứng hạ đường huyết sau ăn. Hạ đường huyết sau ăn còn được gọi là hạ đường huyết phản ứng. Bệnh thường xảy ra khi lượng đường trong máu đột ngột giảm và xuất hiện trong vòng 4 giờ kể từ khi dùng bữa. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới chứng bệnh này, trong đó chủ yếu là do ảnh hưởng từ các căn bệnh như tiểu đường, u tuyến tụy, rối loạn hormone… Ngoài ra, bệnh đôi khi còn là hệ quả do thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh như ăn không đúng bữa, hút thuốc lá, sử dụng rượu bia…
Ngay sau bữa ăn, nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện cảm giác đau đầu đi kèm với buồn nôn, đau bụng… thì bạn hãy ngay lập tức đi khám bởi đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn bị ngộ độc thực phẩm. Khi bị ngộ độc thực phẩm, virus, vi khuẩn, các chất độc hại có trong các loại đồ ăn không đảm bảo vệ sinh sẽ tấn công khiến cơ thể rơi vào trạng thái mất nước, hệ thống thần kinh bị tê liệt và hệ quả thường thấy là những cơn nhức đầu kéo dài.
Tham khảo thêm 7 nguyên tắc đơn giản giúp phòng tránh ngộ độc thực phẩm trong mùa hè
Video đang HOT
Rối loạn TMJ
Chứng rối loạn TMJ (khớp thái dương – hàm) có thể được phát hiện thông qua các cơn nhức đầu sau bữa ăn. Khớp thái dương – hàm là phần khớp kết nối hàm dưới với phần sọ (xương thái dương) nằm ở phía trước tai của bạn. Khi phần khớp này bị rối loạn, bạn sẽ thấy rất khó để có thể đóng và mở miệng một cách tự nhiên. Thêm vào đó, việc nhai và nuốt thức ăn với lực mạnh và thường xuyên khi bị rối loạn TMJ có thể gây ra những cơn nhức đầu gần khu vực thái dương.
Chứng không dung nạp thực phẩm
Rất nhiều người lầm tưởng rằng, chứng không dung nạp thực phẩm chính là ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, sự thực là đây là hai chứng bệnh khác nhau với mức độ nghiêm trọng khác nhau, dù chúng có chung một triệu chứng là đau đầu sau bữa ăn. Không dung nạp thức ăn là hệ quả của việc người bệnh quá mẫn cảm với một loại thực phẩm nào đó nhưng không đến mức gây dị ứng. Nó chỉ tác động vào quá trình tiêu hóa khiến cơ thể lập tức đào thải loại thực phẩm đó ngay sau khi bạn vừa ăn.
Nguồn: Healthline
Theo Helino
Thời điểm thi Đại học sắp diễn ra, sĩ tử nên cẩn thận với 5 vấn đề sức khỏe này
Kỳ thi Đại học diễn ra vào mùa hè và với tình hình thời tiết nắng nóng gay gắt như vậy thì sức khỏe của các sĩ tử cũng bị ảnh hưởng một phần không nhỏ.
Thời điểm hiện tại chính là khoảng thời gian căng thẳng mà các sĩ tử phải dành nhiều thời gian tập trung để củng cố lại các kiến thức quan trọng. Năm nào cũng vậy, kỳ thi Đại học luôn diễn ra vào mùa hè và vấn đề sức khỏe luôn là yếu tố cần được quan tâm thường xuyên.
Trong thời tiết oi bức của những ngày hè, nếu không chú ý quan tâm tới sức khỏe của mình thì các sĩ tử có thể gặp phải một số vấn đề như rối loạn tiêu hóa, đau đầu, mất ngủ, say nắng... nên ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả trong kỳ thi. Do đó, ngay từ bây giờ, hãy quan tâm tới sức khỏe của mình để phòng ngừa những rủi ro có thể gặp phải trong thời điểm "chạy nước rút" này nhé!
Dưới đây là 5 vấn đề sức khỏe mà rất nhiều sĩ tử có khả năng sẽ gặp phải trong kỳ thi Đại học.
Đau đầu, mệt mỏi
Ôn thi liên tục, căng thẳng quá mức... chính là các nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau đầu, mệt mỏi. Lúc này, các sĩ tử sẽ gặp phải những cơn đau buốt vùng thái dương, trên đỉnh đầu, thậm chí còn đau theo tiếng mạch đập. Và tình trạng này kéo dài sẽ khiến các sĩ tử mất tinh thần, khó ngủ, ăn uống không ngon miệng, hốc hác, bơ phờ, xanh xao...
Say nắng
Trong thời tiết mùa hè nắng nóng đỉnh điểm, nhiệt độ ngoài trời có thể lên đến 38 - 39 độ C. Do đó, việc ra ngoài và đến các lò luyện thi sẽ khiến các sĩ tử có khả năng bị say nắng, dẫn đến tình trạng nóng rát da, mặt tái nhợt, mạch đập nhanh... thậm chí là ngất xỉu đột ngột.
Hạ đường huyết
Việc ăn uống thất thường, không đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể trong mùa thi có thể gây ra những cơn hạ đường huyết bất ngờ. Một số biểu hiện thường gặp của tình trạng hạ đường huyết gồm có: cảm giác cồn cào trong bụng, hoa mắt, chóng mặt, bủn rủn chân tay, mạch đập nhanh, vã mồ hôi... nặng hơn còn có thể bị co giật.
Rối loạn tiêu hóa
Ngoài hạ đường huyết thì rối loạn tiêu hóa cũng là một vấn đề sức khỏe mà bạn nên chú ý. Các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy cấp... chính là những biểu hiện đầu tiên cảnh báo tình trạng rối loạn tiêu hóa. Thêm nữa, các sĩ tử còn có thể bị sốt nếu nhiễm khuẩn, cơ thể mất nước, hạ huyết áp, tiêu chảy nhiều lần trong ngày.
Sốt virus
Mùa hè có thể bùng phát rất nhiều dịch bệnh như sốt xuất huyết, sốt virus, cúm A/H1N1... Các triệu chứng thường gặp gồm có: sốt cao, đau đầu, đau mỏi toàn thân, hắt hơi, sổ mũi, chán ăn... Ngay khi thấy cơ thể có những dấu hiệu của bệnh sốt virus thì nên chủ động đi khám càng sớm càng tốt.
Theo helino
Thiếu vitamin D sẽ rút ngắn tuổi thọ, vậy làm sao để biết? Dấu hiệu thiếu hụt chất này thường không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Vitamin D, thường được gọi là "vitamin ánh nắng mặt trời", là một chất dinh dưỡng quan trọng đối với cơ thể. Nó đóng vai trò chính trong việc bảo đảm hoạt động của cơ bắp, tim, phổi và chức năng hoạt động của não. Thiếu...