Nếu suy đoán vô tội, đã không có vụ Xin Chào
Chỉ trong vòng 10 ngày cuối tháng 4, lịch sử tố tụng Việt Nam đã ghi nhận 3 vụ án nhanh chóng được minh oan.
Đó là vụ ông Nguyễn Văn Tấn – chủ quán cà phê Xin Chào, vụ ông Nguyễn Văn Bỉ – chủ “chòi vịt” (cùng huyện Bình Chánh, TP HCM) và vụ bà Nguyễn Thị Ánh Ngọc ở Nhơn Trạch (Đồng Nai). Những vụ án này đều đã từng được cơ quan điều tra khởi tố, viện kiểm sát cùng cấp truy tố hoặc phê chuẩn khởi tố, bắt tạm giam.
Thực lòng mà nói, nếu báo chí không phản ánh và nhiều lãnh đạo cấp cao không lên tiếng thì mọi việc chưa chắc đã được giải quyết rốp rẻng như vậy.
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến oan sai cho người dân, cho chủ doanh nghiệp vô tội? Bỏ qua chuyện động cơ cá nhân (nếu có) thì về mặt chuyên môn, tôi cho rằng các cơ quan tố tụng đã hình sự hóa các quan hệ hành chính, dân sự, kinh tế và đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tố tụng rất cơ bản, đó là nguyên tắc suy đoán vô tội.
ông Nguyễn Văn Tấn – chủ quán cà phê Xin Chào
Nguyên tắc suy đoán vô tội là một trong những nguyên tắc cơ bản được ứng dụng rộng rãi trong nền khoa học pháp lý hiện đại. Nguyên tắc này đã được công nhận trong tuyên ngôn nhân quyền năm 1948 và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 của Liên Hiệp Quốc.
Đó là Bất kỳ người bị buộc tội nào đều có quyền suy đoán là không phạm tội cho đến khi lỗi của người đó được xác định theo một trình tự do pháp luật quy định bằng phiên tòa xét xử công khai của tòa án với sự bảo đảm đầy đủ khả năng bào chữa của người đó.
Video đang HOT
Nguyên tắc suy đoán vô tội được Việt Nam cam kết thực hiện thông qua sự kiện Việt Nam gia nhập Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị ngày 24/9/1982. Trong Hiến pháp 2013 và trong BLTTHS của nước ta cũng đều thể hiện rõ nguyên tắc suy đoán vô tội dưới dạng ba nội dung chính như sau:
Một là người bị tình nghi, bị can, bị cáo được coi là không có tội cho đến khi có bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án kết tội đối với người đó;
Hai là người bị tình nghi, bị can, bị cáo có quyền chứng minh mình vô tội nhưng không có nghĩa vụ phải chứng minh sự vô tội của mình; họ có quyền tự bào chữa hoặc nhờ luật sư bào chữa cho mình;
Ba là khi có những nghi ngờ về pháp luật và chứng cứ xuất hiện thì những nghi ngờ này phải được hiểu và giải thích theo hướng có lợi cho người bị tình nghi và bị can, bị cáo. Nếu còn chưa chắc chắn giữa có tội hay không thì cần suy đoán họ không có tội.
Trong vụ án Xin Chào và vụ “chòi vịt”, chính ông Đại tá Nguyễn Văn Quý, Trưởng Công an huyện Bình Chánh, khi trả lời báo Tuổi Trẻ đã thừa nhận lúc đầu có băn khoăn về chứng cứ buộc tội nhưng do máy móc, nhận thức và áp dụng các văn bản pháp luật không chuẩn nên đã để xảy ra oan sai tai hại. Như vậy, nếu ngay từ đầu ông Quý và các điều tra viên, kiểm sát viên mà quán triệt được nguyên tắc suy đoán vô tội (và dĩ nhiên không có động cơ cá nhân nào đấy) thì sẽ không bao giờ ra quyết định khởi tố, truy tố oan.
Nguyên tắc suy đoán vô tội phải được triệt để áp dụng trong bất cứ giai đoạn tố tụng nào, từ khởi tố, truy tố, xét xử và thi hành án. Nhưng ngay từ giai đoạn điều tra, nếu áp dụng nguyên tắc này thì sẽ tránh được oan sai nhiều nhất.
Nguyên tắc suy đoán vô tội cũng có nghĩa cần nhìn cuộc đời với cái tâm trong sáng, với niềm tin là mọi người xung quanh đang vô tội, mọi doanh nghiệp đang làm ăn đàng hoàng, chỉ khi nào có căn cứ vi phạm rõ ràng mới xử lý hình sự vụ việc.
Rất mong các cơ quan tiến hành tố tụng, qua vụ án oan quán cà phê Xin Chào và các vụ án oan gần đây, một lần nữa rút ra bài học sâu sắc về nguyên tắc suy đoán vô tội. Chúng tôi cũng rất tâm đắc với kết luận quan trọng của tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị đối thoại của Thủ tướng với các doanh nghiệp ngày 29/4 vừa qua tại TP HCM: Kiên quyết không hình sự hóa các quan hệ hành chính, kinh tế, dân sự.
Theo Pháp luật TPHCM
Vụ án chòi vịt: Oan sai phải xin lỗi, bồi thường
Chánh văn phòng TP.HCM Võ Văn Hoan cho hay, chính quyền TP đã chỉ đạo cơ quan công an, đặc biệt là công an huyện Bình Chánh rà soát, xử lý rốt ráo vụ việc.
Tại cuộc họp báo về tình hình kinh tế - xã hội trưa nay, ông Võ Văn Hoan, Chánh văn phòng UBND TP.HCM cho biết, ông Nguyễn Văn Bỉ, người cất chòi vịt bị công an huyện Bình Chánh khởi tố về tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở, vẫn mang thân phận bị can.
Dù công an TP đã chỉ đạo công an Bình Chánh từ trước đó nhưng chưa được đình chỉ điều tra bị can bởi những nội dung này liên quan đến ngành tư pháp.
Ông Nguyễn Văn Bỉ, người bị khởi tố vì xây dựng chòi vịt không có giấy phép bên miếng đất của mình
"Nếu thực sự oan sai sẽ thực hiện trách nhiệm bồi thường, xin lỗi minh bạch, không né tránh", ông Hoan cho biết.
Trước đó, UBND huyện Bình Chánh tổ chức cuộc họp liên quan đến việc sai phạm trong quá trình tiếp nhận và xử lý giấy tờ liên quan đến vụ ông Nguyễn Văn Tấn (vụ chủ quán Xin chào) và Nguyễn Văn Bỉ (vụ án chòi vịt).
UBND huyện cho biết có hai cán bộ có sai phạm liên quan vụ chòi vịt nhưng đến nay vẫn chưa có quyết định xử lý cuối cùng. UBND TP đã đôn đốc huyện chỉ đạo kiểm tra làm rõ.
Không có chuyện ngồi lại với nhau để ra án
Trả lời câu hỏi liệu, qua vụ án Xin chào, dư luận thắc mắc có hay không việc thống nhất quan điểm từ trước (họp liên ngành) của các cơ quan tố tụng, Chánh văn phòng UBND TP khẳng định tất cả hoạt động của cơ quan tư pháp đều phải thực hiện theo đúng quy định pháp luật. Họ có thể trao đổi qua lại nhưng từng cơ quan phải chịu trách nhiệm về các quyết định của mình.
Không vì một vụ án cụ thể mà cho rằng có sự liên kết, thống nhất trước của các cơ quan tố tụng. Tất nhiên khi thực hiện nhiệm vụ không tránh khỏi tính chủ quan của người tiến hành, cũng đưa ra quan điểm xử lý khác nhau.
Cũng theo đại diện UBND TP, vụ Xin chào là một vụ án cá biệt, vừa đáng tiếc vừa đáng buồn, phải chấn chỉnh lại đội ngũ.
"Không vì vụ việc này mà suy nghĩ rằng các cơ quan ngồi lại với nhau ra án. Tất nhiên trong hàng ngàn trường hợp đúng quy trình, kể cả trường hợp này nhưng không thể tránh khỏi tính chủ quan.
Vụ việc có khách quan hay mang tính chủ quan của người điều tra, các cơ quan sẽ xem xét. Đây là một vụ việc vừa đáng tiếc và đánh buồn. Trong nỗ lực của thành phố kêu gọi đầu tư, nhưng chỉ một việc đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đầu tư", ông Hoan nhấn mạnh.
Không lát đá toàn bộ vỉa hè quận 1 Trả lời câu hỏi liên quan đến đề xuất toàn bộ vỉa hè thuộc 134 tuyến đường trên địa bàn Quận 1 sẽ được lát đá granite với tổng kinh phí ước tính khoảng 1.000 tỷ, ông Võ Văn Hoan cho biết TP đã họp và chỉ đạo UBND quận 1 thống kê cụ thể đường nào giữ lại, đường nào làm lại theo phương thức xã hội hóa. "Chủ trương của TP là không bê tông hóa toàn bộ các tuyến đường. Có những tuyến đường dài phải tạo khoảng không gian trống để trồng cây, trồng hoa. Vì vậy không nhất thiết đưa vào để sửa chữa toàn bộ. Xã hội hóa kêu gọi đầu tư là cần thiết nhưng vấn đề quan trọng là hệ thống hóa, phân loại rõ ràng, cái nào làm, cái nào không làm, giá trị doanh nghiệp tham gia, giá trị của nhà nước".
Lê Huyền
Theo_VietNamNet
Chủ quán cà phê "Xin Chào" phản ứng gì khi đại tá Qúy xin lỗi? Sau khi đọc được thông tin trên báo chí về việc đại tá Nguyễn Văn Qúy, trưởng Công an huyện Bình Chánh chính thức xin lỗi mình, ông Tấn đã có rất nhiều chia sẻ xung quanh vụ việc Ngày 26/4 đại tá Nguyễn Văn Quý, trưởng Công an huyện Bình Chánh đã trả lời trên báo chí về việc mình có sai...