Nếu ở “thời điểm vàng” này bạn ăn một bắp ngô sẽ vừa làm đẹp da, vừa sống khỏe nhưng có 4 nhóm người tuyệt đối đừng ăn
Để đạt được hiệu quả tốt nhất khi ăn ngô, bạn cần ghi nhớ: Thời điểm vàng để ăn và những đối tượng không nên ăn nó.
Trải qua một hành trình lịch sử rất dài, dù có biết bao món ngon xuất hiện thì ngô vẫn là nguồn thực phẩm cần thiết của người Việt Nam.
Khi ở ngoài vỉa hè, ngô nướng, ngô luộc được liệt vào trong danh sách những món đặc sản. Còn ở trong nhà hàng sang trọng, ngô luôn là nguyên liệu cần thiết để chế biến các món ăn đắt tiền của cả Âu lẫn Á. Trong Đông y, ngô còn được sử dụng như một loại thuốc.
Theo lương y Vũ Quốc Trung (Phòng Chẩn trị Y học Cổ truyền, Hội Đông y Việt Nam), ngô có vị ngọt, tính bình, có tác dụng lợi niệu tiêu thũng, bình can, lợi đàm. Đông y sử dụng ngô để áp dụng nhiều bài thuốc như: Trị mất ngủ, khó ngủ. Lợi tiểu, giảm huyết áp. Chữa yếu sinh lý. Cải thiện những chứng bệnh dạ dày. Chữa viêm thận, viêm bàng quang. Làm đẹp da, bổ cho tóc…
Ngoài ra, ngô còn chứa nhiều chất béo, chất xơ, protein, carbohydrate… hàm lượng vitamin của ngô gấp từ 5-10 lần gạo, lúa mì.
Ngô dù bổ dưỡng nhưng nhất định phải ăn cho đúng thì mới có thể hấp thụ mọi dinh dưỡng tuyệt vời của nó, bằng không sẽ khiến sức khỏe bạn trở nên trầm trọng hơn. Trước khi ăn ngô bạn cần biết: Thời điểm vàng để ăn và những đối tượng không nên ăn nó.
1. Thời điểm vàng bạn nên ăn một bắp ngô trong ngày
Theo các chuyên gia, ngô là thực phẩm rất thích hợp để ăn sáng vì lúc này nồng độ axit trong dạ dày tương đối cao, lượng cellulose có trong ngô có tác dụng kích hoạt đường tiêu hóa hoạt động.
Ngô là thực phẩm rất thích hợp để ăn sáng.
Hơn nữa, ngô cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể để bắt đầu làm việc trong một ngày dài, nó được xem như một loại thực phẩm lành mạng, bổ dưỡng trong buổi sáng.
2. Ngô ngon bổ nhưng có 4 nhóm người không nên ăn
Ngô là thực phẩm ngon bổ, được công nhận cả trong Đông y lẫn Tây y nhưng theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) có một số nhóm người sau không nên ăn nó:
- Người có chức năng tiêu hóa kém
Video đang HOT
Ngô vốn là thực phẩm chứa tỷ lệ tinh bột cao, hạt lại cứng vì thế nếu đang có chức năng tiêu hóa kém mà ăn nhiều ngô sẽ tạo ra gánh nặng lớn cho dạ dày, gây đầy hơi, khó tiêu.
- Bệnh nhân tiểu đường
Ngô có chứa lượng carbohydrate cao, nếu ăn nhiều có thể làm tăng lượng đường trong máu. Vì thế theo lương y, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường phải tránh ăn ngô.
Ngô có chứa lượng carbohydrate cao, nếu ăn nhiều có thể làm tăng lượng đường trong máu.
- Người thiếu canxi, sắt
Nếu đang trong tình trạng thiếu canxi hoặc sắt, bạn đặc biệt không nên ăn ngô bởi trong những loại lương thực thô như ngô có chứa nhiều chất xơ và axit phytic, khi kết hợp với nhau có thể tạo thành chất kết tủa, gây cản trở việc cơ thể hấp thụ khoáng chất.
- Trẻ nhỏ
Trẻ nhỏ vốn có chức năng tiêu hóa chưa hoàn thiện, chính vì vậy nếu để trẻ ăn thực phẩm nhiều chất xơ như ngô sẽ tạo gánh nặng rất lớn cho dạ dày.
Lưu ý:
Khẩu phần ăn ngô dành cho một người lớn, khỏe mạnh là một bắp ngô. Người đang có bệnh hoặc gặp bất cứ phản ứng phụ nào sau khi ăn ngô cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi định sử dụng món này thường xuyên.
10 dạng đau bụng cần đi gặp bác sĩ ngay
Có nhiều dạng đau bụng, có những dạng đau bụng chỉ đơn giản là do ăn phải thứ gì đó không tốt, nhưng cũng có loại đau bụng do một vấn đề nghiêm trọng.
Đau đột ngột xung quanh rốn, có thể kèm theo buồn nôn, sốt, nôn, chán ăn, cảm giác muốn đi tiêu hoặc cứng cơ bụng. Nguyên nhân có thể là viêm ruột thừa. Hãy đi bệnh viện ngay. - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Vậy làm sao để phân biệt mà cứu chữa kịp thời?
Sau đây là một số chỉ dẫn giúp bạn biết được cơn đau bụng của mình nói lên điều gì, theo Reader's Digest.
1. Đau bên phải bụng
Đau đột ngột bên phải bụng lan ra các phần khác của bụng hoặc lưng. Nguyên nhân có thể là do sỏi mật hoặc viêm túi mật
Nếu cơn đau kéo dài hoặc trở nên nặng hơn sau khi ăn dầu mỡ, hãy đi khám ngay.
2. Đau bụng dưới bên trái
Đau bụng dưới bên trái đột ngột và âm ỉ, có thể đi kèm với sốt, buồn nôn hoặc nôn. Nguyên nhân có thể là do bệnh Crohn, viêm loét đại tràng hoặc viêm túi thừa.
Hãy đi khám và nội soi ngay để được điều trị kịp thời, theo Reader's Digest.
3. Đau xung quanh rốn
Đau đột ngột xung quanh rốn, có thể kèm theo buồn nôn, sốt, nôn, chán ăn, cảm giác muốn đi tiêu hoặc cứng cơ bụng. Nguyên nhân có thể là viêm ruột thừa.
Hãy đi bệnh viện ngay, vì viêm ruột thừa cần được điều trị nhanh chóng, nếu không, ruột thừa sẽ vỡ và rò rỉ chất lỏng bị nhiễm trùng vào các phần khác của bụng. Co cứng cơ bụng là dấu hiệu cho thấy nhiễm trùng đang bắt đầu lan rộng.
4. Đau dưới rốn
Đau bụng đột ngột lan ra hai bên dưới rốn. Có thể là do rối loạn đại tràng, nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc viêm vùng chậu, theo Reader's Digest.
Nếu cơn đau tiếp tục nặng thêm, hãy gọi bác sĩ.
5. Đau dưới rốn và đầy hơi
Đau xung quanh và dưới rốn kèm theo đầy hơi. Nguyên nhân có thể là táo bón hoặc đầy hơi.
Dùng thuốc nhuận tràng hoặc thuốc trị đầy hơi. Nếu cơn đau kéo dài hơn 2 tuần, hãy đi khám.
6. Đau nhói gần phía dưới xương sườn, lan xuống háng
Nguyên nhân có thể là do sỏi thận, nếu kèm theo sốt, có thể là viêm thận hoặc bàng quang.
Uống thêm nước và đi khám bác sĩ. Hầu hết sỏi thận cuối cùng tự qua, mặc dù trong những trường hợp hiếm hoi vẫn cần phải phẫu thuật. Nếu bị sốt, hãy đi khám càng sớm càng tốt.
7. Đau bụng quằn quại kèm xuất huyết
Đột ngột đau bụng kèm theo tiêu chảy ra máu, máu trong phân hoặc nôn ra máu. Có thể là do tắc nghẽn trong ruột, ruột thừa bị thủng hoặc chảy máu từ ruột, theo Reader's Digest.
Đây là những triệu chứng chảy máu trong, hãy đi thẳng đến bệnh viện gần nhất.
8. Đau bụng tái phát
Đau bụng từ từ và tiếp tục hoặc tái phát trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng, đôi khi kèm theo tiêu chảy, táo bón, đầy hơi.
Có thể là do bệnh mạn tính như không dung nạp đường sữa, hội chứng ruột kích thích, loét dạ dày, không dung nạp thực phẩm, viêm đường ruột hoặc viêm loét đại tràng. Hãy đi khám ngay.
9. Đau bụng ở người lớn tuổi
Đau bụng đột ngột, đặc biệt ở người cao tuổi đang có hút thuốc hoặc bị huyết áp cao, có thể kèm theo choáng.
Có thể là do phình động mạch chủ bụng
Bệnh này có thể gây chảy máu dẫn đến tử vong. Hãy đi cấp cứu ngay lập tức.
10. Cảm giác nóng rát
Đau ngay dưới xương ức, đặc biệt là sau khi ăn nhiều. Nguyên nhân có thể là do chứng ợ nóng
Dùng thuốc kháng a xít và tránh ăn nhiều dầu mỡ. Nếu cơn đau kéo dài trong vài tuần, hãy đi gặp bác sĩ, theo Reader's Digest.
Tiểu ra máu là bệnh nguy hiểm gì? Không nên bỏ qua hiện tượng tiểu ra máu, bởi vì đó cũng có thể là dấu hiệu của bệnh nghiêm trọng, đặc biệt là khi kéo dài không dứt, theo Natural News. Máu trong nước tiểu có thể đến từ thận, cũng có thể từ các phần khác của đường tiết niệu - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK Tiểu ra máu có thể...