Nếu nhà bạn chỉ có thể trồng cây trong chậu thì đừng bỏ lỡ cơ hội thử trồng măng tây nhé
Với những ai yêu thích công việc trồng trọt, đừng bỏ lỡ cơ hội thử trồng măng tây, một loại cây dù đòi hỏi sự kiên nhẫn chăm sóc tỉ mỉ nhưng sẽ là nguyên liệu của nhiều món ngon bổ dưỡng cho bữa ăn gia đình.
Khi bạn đang có mảnh vườn nhỏ, hoặc khoảng diện tích hạn chế ban công hay sân thượng, hãy nghĩ ngay đến việc trồng măng tay. Chỉ cần trộn đất với đầy đủ các thành phần dinh dưỡng, dành thời gian chăm sóc tỉ mẩn, bạn sẽ có được một vụ thu hoạch bội thu măng tây.
Măng tây là loại cây đòi hỏi thoát nước tốt. Vì thế, những người làm vườn cần chú ý chọn chậu trồng hay vị trí đất trồng có khả năng thoát nước tốt khi tưới.
Măng tây được mệnh danh là hoàng đế dinh dưỡng trong các loại rau củ. Trong măng tây có chứa rất nhiều vitamin, axit amin, các loại khoáng chất, sắt, canxi, kẽm, chất xơ, chất đạm… Cây măng tây là loại cây trồng lâu năm. Mỗi một vụ trồng từ 1 – 3 năm mới có thu hoạch. Vì thế khi quyết định trồng cần hiểu rõ đặc tính của cây trước khi chọn lựa vị trí và thời điểm thích hợp. Khi măng tây đã trưởng thành thì có thể thu hoạch liên tiếp nhiều vụ trong nhiều năm. Tuổi thọ của một cây măng tây có thể lên đến 25 năm.
Có hai vụ phù hợp để gieo trồng măng tây là vụ thu đông và vụ xuân hè. Vì đây là thời điểm khí hậu mát mẻ, cây cần được tưới nhiều nước. Để cây phát triển tốt cần trồng ở nơi có nhiều ánh sáng mặt trời, nhiệt độ thích hợp cho cây là khoảng 25 – 30 độ C.
Măng tây thường ưa đất có độ phì nhiêu, giàu mùn và phù sa, có thể chọn đất pha cát hoặc đất thịt. Nên trộn đất với các loại phân bón, xơ dừa… để đất tơi xốp và giàu dinh dưỡng.
Thời gian ủ hạt và ươm hạt mất khá nhiều công sức. Vì thế, bạn có thể chọn cách mua cây con về trồng. Ươm hạt có thể kéo dài từ 3 – 4 tháng. Nếu mua cây con có thể trồng ngay ở giá thể đã trộn đủ dinh dưỡng, bón thúc và phun nước kích thích sự phát triển cho cây.
Măng tây nên trồng ở nơi có đất thoáng, tránh cỏ mọc nhiều. Vì thế trồng trong chậu cũng là một lợi thế. Có thể rải vôi diệt nấm và mầm bệnh trong đất trước khi trồng.
Cần bón phân bổ sung dinh dưỡng theo định kỳ như bón lót, bón phân trùn quế, phân hữu cơ… để tăng cường dưỡng chất cho đất.
Để cây măng tây có thể cho thu hoạch cần đến 6 – 9 tháng. Luôn chú ý đến việc tỉa bỏ cây già, cành già, cây nhỏ còi cọc để tạo độ thoáng cho gốc, hạn chế sâu bệnh và kích mầm măng con.
Video đang HOT
Dành một khoảng diện tích nhất định để trồng măng tây, giúp không gian sống thêm đẹp hơn và giúp bữa ăn gia đình thêm nguồn nguyên liệu sạch tự nhiên.
Theo Helino
3 cách làm chậu cây xanh mát trang trí góc bếp thân yêu
Chỉ cần dành chút thời gian thôi bạn đã có thể làm chậu cây xanh cực xinh xắn để trang trí góc bếp gia đình thêm phần sống động.
Cách 1: Chậu lá húng tây
Nguyên liệu:
- Giấy nhún màu xanh lá
- Kẽm xanh số 24
- Cuộn sáp xanh
- Chậu trồng cây, xốp cắm cây, rêu xanh
- Phấn vẽ màu vàng nhạt (phấn tiên)
- Dụng cụ: kéo, súng bắn keo,kìm cắt kẽm, cọ
Cách làm:
Bước 1
Đầu tiên bạn vẽ hình chiếc lá trên giấy bìa cứng với 5 kích thước lớn nhỏ khác nhau, chỉ cắt một nửa chiếc là mỗi mẫu. Thực hiện tương tự với phần giấy nhún, kích thước một nửa chiếc lá giấy nhún bằng với lá bìa cứng. Cách cắt chiếc lá trên giấy nhún, bạn cắt hình chữ nhật rồi cắt theo đường chéo thành hai nửa tam giác, đặt mẫu lá lên trên hai tấm tam giác sao cho đường cắt giữa chiếc lá trùng với cạnh dài nhất của tam giác. Bạn dùng súng bắn keo dán hai nửa chiếc lá chồng lên đầu sợi kẽm thành chiếc lá. Sau đó, bạn vuốt cong phần đầu của chiếc lá trông tự nhiên. Tương tự, bạn thực hiện cho những chiếc lá còn lại.
Bước 2
Tiếp đến, bạn lấy hai cành chiếc lá nhỏ nhất chập lại thành một, hai chiếc lá nằm đối nhau, dùng keo sáp quấn cố định. Cách 2 chiếc lá nhỏ nhất một đoạn 0,7cm bạn tiếp tục quấn 2 chiếc lá lớn hơn đối nhau ngược hướng với hai chiếc lá đầu tiên. Tương tự, cách một đoạn 2cm bạn quấn 2 chiếc lá lớn hơn đối nhau ngược hướng với cặp chiếc lá thứ hai. Bạn quấn các cặp lá đối nhau, ngược hướng cho mỗi cành lá có 5 cặp lá từ nhỏ đến lớn. Bạn làm thành 5 cành lá húng tây như vậy để cắm vào chậu. Cuối cùng, bạn dùng cọ phết ít màu vàng lên phần gân giữa chiếc lá trông chiếc lá tự nhiên như thật.
Bạn đặt xốp vào trong chậu cây, cắm 5 cành lá húng tây vào trong chậu, phủ lớp rêu xanh lên trên che phủ mặt xốp. Vậy là bạn có ngay chậu húng tây xanh mát không bao giờ tàn rồi nhé!
Cách 2: Chậu cây hương thảo
Nguyên liệu:
- Giấy nhún màu xanh đậm, xanh nhạt
- Kẽm xanh số 24
- Chậu trồng cây, xốp, rêu xanh
- Dụng cụ: kéo, súng bắn keo, kìm cắt kẽm
Cách làm:
Cắt giấy nhún màu xanh đậm, xanh nhạt thành tấm giấy hình chữ nhật có kích thước 16x6cm. Bạn cắt tua rua dọc theo chiều dài của mỗi tấm giấy, mỗi tua rua dài 5,5cm rộng 0,5-0,7cm, khoảng cách giữa mỗi tua rua là 0,5cm. Bạn đặt chồng hai tấm tua rua lên nhau, màu xanh nhạt trên màu xanh đậm và dùng súng bắn keo vừa dán vừa quấn tấm tua rua vào sợi kẽm theo hình xoắn ốc. Sau khi quấn hết giấy, bạn dùng keo sáp xanh quấn bên dưới sợi kẽm làm cành lá. Tùy thuộc vào chiều dài cành lá bạn muốn làm để cắt tấm giấy hình chữ nhật dài hay ngắn. Tương tự, bạn làm thêm nhiều cành hương thảo với chiều dài ngắn của chiếc lá khác nhau.
Tương tự cách trồng cây húng tây, bạn đặt xốp vào chậu, cắm các cành hương thảo phủ lên trên mặt xốp lớp rêu xanh. Chậu hương thảo với hai tông màu đậm nhạt trông thật đáng yêu.
Cách 3: Chậu cây lavender
Nguyên liệu:
- Giấy nhún ý cứng màu tím, màu xanh lá cây đậm
- Kẽm xanh số 18
- Chậu trồng cây, xốp, rêu xanh
- Cuộn sáp xanh
- Dụng cụ: kìm, kéo, súng bắn keo
Cách làm:
Bước 1
Đầu tiên bạn cắt 3 tấm giấy nhún với 3 kích thước lần lượt là 6x5cm, 6x8cm và 6x20cm. Tiếp theo, bạn gấp đôi tấm giấy theo cạnh 6cm, bạn có 3 tấm giấy sau khi gấp kích thước là 3x5cm, 3x8cm, 3x20cm. Bạn dùng kéo cắt tua rua dọc theo nếp gấp của mỗi tấm giấy. Tiếp đến, bạn dùng súng bắn keo dán dải tua rua dài nhất theo hình xoắn vào sợi kẽm, vừa quấn vừa dán cho chắc chắn. Sau khi quấn xong, bạn dùng sáp xanh quấn bên dưới sợi kẽm làm cành lavender.
Bước 2
Tương tự cách làm cành valender ở bước 1, sau khi quấn xong dải thứ nhất, bạn quấn sáp xanh bên dưới cành hoa 2,5cm rồi quấn đến dải giấy dài thứ hai. Bạn quấn dải giấy thứ ba cách dải giấy thứ nhất 1cm, và quấn sáp xanh bên dưới cành hoa. Cách làm lá cho cành hoa lavender, tương tự như cách làm lá hương thảo. Bạn cắt giấy nhún màu xanh thành 1 tấm hình chữ nhật, cắt tua rua và quấn vào bên dưới cành hoa lavender dán cố định bằng súng bắn keo.
Bạn đặt xốp vào chậu, cắm các cành lavender lên trên, cành cao giữa các cành thấp bên ngoài, phủ lớp rêu xanh là xong! Chậu lavender với sắc tím trông thật đẹp.
Với 3 cách làm chậu gia vị đơn giản như trên, bạn có thể tự làm một chậu cây thật dễ phải không nào? Đặt chậu cây trang trí góc bậu cửa sổ bếp, trên bàn, kệ bếp... sẽ giúp tô điểm cho góc bếp thường ngày của bạn trở nên sống dộng hơn. Không chỉ làm đẹp, các chậu cây này còn tạo cảm giác hứng khởi cho bạn mỗi khi vào bếp nấu những món ăn ngon cho cả nhà cùng thưởng thức nữa đấy.
Chúc bạn thành công với 3 cách làm chậu cây gia vị này nhé!
Nguồn: liagriffith
Theo Helino
Mách chị em cách trồng dưa leo cực đơn giản tại nhà, tha hồ làm đẹp mà chẳng tốn tiền mua Dưa chuột là xu hướng làm đẹp luôn được chị em yêu thích vì vừa an toàn mà lại rẻ tiền. Nếu bạn đang lo sợ nguồn gốc những quả dưa chuột ngoài chợ không đảm bảo, hãy theo dõi cách trồng dưa leo tại nhà ngay sau đây. Dưa leo là thực phẩm quen thuộc, không chỉ có tác dụng thanh nhiệt...