Nếu Mỹ lập căn cứ quân sự ở Đài Loan, Trung Quốc có thể làm gì?
Với việc Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời và sẵn sàng thu hồi bằng vũ lực bất cứ lúc nào, một học giả Mỹ lo ngại điều không hay sẽ xảy đến nếu Mỹ lập căn cứ quân sự tại đảo Đài Loan.
Nếu Mỹ lập căn cứ quân sự ở Đài Loan, Trung Quốc chắc chắn không “ngồi yên”. Ảnh: Twitter
Theo Taiwan News, trong một diễn đàn trực tuyến do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tổ chức hôm 22/10 với nội dung “Hướng tới một mối quan hệ Mỹ – Đài Loan mạnh mẽ hơn”, chủ đề binh sĩ Mỹ đồn trú tại Đài Loan đã được đưa ra.
Richard C. Bush, một thành viên cấp cao của Viện Brookings (Mỹ), cho rằng việc Mỹ lập căn cứ quân sự tại Đài Loan sẽ dẫn đến sự tự mãn trong lực lượng phòng vệ của hòn đảo. Ngoài ra, động thái này cũng đặt dấu chấm hết cho mối quan hệ ngoại giao giữa Washington và Bắc Kinh.
Bush nói ông nhận thấy 2 vấn đề với việc đặt căn cứ quân sự Mỹ tại Đài Loan. Thứ nhất, nếu Mỹ triển khai quân tới Đài Loan, binh sĩ Đài Loan sẽ trở nên tự mãn và phụ thuộc vào sự bảo vệ của Washington.
“Họ sẽ nói rằng: ‘Ồ, mọi việc đã kết thúc. Mỹ sẽ đảm bảo an toàn cho chúng tôi vì vậy Đài Loan không cần chi tiêu nhiều cho quốc phòng cũng như không cần cải thiện nguồn dự trữ…”, ông Bush đặt giả thuyết.
Thứ hai, ông Bush chỉ ra rằng, một trong những điều kiện mà Trung Quốc đặt ra để bình thường hóa quan hệ với Mỹ trong những năm 1970 là việc rút toàn bộ lực lượng và cơ sở của Mỹ khỏi Đài Loan. Thành viên cấp cao của Viện Brookings nhận định, nếu Mỹ lập căn cứ quân sự tại Đài Loan lúc này, “Bắc Kinh có thể sẽ tạm dừng hoặc cắt đứt quan hệ ngoại giao với Washington”.
Theo Bush, lý do khiến Trung Quốc quyết định cắt đứt quan hệ ngoại giao với Mỹ là việc Washington triển khai quân đội tại Đài Loan sẽ phá hủy “một trong những nguyên tắc cơ bản để thiết lập quan hệ ngoại giao”.
Cuối diễn đàn, một câu hỏi được đưa ra là: “Đánh giá của bạn về khả năng Mỹ cho quân đồn trú tại Đài Loan?”. Người đầu tiên trả lời là Michael Green, phó chủ tịch phụ trách CSIS ở châu Á và Nhật Bản.
Ông Green cho biết, mục đích chính của sự hiện diện quân sự Mỹ ở Đài Loan là để đảm bảo nếu xung đột hoặc chiến tranh xảy ra giữa Trung Quốc và Đài Loan, Mỹ sẽ không đứng ngoài cuộc.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ông Green cho rằng: “Mỹ không có nhiều lợi ích khi đặt căn cứ quân sự ở Đài Loan”. Vị phó chủ tịch của CSIS nhận định, hầu hết mối đe dọa mà Trung Quốc gây ra cho Đài Loan có thể liên quan tới chiến thuật “vùng xám” (được sử dụng để đạt một lợi ích nào đó mà không cần dùng vũ lực), như chiến tranh mạng, đe dọa và hạn chế không gian quốc tế của Đài Loan.
Theo ông Green, cách đối phó tốt nhất với mối đe dọa như vậy là đưa ra thật nhiều phương án, bao gồm cả phương án về kinh tế. Phó chủ tịch phụ trách CSIS ở châu Á và Nhật Bản đề xuất một thỏa thuận thương mại với Đài Loan sẽ đảm bảo 2 mục đích: răn đe và trấn an.
Ông Green cũng cảnh báo nếu Mỹ triển khai quá nhanh việc đặt căn cứ quân sự ở Đài Loan, Washington khó nhận được sự ủng hộ từ các nước khác và điều này vô cùng bất lợi.
Các bước đi đơn phương của Mỹ sẽ khiến các đồng minh như Nhật Bản bị bỏ lại phía sau và điều đó không giúp ích cho Washington, trái lại còn gây hại. Ông Green kết luận, việc lập căn cứ Mỹ ở Đài Loan “không phải là điều nên làm lúc này”.
Báo Mỹ: Điều sẽ diễn ra nếu Trung Quốc phát động tấn công Đài Loan
Thu hồi đảo Đài Loan là mục tiêu dài hạn của Trung Quốc và những gì đang diễn ra khiến giới phân tích, chuyên gia lo ngại rằng Trung Quốc có thể phát động chiến dịch tấn công Đài Loan trong vài năm tới.
Phần biểu thị màu vàng là những nơi phù hợp để đổ bộ.
Kể từ tháng 9, các chiến đấu cơ Trung Quốc đã nhiều lần vượt đường trung tuyến ngăn cách eo biển Đài Loan, đánh dấu căng thẳng hai bờ eo biển Đài Loan leo thang đến đỉnh điểm trong hàng thập kỷ.
Tờ Thời báo Hoàn Cầu vẽ ra viễn cảnh các máy bay quân sự chiếm lĩnh bầu trời Đài Loan, tiến tới "thu hồi hòn đảo bằng vũ lực". Ngược lại, Đài Loan khẳng định sẽ chỉ nổ súng nếu Trung Quốc tấn công trước.
Cả Trung Quốc và Đài Loan đều có lý do để tránh một cuộc chiến có thể khiến hàng chục ngàn người mất mạng, làm tổn hại nền kinh tế và mở ra nguy cơ chiến tranh hạt nhân với Mỹ. Cách tiếp cận an toàn hơn cả là Bắc Kinh tiếp tục gây sức ép quân sự, cô lập ngoại giao Đài Loan và mở ra cơ hội hợp tác hai bờ eo biển.
Nhưng cũng có những luồng ý kiến cho rằng, rủi ro xung đột giữa Trung Quốc và Đài Loan là điều hoàn toàn có thể xảy ra trong vài năm tới.
Trung Quốc mô phỏng văn phòng lãnh đạo Đài Loan và các tòa nhà lân cận phục vụ tập trận ở Nội Mông.
"Tôi thực sự rất lo ngại về một cuộc khủng hoảng lớn sắp đến", Ian Easton, giám đốc Viện Dự án 2049, tác giả cuốn sách "Mối đe dọa từ Trung Quốc", nói trên Bloomberg. "Đó có thể là một cuộc chiến tranh tổng lực kéo theo sự can thiệp của các cường quốc. Giai đoạn 5-10 năm tới sẽ rất nguy hiểm. Điểm nóng ở Đài Loan đang rất bất ổn".
Các nhà phân tích như ông Easton cũng đưa ra dự đoán về kịch bản Trung Quốc tấn công Đài Loan. Đa số đều đánh giá Trung Quốc muốn một cuộc chiến chớp nhoáng, trong đó quân đội Trung Quốc áp đảo Đài Loan trước khi Mỹ có thể can thiệp.
Theo Bloomberg, kịch bản có lợi cho Trung Quốc có thể diễn ra theo cách như nhau. Trước chiến dịch đổ bộ, Trung Quốc tung đòn tấn công mạng, tác chiến điện tử vô hiệu hóa hệ thống tài chính, cơ sở quan trọng ở Đài Loan, gây nhiễu vệ tinh Mỹ để che giấu hoạt động quân sự.
Các tàu Trung Quốc không ngừng xua đuổi các tàu nước ngoài đến gần hòn đảo, hạn chế nguồn cung cấp lương thực và nhiên liệu cho Đài Loan. Đợt không kích sẽ nhắm đến văn phòng lãnh đạo Đài Loan và các tướng lĩnh quân đội, cầm chân lực lượng tự vệ địa phương.
Sức mạnh quân sự chênh lệch giữa Đài Loan và Trung Quốc ở hai bờ eo biển.
Một cuộc đổ bộ quy mô lớn sau đó diễn ra với sự hỗ trợ của tàu chiến và tàu ngầm. Các đảo ở xa như Kim Môn và đảo Đông Sa sẽ bị thu hồi ngay lập tức. Trung Quốc nhắm đến quần đảo Bành Hồ, nơi Đài Loan đặt căn cứ quân sự của cả ba quân chủng.
Chiến thắng ở quần đảo Bành Hồ mở ra cơ sở để Trung Quốc phát động chiến dịch đánh thẳng vào Đài Loan. Hàng ngàn lính dù Trung Quốc có nhiệm vụ xuyên thủng mạng lưới phòng thủ Đài Loan, kiểm soát các công trình chiến lược, dọn đường để cuộc đổ bộ diễn ra suôn sẻ.
Một khi hàng vạn binh sĩ đặt chân lên hòn đảo, Trung Quốc tiến gần hơn đến một chiến thắng áp đảo, theo Bloomberg.
Trên thực tế, cuộc tấn công sẽ khó khăn và rủi ro hơn nhiều. Đài Loan đã chuẩn bị cho viễn cảnh này từ hàng thập kỷ, dù rằng gần đây hòn đảo không thể bắt kịp với ưu thế quân sự của Trung Quốc.
Lợi thế lớn nhất của Đài Loan là yếu tố tự nhiên, bao quanh bởi vùng biển có sóng lớn và thời tiết bất ổn. Hai yếu tố này khiến Trung Quốc không có nhiều lựa chọn đối với địa điểm đổ bộ.
Địa hình đồi núi kết hợp với các hầm ngầm giúp các lãnh đạo Đài Loan sống sót qua đợt tấn công phủ đầu và đặt nền móng cho cuộc kháng chiến kéo dài.
Tên lửa đạn đạo DF-26 của Trung Quốc.
Năm 2018, Đài Loan đã lên kế hoạch phát triển năng lực phòng vệ, trong đó các hệ thống tên lửa di động có thể nằm ngoài tầm phát hiện của Trung Quốc. Với hàng ngàn tên lửa đất đối không và pháo phòng không, Đài Loan hoàn toàn có thể gây tổn thất lớn trước khi lực lượng đổ bộ Trung Quốc đặt chân lên đảo chính.
Các binh sĩ Trung Quốc đặt chân lên đảo sẽ phải đối phó với 175.000 quân chính quy Đài Loan và 1 triệu quân dự bị.
Michael Beckleym cựu cố vấn của Lầu năm Góc, từng nhận định: "Trung Quốc phải vô hiệu hóa lực lượng tự vệ của Đài Loan càng sớm càng tốt. Đối với Mỹ, Washington chỉ cần chờ Bắc Kinh sơ hở để phá vỡ thế trận tấn công".
Sự can thiệp của Mỹ là yếu tố chính quyết định sự thành bài của chiến dịch quân sự. Hải quân Mỹ đã từng răn đe một cách hiệu quả Trung Quốc.
Không thể bảo vệ Đài Loan không chỉ làm thay đổi cục diện ở Đông Á mà còn có thể đánh dấu sự suy yếu của Mỹ trên trường quốc tế, giống như sự kiện Anh thất bại trong việc bảo vệ kênh đào Suez năm 1956, đẫn đến dấu chấm hết của Anh với tư cách là siêu cường.
"Chúng tôi đơn giản là đang chuẩn bị cho tình huống tồi tệ nhất", Enoch Wu, một cựu binh sĩ đặc nhiệm Đài Loan, hiện là nghị sĩ đảng cầm quyền, nói với Bloomberg. "Trung Quốc không còn chơi bài câu giờ hay tìm cách thu phục lòng người nữa".
Trung Quốc 2.700 lần điều tàu, máy bay áp sát Đài Loan Quân đội Trung Quốc hơn 2.700 lần điều máy bay quân sự và tàu hải quân áp sát Đài Loan trong 9 tháng qua và hòn đảo triển khai gần 3.000 lượt xuất kích. Trong phiên điều trần trước cơ quan phụ trách nhánh lập pháp ngày 7/10, lãnh đạo cơ quan phòng vệ Đài Loan Nghiêm Đức Phát cho biết quân đội...