Nếu lúc nào bạn cũng mệt mỏi thì hãy xem có rơi vào 14 nguyên do phổ biến sau đây không
Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, phần lớn chúng ta đều cảm thấy cạn kiệt năng lượng, uể oải, mệt mỏi, thẫn thờ 3 tiếng mỗi ngày.
Không ai có thể tránh khỏi những ngày u ám khi cơ thể rã rời, tâm trạng buồn chán vì một đêm thức khuya hay giấc ngủ không tròn giấc. Nhưng số lượng người lúc nào cũng cảm thấy mỏi mệt đang ngày càng gia tăng, đến mức trở thành “đại dịch kiệt sức”, khiến nhiều bác sĩ gia đình phải sáng tạo ra cụm từ viết tắt dành riêng cho nó: TATT (tired all the time).
Không ai có thể tránh khỏi những ngày u ám khi cơ thể rã rời, tâm trạng buồn chán vì một đêm thức khuya hay giấc ngủ không tròn giấc.
Cũng theo kết quả cuộc nghiên cứu do tổ chức Healthspan tiến hành, gần một nửa trong số chúng ta (43%) trải qua những ngày mà cảm giác mỏi mệt ngự trị từ lúc thức dậy cho tới khi đi ngủ. Thật đáng lo ngại khi 40% số người tham gia cuộc điều tra thú nhận, họ liên tục rơi vào tình trạng “cạn kiệt năng lượng, mất hết sức sống”.
Giấc ngủ kém chất lượng thường là nguyên nhân chính của hiện tượng mỏi mệt vào ngày hôm sau. Nhưng cũng còn nhiều yếu tố khác có thể ảnh hưởng tới mức năng lượng của bạn, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua làm nhiễu giấc ngủ.
Tiến sĩ Sarah Brewer, chuyên gia dinh dưỡng được cấp chứng nhận y khoa, chỉ ra 14 nguyên nhân kinh điển của tình trạng mệt mỏi:
1. Bạn uống nhiều hơn 1 panh (0,57 lít) bia hoặc 1 ly rượu mỗi ngày
Mệt mỏi có thể bắt nguồn từ việc bạn uống nhiều rượu mỗi ngày. Chính rượu đã phá vỡ chu trình giấc ngủ tự nhiên của bạn.
Đúng vậy, rượu có thể giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn, đến với trạng thái được gọi là “ngủ sâu”. Nhưng đêm càng trôi đi, bạn càng dành ít thời lượng hơn cho giấc ngủ sâu, cũng như ít thời lượng hơn thường lệ cho giai đoạn ngủ REM rất tốt cho sự nghỉ ngơi, hồi phục.
Hãy tránh bia rượu trong vòng vài tuần để xem triệu chứng có được cải thiện không. Phần lớn những người làm theo lời khuyên này đều nhanh chóng nhận thấy mình ngủ ngon hơn.
Thực phẩm bổ sung từ cây kế sữa và atiso có thể hỗ trợ chức năng gan nếu bạn uống quá nhiều rượu bia. Trường hợp bạn gặp khó khăn khi cắt giảm lượng cồn hấp thụ, hãy tham vấn ý kiến bác sĩ.
Mệt mỏi có thể bắt nguồn từ việc bạn uống nhiều rượu mỗi ngày.
2. Bạn luôn cảm thấy tâm trạng tuột dốc
Nhiều người không hề nhận ra điều này nhưng mệt mỏi là đặc điểm chung của trầm cảm, cùng với những triệu chứng phổ biến hơn như tâm trạng tụt dốc, dễ khóc, giảm ham muốn tình dục và tình trạng mất hứng thú nói chung vào những gì đang diễn ra xung quanh bạn.
Hãy đi khám ở bệnh viện bởi bạn có thể cần lời khuyên về các liệu pháp điều trị hay thuốc chống trầm cảm.
3. Bạn quá phụ thuộc vào caffeine
Với liều lượng nhỏ, caffeine có thể tăng cường sinh lực nhưng quá nhiều lại làm suy kiệt nguồn năng lượng của bạn và dẫn tới tình trạng thao thức, mất ngủ, đau đầu, lo lắng và mệt mỏi.
Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu (EFSA) khuyên giới hẹn hàm lượng caffeine hấp thụ mỗi ngày là 400mg. Với phụ nữ mang thai, con số này không nên vượt quá 200mg/ngày.
Quá nhiều caffeine sẽ mô phỏng phản ứng stress và khiến bạn rơi vào trạng thái kiệt quệ, chẳng còn chút hơi sức nào.
Đừng vội cắt giảm lượng caffeine hấp thụ một cách đột ngột nếu bạn không muốn gây sốc cho cơ thể. Hãy giảm từ từ và chỉ uống 2-3 ly cà phê/ngày.
Trà là lựa chọn tốt hơn so với cà phê bởi nó chứa axit amin có tên L-theanine, có tác dụng thư giãn, nhờ đó, trung hòa được tác dụng của cà phê.
Uống quá nhiều caffeine sẽ tăng nguy cơ mệt mỏi.
4. Bạn cảm thấy nhạy cảm một cách bất thường với nhiệt độ nóng/lạnh
Nếu bạn mệt mỏi và thường xuyên thấy nóng nực, trong khi những người xung quanh nói bạn vẫn ổn, tuyến giáp của bạn có thể đã hoạt động quá mạnh, nhất là khi bạn bị giảm cân đột ngột không rõ nguyên do. Tương tự, nếu bạn mệt mỏi và lúc nào cũng thấy lạnh, cũng như tăng cân, bạn có thể nghĩ tới nguyên nhân suy tuyến giáp. Cả 2 chứng bệnh trên đều gây mệt mỏi.
Nếu tình trạng mệt mỏi kéo dài, hãy đi khám để xác định rõ vấn đề bạn đang phải đối mặt, nhất là khi gia đình bạn có tiền sử bệnh liên quan tới tuyến giáp.
5. Bạn bị thiếu máu
Nếu mệt mỏi đi kèm với xanh xao, chóng mặt, thở dốc, mạch đập nhanh, bạn có thể bị thiếu máu do thiếu dưỡng chất trong chế độ ăn (sắt, vitamin B12 hay axit folic); mất máu quá nhiều (ra nhiều máu trong chu kỳ kinh hay vết loét rỉ máu); giảm sản sinh tế bào hồng cầu (các vấn đề về thận hoặc tuỷ xương); gia tăng tình trạng tế bào hồng cầu bị phá huỷ một số căn bệnh tự miễn).
Video đang HOT
Hãy lên lịch hẹn với bác sĩ để kiểm tra sức khỏe nhằm chẩn đoán nguyên nhân. Bạn có thể được chỉ định làm xét nghiệm máu để xem lượng hồng cầu, sắt và vitamin B.
Nếu mệt mỏi đi kèm với xanh xao, chóng mặt, thở dốc, mạch đập nhanh, bạn có thể bị thiếu máu.
6. Bạn đang dùng loại thuốc nào đó
Mệt mỏi là tác dụng phụ của rất nhiều loại thuốc được kê đơn – đặc biệt là loại dùng để điều trị cao huyết áp (nhóm beta-blockers).
Hãy đọc kỹ thông tin về thuốc để xác định xem mệt mỏi có phải là tác dụng phụ nổi trội không. Nếu có, hãy nói chuyện với bác sĩ để tìm ra cách thức điều trị khác phù hợp hơn.
7. Bạn lười vận động
Thiếu vận động và thừa cân có thể khiến bạn cảm thấy mỏi mệt do tác động lên quá trình trao đổi chất và chức năng gan.
Hãy bắt đầu một chương trình tập luyện nhẹ nhàng và dần dần tăng cường độ cũng như nỗ lực. Đặt mục tiêu tập thể dục mỗi ngày ít nhất 30-60 phút. Đi bộ là một lựa chọn lý tưởng.
Hãy đầu tư một chiếc máy đo bước hoặc thiết bị theo dõi thể hình rồi từ từ nâng dần số bước đi cho tới khi bạn có thể hoàn thành ít nhất 7.000 bước/ngày một cách dễ dàng. Con số lý tưởng sẽ là 10.000 bước.
8. Bạn mắc bệnh tiểu đường chưa được chẩn đoán
Mệt mỏi có thể đi kèm với tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2. Nếu tình trạng mỏi mệt không dứt, hãy đi khám để xem bạn có bị tiểu đường hay không, nhất là trong trường hợp bạn vốn bị thừa cân, đột ngột giảm cân, thay đổi thị lực hoặc gia đình có tiền sử bệnh tiểu đường.
Các triệu chứng khác liên quan tới tiểu đường có thể bao gồm cảm giác khát bất thường, gia tăng lượng nước tiểu tiết ra hoặc bệnh nhiễm trùng tái phát (mọc đinh, viêm bọng đái).
Thiếu vận động và thừa cân có thể khiến bạn cảm thấy mỏi mệt.
9. Bạn bị cúm vào mùa đông vừa qua
Mệt mỏi có thể kéo dài nhiều tháng sau khi bạn bị mắc một căn bệnh do virus gây ra như cúm hoặc sốt tuyến. Nhiều người không để ý tới điều này. Đáp ứng miễn dịch quá mức được cho là có liên quan tới tình trạng này.
Không phải ai cũng gặp phải trường hợp tương tự. Điều quan trọng là đi khám để xác định rõ nguyên nhân.
10. Bạn không thực sự ngủ đủ
Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng mệt mỏi.
Thức dậy sớm vào buổi sáng dẫn tới cảm giác buồn ngủ của nhiều người và mọi phụ huynh đều biết rằng, giấc ngủ của họ có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng thế nào khi có con nhỏ.
Nếu đây là vấn đề của bạn, hãy thư giãn bằng một bồn tắm chứa muối tắm magie (magnesium bath flakes). Những loại thực phẩm bổ sung như cây nữ lang cũng trợ giúp giấc ngủ hiệu quả và bạn sẽ không phải đón chào buổi sáng hôm sau với vẻ uể oải, rã rời.
Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng mệt mỏi.
11. Bạn đang áp dụng chế độ ăn kiêng kỳ cục nào đó
Có rất nhiều dưỡng chất liên quan tới khả năng phòng ngừa mệt mỏi, bao gồm vitamin nhóm B (folate, B2, B3, B5, B6, B12), vitamin C, sắt và magie (nguồn cung cấp dồi dào các chất này là ngũ cốc nguyên cám, các loại quả hạch, hạt, đỗ và rau lá xanh). Do đó, chế độ ăn kiêng giảm cân siêu tốc hay loại bỏ một số nhóm thực phẩm nhất định có thể là thủ phạm gây suy kiệt nguồn năng lượng của bạn.
Ăn kiêng nên được ưu tiên nhưng nếu bạn thấy đói, thực phẩm chức năng cung cấp khoáng, đa vitamin, có bổ sung vitamin D là lựa chọn tốt.
Nếu bạn đang áp dụng chế độ ăn nền thực vật và cảm thấy thiếu năng lượng, thiếu sắt (vốn được hấp thụ tốt nhất khi kết hợp với hemoglobin nhờ ăn thịt) có thể là nguyên nhân.
Điều quan trọng cần lưu ý: trái cây và rau là nguồn vitamin, khoáng chất, co-enzyme thiết yếu cho quá trình sản sinh năng lượng của tế bào. Nếu bạn không ăn đủ 5 khẩu phần rau-trái cây hoặc nhiều hơn thế mỗi ngày, bạn có thể bị thiếu hụt vi chất và không tránh khỏi mỏi mệt.
Cuộc điều tra về dinh dưỡng và ăn kiêng quy mô quốc gia ở Anh đã xác nhận điều này. Có rất nhiều người không hấp thụ đủ vitamin A và D, folate, sắt, magie, kẽm, canxi, kali và selen.
12. Bạn ít tiếp xúc với ánh mặt trời
Ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể khiến hàm lượng vitamin D trong cơ thể không đảm bảo tiêu chuẩn. Tình trạng thiếu sắt gây mỏi mệt đã được thừa nhận rộng rãi. Nhưng không phải ai cũng biết thiếu vitamin D cũng có thể gây mỏi mệt.
Phần lớn do tác động của thiếu vitamin D lên cơ xương, khiến cơ yếu đi. Một khả năng khác là thiếu vitamin D tác động tới hệ miễn dịch, làm tăng cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ vào ban ngày.
Chính phủ Anh khuyến nghị hấp thu 10mcg vitamin D/ngày. Mức này theo Tiến sĩ Sarah Brewer là quá thấp. Cô thường khuyên người trưởng thành dưới 50 tuổi nên đảm bảo 25mcg vitamin D/ngày và với những người trên 50 tuổi là 50mcg/ngày (vitamin D dưới dạng dầu sẽ được hấp thụ tốt nhất).
Ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể khiến hàm lượng vitamin D trong cơ thể không đảm bảo tiêu chuẩn.
13. Bạn làm việc quá nhiều
Mệt mỏi có liên quan tới lịch trình làm việc dày đặc, khối lượng công việc lớn, những buổi họp triền miên, những giờ làm việc không dứt và một vị sếp yêu cầu cao.
Tất cả những yếu tố trên có thể dẫn tới stress về thể chất và cảm xúc cũng như tăng mức độ mệt mỏi.
Hãy dành cho bản thân một kỳ nghỉ đúng nghĩa và sử dụng các kỹ thuật thư giãn như yoga, thiền, thái cực quyền để giúp cơ thể hồi phục.
Tất nhiên, tìm ra thời gian trống để đi ngủ trong lúc công việc ngập đầu là điều không hề dễ dàng. Nhưng bạn sẽ cảm thấy tốt hơn nhiều, khỏe hơn nhiều sau khi đi nghỉ về. Năng suất lao động của bạn nhờ thế sẽ được cải thiện.
14. Bạn bị thiếu nước và không hề nhận ra
Thiếu nước là nguyên nhân phổ biến gây mệt mỏi. Tuy nhiên, trước khi bạn cảm nhận rõ cơn khát thì bạn đã trải nghiệm tình trạng thiếu dịch trầm trọng rồi.
Hãy đặt mục tiêu cung cấp ít nhất 2-3 lít dịch mỗi ngày tư đồ uống và thực phẩm như trái cây mọng và súp/canh.
Nhâm nhi nước thường xuyên trong suốt 1 ngày – nước dừa nguyên chất có thể là một lựa chọn tuyệt vời bởi nó cung cấp khoáng bổ sung và có vị rất ngon nữa.
Nguồn: DailyMail
Theo Helino
Nếu có 1 trong 10 dấu hiệu "lặng lẽ" này, thận của bạn đang gặp nguy hiểm
Nếu bạn thường xuyên khó ngủ, cơ thể lúc nào cũng cam thây mệt mỏi, chóng mặt, chân tay phù nề... thì hay nhơ đên sư tư vân cua bac si vì đó co thê là nhưng dấu hiệu canh bao thân đang gặp nguy hiểm.
1. Khó ngủ
Khi thận của bạn hoạt động không bình thường nghĩa là chất độc không thể thoát ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu và vẫn còn trong máu. Điều này khiến bạn khó ngủ. Đó là lý do tại sao người có vấn đề về thận sẽ ngủ ít hơn và càng làm tăng khả năng suy giảm chức năng của thận.
Người bị bệnh thận mãn tính thường bị ngưng thở khi ngủ. Việc này có thể kéo dài từ vài giây đến 1 phút. Sau mỗi lần tạm dừng, hô hấp sẽ bình thường trở lại nhưng tiếng thở trở nên hổn hển, khó khăn hơn. Ngủ ngáy liên tục là dấu hiệu cho thấy đã đến lúc bạn cần gặp bác sĩ.
2. Nhức đầu, mệt mỏi và suy nhược
Khi thân khoe manh, no se san sinh ra 1 loai hocmon goi la erythropoietin, giúp làm tăng số lượng hồng cầu. Tuy nhiên, nêu thân găp vân đê, lương hocmon nay se giam đang kê. Lượng tế bào hồng cầu thấp có thể dẫn đến mệt mỏi và các vấn đề liên quan tới não va cơ bắp.
Suy thận có thể dẫn đến tình trạng thiếu oxy đến não. Điều này gây ra chóng mặt, các vấn đề về trí nhớ và dẫn đến khó khăn trong việc tập trung. Đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo sớm suy thận.
Nếu bạn đã thực hiện chế độ nghỉ ngơi hợp lý nhưng vẫn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, cơ thể như không còn năng lượng, bạn nên đến bác sĩ ngay lập tức.
3. Da khô và ngứa
Khi thận khỏe mạnh, nó sẽ làm tốt chức năng của mình là loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể, giúp làm cho các tế bào máu đỏ khỏe mạnh, giữ cho xương chắc khỏe và duy trì đủ lượng khoáng chất trong máu.
Da khô và ngứa có thể là một dấu hiệu của tình trạng thiếu hụt khoáng trong xương. Dấu hiệu này thường xuất hiện ở những người mắc bệnh thận giai đoạn muộn, khi thận không còn khả năng giữ cân bằng các khoáng chất và dinh dưỡng trong máu.
4. Hôi miêng, co vi kim loai trong miêng
Suy thân lam tăng nông đô u rê trong mau. Khi điêu nay xay ra, u rê bi phân huy thanh amoniat trong nươc bot, gây mui hôi miêng. Ngoài ra, dấu hiệu khác cảnh báo sớm của hiện tượng suy thận là giảm sự thèm ăn và nhận thấy có vị kim loại trong miệng.
Có nhiều nguyên nhân khiến miệng có vị kim loại (do dị ứng hoặc sức khoẻ răng miệng kém). Thông thường, vị kim loại ấy sẽ biến mất nếu nguyên nhân giả định được điều trị. Trong trường hợp nó vẫn tiếp tục xuất hiện, bạn nên liên hệ với bác sĩ.
5. Khó thở
Nêu bênh thân trơ nên nghiêm trong, no co thê khiên cac chât long tich tu trong phôi va gây ra cam giac kho thơ. Ngoai ra, việc giảm số lượng hồng cầu có thể kéo theo lượng oxy trong cơ thể giảm theo và dẫn đến tình trạng khó thở, hơi thở ngắn. Đây là một trong những triệu chứng hàng đầu của bệnh thận mà bạn cần chú ý.
6. Sưng mắt cá chân, bàn chân và bàn tay
Chức năng thận giảm có thể dẫn đến việc lưu giữ natri, gây sưng ở bàn chân và mắt cá chân. Sưng ở chi dưới cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh tim, bệnh gan và các vấn đề tĩnh mạch chân mạn tính.
Đôi khi, việc dùng thuốc hay giảm lượng muối và loại bỏ lượng chất dư thừa trong cơ thể có thể ngăn chặn tình trạng này. Tuy nhiên, nếu đã thực hiện mà mức độ sưng không suy giảm thì bạn cần hướng điều trị riêng biệt.
7. Đau lưng
Đây là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh thận. Ở những trường hợp có bệnh ở thận, đứng thẳng lưng là việc rất khó, có người còn không thể khom lưng xuống được. Ngoài ra, người bệnh thường thấy tưng tức vùng hông lưng phía sau, sát gần xương sườn, đôi khi có sốt, kèm theo nước tiểu đục hay đi tiểu buốt.
Đau lưng do suy thận thường đi kèm với tình trạng nôn mửa, nhiệt độ cơ thể cao và đi tiểu thường xuyên. Nếu bạn tiếp tục đau lưng dù đã dùng thuốc giảm đau, cách tốt nhất vẫn là tới gặp bác sĩ.
8. Mắt sưng tấy
Một dấu hiệu sớm cho thấy hệ thống lọc thận trong cơ thể bạn có vấn đề là dấu hiệu sưng tấy quanh vùng mắt. Tình trạng này xuất hiện khi thận đang bị rò rỉ một lượng lớn protein vào nước tiểu thay vì giữ và phân bố nó trên khắp cơ thể.
Nếu bạn chắc chắn cơ thể bạn đã được nghỉ ngơi đầy đủ, lượng đạm cũng được đảm bảo nhưng tình hình vẫn không được cải thiện, hãy nhanh chóng đi khám.
9. Tăng huyết áp
Khi bị tổn thương, thận không thể kiểm soát và đảm bảo huyết áp ở mức ổn định. Khi huyết áp không ổn định, áp lực dòng chảy của máu trong thành mạch cũng bất ổn theo. Áp lực máu lớn sẽ hủy hoại các thành mạch trong cơ thể trong đó có cả thận. Chức năng của thận do đó càng ngày càng suy giảm.
10. Nước tiểu thay đổi
Việc thay đổi tần suất, mùi, màu sắc... nước tiểu là những dấu hiệu không nên bỏ qua. Các loại thay đổi thường gặp bao gồm:
- Đi tiểu thường xuyên hơn: Nếu bạn thay đổi thói quen tiểu tiện, đi tiểu thường xuyên hơn, đặc biệt là vào ban đêm thì bạn cần chú ý. Khi bộ lọc của thận không làm việc tốt, nó có thể làm tăng nhu cầu đi tiểu. 4 đến 10 lần đi tiểu mỗi ngày sẽ được coi là bình thường.
- Nước tiểu có máu: Khi thận hư, các tế bào máu có thể bị rò rỉ ra ngoài theo đường tiểu. Vì vậy bạn có thể thấy trong nước tiểu có máu. Tuy nhiên, triệu chứng này còn cảnh báo nhiều căn bệnh khác như khối u, sỏi thận hay bị nhiễm trùng...
- Nước tiểu có bọt: Nước tiểu có nhiều bong bóng chứng tỏ có lượng protein trong nước tiểu. Điều này chứng tỏ thận đã làm việc không tốt và để "lọt" protein ra theo nước tiểu. Protein phổ biến được tìm thấy trong nước tiểu, albumin, là các protein tương tự như trong trứng.
Theo Danviet
Tác hại không ngờ của việc bỏ bữa Bạn thường bỏ bữa ăn vì công việc quá bận rộn? Bạn có kế hoạch bỏ bữa sáng, bữa trưa hoặc bữa tối để giảm cân? Đừng vì quá bận rộn mà bỏ bữa. SHUTTERSTOCK Nếu bạn đang có thói quen "tưởng chừng như bình thường" này thì nên dừng lại ngay, bởi việc bỏ bữa có những tác hại ảnh hưởng rất...