Nếu lo ngại tính bảo mật khi sử dụng Zoom, hãy thử qua những giải pháp thay thế này
Zoom đang gây khá nhiều tranh cãi về tính riêng tư, và đây là những lựa chọn an toàn thay thế.
Gần đây, khá nhiều các thông tin về tính riêng tư khi sử dụng Zoom bị rò rỉ, và động thái lớn nhất cho việc này chính là Google cấm nhân viên sử dụng ứng dụng Zoom trên máy tính của công ty. Kèm theo đó là các hãng công nghệ lớn như Tesla hay cả chính phủ Đài Loan cũng đã chính thức cấm sử dụng Zoom sau những lùm xùm về bảo mật của công cụ này.
Như vậy, nếu bạn là một người khá quan tâm về tính bảo mật thì việc bắt đầu sử dụng các lựa chọn họp và làm việc tại nhà thay thế Zoom là điều nên làm, sau đây sẽ là một số gợi ý mà bạn có thể tham khảo.
Là tính năng được Microsoft bổ sung hồi đầu năm cho Skype. Skype Meet Now cho phép người dùng bắt đầu trò chuyện video với người khác ngay lập tức, ngay cả khi người kia không có tài khoản Skype. Skype sẽ tạo ra một liên kết mời mà bất cứ ai cũng có thể truy cập để bắt đầu cuộc họp ngay lập tức. Tính năng này có sẵn cho cả thiết bị di động và máy tính để bàn.
Hãy nghĩ nó giống như một cuộc gọi hội nghị video với Skype nhưng đi kèm liên kết tồn tại trong một khoảng thời gian. Người dùng chỉ cần tạo một liên kết và chuyển nó đến những người cần tham dự cuộc họp. Khi họ nhấp vào liên kết, họ sẽ được đưa tới Skype hoặc Web nếu thiết bị đó có ứng dụng Skype.
Mặc dù rút gọn nhiều thao tác nhưng Meet Now vẫn cung cấp một số tính năng thiết yếu của Skype. Cụ thể, người dùng có thể ghi âm cuộc gọi để xem lại sau và thậm chí làm mờ nền trước khi nhảy vào cuộc hội nghị video để tránh những thứ phía sau lưng làm ảnh hưởng đến trải nghiệm. Thậm chí họ có thể chia sẻ màn hình và hiển thị các bài thuyết trình hoặc slide.
Video đang HOT
Cisco WebEx còn có thể hoat đông trên nhưng đương truyên băng thông han chê vơi hinh anh video đô net cao, tiêt kiêm chi phi, bao mât thông tin chăt che. Đây là dịch vụ khá ly tương trong viêc chia se, trinh diên tai liêu hoăc xem trưc tiêp man hinh cua cac thanh viên tham gia hoăc ghi lai toan bô hinh anh va nôi dung cuôc hop, cac dư liêu trong cuôc hop đươc kiêm soat môt cach nghiêm ngăt va an toan.
Cisco WebEx cũng cung câp hinh anh trưc tuyên, chu cuôc hop co thê theo doi man hinh ngươi tham dư cuôc hop, liêt kê cac công viêc cân thưc hiên va phân viêc ngay trên cuôc hop trưc tuyên, ghi chep va lưu lai moi tai liêu chia se qua lai trong buôi hop đê theo doi va hoan thanh. Bên canh đo Cisco WebEx Meeting tich hơp tinh năng nhăc nhơ cuôc hop thông qua Microsoft Outlook Calendar.
Vốn được thiết kế cho các công ty quy mô lớn, do đó những người dùng cá nhân sẽ ít có cơ hội nghe thấy cái tên Starleaf. Chính vì thế, việc sử dụng Starleaf thường thông qua hợp đồng hợp tác, thay vì mua bản quyền cho một hay hai máy tính đơn lẻ. Tuy nhiên, thời gian gần đây Starleaf đã bắt đầu cung cấp phiên bản ứng dụng miễn phí dành cho người dùng cơ bản, cho phép tiến hành các cuộc họp trực tuyến tối đa 20 người trong 46 phút.
Ưu điểm của Starleaf chính là không vướng quảng cáo, ít tính năng “rác”, và đặc biệt an toàn về khía cạnh bảo mật thông tin.
Jitsi Meet
Jitsi Meet cho phép người dùng khởi động cuộc họp nhanh chỉ bằng cách vào trang web và nhấn “Go”. Thêm vào đó, nếu muốn tự phát triển phiên bản ứng dụng riêng cho tổ chức và doanh nghiệp, người dùng có thể sử dụng Jitsi Videobridge. Đơn giản vì đây là nền tảng sử dụng mã nguồn mở nên nó hoàn toàn miễn phí đối với tất cả mọi người.
Mặc dù miễn phí và là nguồn mở nhưng việc sử dụng Jitsi Meet khá bảo mật, thêm vào đó nó khá đơn giản để thao tác, ngoài ra bạn còn có thể ghi lại nội dung họp (chuyển thẳng vào Dropbox) hay “đá bay” những thành viên họp gây mất trật tự.
Jitsi Meet hỗ trợ tối đa 75 người họp cùng lúc (35 người để có chất lượng kết nối tối ưu), cho phép tiến hành họp nhóm riêng khi cần, có thể tương tác với Slack, Google Calendar và Office 365. Hiện nay, Jitsi Meet cũng đang thử nghiệm tính năng làm mờ nền tương tự như Skype Meet Now.
Whereby
Whereby không hoàn toàn miễn phí tất cả tính năng cho người dùng miễn phí. Cụ thể, nó chỉ cho phép người dùng sử dụng phòng họp đơn với tối đa 4 người tham gia, nhưng có kèm cơ chế “khóa cửa” (buộc người muốn tham gia thêm phải xin phép quản trị). Mỗi phòng họp sẽ có đường dẫn riêng để tham gia nhanh (tương tự Zoom).
Mặc dù vậy, Whereby cũng có một số tính năng khá hay như cho phép chia sẻ màn hình, tắt tiếng hoặc từ chối tương tác với một thành viên cụ thể, sử dụng các biểu tượng cảm xúc (emoji), tương tác với YouTube… Phiên bản thu phí (Pro) của Whereby (9,99 USD/tháng) cho phép họp 12 người/phòng và tối đa ba phòng họp.
Google Hangouts
Mặc dù đã xuất hiện từ rất lâu nhưng có vẻ Google Hangouts không được Google quảng bá rộng rãi như Hangouts Meet – một phần trong bộ công cụ G Suite của hãng – dành cho người dùng có thu phí và doanh nghiệp.
Tuy nhiên, Hangouts miễn phí vẫn cho phép các cuộc đàm thoại hình ảnh 10 người, nhắn tin văn bản và chia sẻ nội dung màn hình. So với các giải pháp ở trên, Hangouts tuy không phong phú tính năng, nhưng đổi lại khá nhỏ gọn và dễ sử dụng. Một điểm mạnh không thể bỏ qua của dịch vụ này là cho phép họp chỉ âm thanh lên tới 150 người.
Phạm Thái Học
Thượng viện Mỹ nói 'không' với ứng dụng Zoom
Theo Financial Times, đây không phải là lệnh cấm chính thức, nhưng các thượng nghị sĩ Mỹ đã được khuyến cáo nên dùng ứng dụng hội thảo trực tuyến khác.
Ứng dụng Zoom đang gặp nhiều tranh cãi về bảo mật
Lo ngại trước những vấn đề bảo mật với ứng dụng Zoom gần đây, thượng viện Mỹ đã đề nghị các thành viên nên sử dụng ứng dụng hội thảo trực tuyến khác khi làm việc tại nhà.
Các thượng nghị sĩ hiện trao đổi về khoản cứu trợ tài chính cho công dân Mỹ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 do virus Corona chủng mới gây ra. Đây là một phần trong gói cứu trợ trị giá 2.000 tỉ USD nhằm hỗ trợ nền kinh tế.
Chính quyền Đài Loan và Đức cũng đã tiến hành cấm ứng dụng Zoom; một số trường học tại Mỹ cũng áp dụng biện pháp tương tự.
Kể từ đại dịch Covid-19 bắt đầu đến nay, người dùng chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng các lượt tải Zoom khi mà hàng triệu người phải làm việc tại nhà. Theo CNET, CEO Zoom Eric Yuan công bố nền tảng này đã tăng thẳng đứng từ 10 triệu người dùng vào tháng 12.2019 lên 100 triệu vào tháng 3.2020.
Việc số lượng người sử dụng Zoom gia tăng chóng mặt đã làm lộ ra nhiều vấn đề về bảo mật mà Zoom đang gặp phải như: bị bom tin nhắn, mời người lạ vào không phép và nhiều vấn đề khác.
CEO Yuan đã vạch ra kế hoạch để xác định những vấn đề về bảo mật trong 90 ngày tới và phát biểu hôm 9.4 rằng Alex Stamos, cựu giám đốc bảo mật cấp cao của Facebook, đã vào làm việc cho công ty với vai trò cố vấn bảo mật.
Lệ Quân
Vì sao Zoom đơn giản, dễ dùng nhưng bị tẩy chay khắp nơi? Zoom nổi lên như một phần mềm họp trực tuyến hàng đầu trong mùa dịch, nhưng đi kèm với đó là những lo ngại về tính bảo mật và quyền riêng tư. Theo các thống kê mới đây, mỗi ngày có tới 190 triệu người sử dụng phần mềm Zoom, con số mà các nhà phát triển ứng dụng này không thể ngờ...