Nếu hay bị đau mỏi vùng vai, gáy, cổ bạn cần phải nhớ những điều này để tránh bị tái phát
Thời tiết mưa nắng thất thường khiến nhiều người sau một đêm ngủ dậy bỗng thấy đau tê dại vùng vai, gáy, nhiều khi đau lan xuống bả vai, làm tê mỏi cánh tay, cẳng tay và ngón tay. Phòng chống bằng cách nào?
Các cơn đau bất chợt
Hội chứng đau cổ, vai, gáy xảy ra mọi lứa tuổi, do rất nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân cơ học như tư thế ngồi, lao động, gối đầu cao khi ngủ, ngủ tựa đầu lên ghế, nằm xem tivi… Các yếu tố như ngồi trước quạt, máy lạnh, dầm mưa dãi nắng lâu, gội đầu, tắm rửa ban đêm đã làm sụt giảm sự cung cấp ôxy cho các tế bào cơ, gây thiếu máu ở các cơ, máu huyết lưu thông kém dẫn đến chứng đau nhức vai cổ, mình mẩy.
Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị đau cổ, vai, gáy. Ảnh minh họa
Tùy theo từng mức độ của bệnh mà người bệnh có những biểu hiện khác nhau trong chứng bệnh này. Người bệnh có thể đau âm ỉ hoặc đau dữ dội ở vùng gáy lan ra tai, cổ ở một bên. Mức độ đau từ ít đến nhiều có ảnh hưởng tới tư thế đầu – cổ. Cũng có thể cơn đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay cả ở hai bên, có cảm giác nhức nhối như bị điện giật. Có trường hợp cơn đau bả vai cánh tay ở một bên, sau một thời gian người bệnh có cảm giác tê mỏi ở tay bên đau. Cũng có những người bị đau lan sang hai bên và kèm theo cảm giác chóng mặt, hoa mắt, ù tai, đi đứng loạng choạng, khó nuốt.
Cơn đau nhức có thể xuất hiện tự phát hoặc sau khi lao động nặng, mệt mỏi, căng thẳng, nhiễm lạnh. Đau có thể cấp tính (xuất hiện đột ngột) hoặc mạn tính (âm ỉ, kéo dài). Đau thường có tính chất cơ học: tăng khi đứng, đi, ngồi lâu, ho, hắt hơi, vận động cột sống cổ; giảm khi nghỉ ngơi. Đau cũng có thể tăng khi thời tiết thay đổi. Để chẩn đoán nguyên nhân, người bệnh cần được thăm khám lâm sàng. Nhiều trường hợp tình trạng đau vai gáy kéo dài dẫn đến người bệnh luôn cảm thấy vô cùng mệt mỏi, khó chịu, không tập trung, tư duy kém… ảnh hưởng lớn tới chất lượng sống của người bệnh.
Video đang HOT
Độ tuổi đau cổ, vai, gáy đang có xu hướng trẻ hoá với những người hay làm việc ở một tư thế trong thời gian dài như vừa nghe điện thoại, vừa ghi chép, làm việc liên tục với máy tính, sơn trần, lái xe ô tô ở tư thế ghế ngửa ra phía sau, tay duỗi thẳng phía trước… khiến hoặc cơ bắp dễ tổn thương làm cho đĩa đệm cột sống cổ sớm suy thoái, sưng tấy, trực tiếp chèn ép lên các dây thần kinh tương quan vai, gáy gây đau đớn, khó chịu.
Phòng chống đau mỏi vai, gáy, cổ bằng cách nào?
Theo các chuyên gia y tế, nên phòng đau cổ, vai, gáy từ khi chưa có biểu hiện thương tổn bằng cách khi ngồi hay đứng đều phải đúng tư thế. Khi ngủ chỉ gối đầu cao khoảng 10cm, vừa khít với độ cong sinh lý sau gáy, phần trên của vai phải đặt ở trên gối để tránh cột sống cổ và các cơ bắp bị kéo giãn.
Khi ngủ chỉ nên dùng gối đầu cao khoảng 10cm. Ảnh minh họa
Khi xem tivi nên tựa lưng vào đệm, đầu hơi ngửa ra sau thành ghế, cổ tựa vào một điểm phù hợp với độ cong sinh lý của cổ. Nghe điện thoại nên cầm ở tay, không nên kẹp vào vai, nếu có chỗ gác tay sẽ giảm bớt độ căng các cơ ở cổ và bả vai…
Bên cạnh đó, cần tránh các tư thế như: Căng cổ ngước nhìn lên cao lâu, xoay đầu thường xuyên về bên đau, nâng hoặc kéo một vật với cổ gập, đọc sách ở tư thế cổ gập lâu, ngủ với gối cao hoặc nhiều gối…
Khi bị đau cổ, vai, gáy nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động ít ngày, bổ sung một số khoáng chất cho cơ thể như canxi, kali và các vitamin C, B, E, xoa bóp giúp giãn cơ chỗ đau, tăng cường máu đến cơ bắp.
Khi đau cổ, vai, gáy không xoay, vặn mạnh vì dễ gây tổn thương nặng các dây thần kinh. Không uống thuốc tuỳ tiện mà phải đi khám để được bác sĩ chuyên khoa điều trị đúng.
Với Tây y, hội chứng đau nhức cổ, vai, gáy nếu bác sĩ chuyên khoa thấy không có nguyên nhân chèn ép gây tổn thương thì người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc giảm đau, cao dán. Nhiều bệnh nhân đau nhức cổ, vai, gáy thường chuyển sang chữa trị ở bệnh viện, phòng khám y học cổ truyền. Các phương pháp xoa bóp – ấn – gõ vùng cổ, vai, gáy, hoặc châm cứu, giác hơi, tập luyện và vật lý trị liệu trị chứng này.
Minh Châu
Theo giadinh.net
Đau bả vai: Triệu chứng cảnh báo cơn đau tim không phải ai cũng biết
Các triệu chứng cảnh báo cơn đau tim bao gồm đau ngực, đau cánh tay hoặc cảm thấy chóng mặt. Nếu bạn hoặc người thân có một trong những triệu chứng không phổ biến này, ban cần đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Đau tim hay còn được gọi là nhồi máu cơ tim thường xảy ra khi nguồn máu đến tim giảm đột ngột. Không có đủ lượng máu cần thiết, tim có thể bị tổn thương nghiêm trọng và đe dọa tính mạng của bệnh nhân. Bạn có thể có nguy cơ bị đau tim nếu cảm thấy đau đột ngột ở bả vai. Cơn đau tim thường bắt đầu bằng các cơn đau ngực bất thường, mặc dù không phải ai cũng bị đau ngực dữ dội.
Nữ giới bị đau tim thường gặp một số triệu chứng cảnh báo rất khó nhận biết như cơn đau bất hường ở bả vai, khó thở, đau hàm, ợ chua hoặc cảm thấy khó chịu không rõ nguyên nhân. Nếu bạn hoặc người thân gặp các triệu chứng trên, bạn cần đến bệnh viện ngay lập tức để được cấp cứu kịp thời.
Bệnh nhân khi lên cơn đau tim nếu không được chữa trị khịp thời có thể gây tổn thương lớn cho tim và dẫn đến suy tim sung huyết - tình trạng tim quá yếu để bơm máu đi xung quanh cơ thể. "Thông thường, đối với bệnh nhân suy tim sung huyết, không có sự can thiệp hoặc phục hồi chức năng nào có thể giúp phụ hồi chức năng tim", Beaumont Health chia sẻ.
Các dấu hiệu cảnh báo cơn đau tim phổ biến bao gồm đau ngực dữ dội, đổ mồ hôi quá nhiều và cảm thấy chóng mặt.
Nguyên nhân phổ biến nhất của các cơn đau tim là bệnh mạch vành - tình trạng bệnh gây ra bởi các chất béo cholesterol lắng đọng trên thành mạch gây cản trở lưu thông máu trong động mạch.
Ngăn ngừa bệnh tim và các cơn đau tim bằng cách thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng với ít nhất năm phần trái cây và rau xanh mỗi ngày và tập thể dục thường xuyên. Hút thuốc và béo phì là hai trong số những nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh tim. Người trưởng thành nên tập các bài tập vừa sức ít nhất 150 phút mỗi tuần.
Theo Tiền phong
Trời mưa nắng thất thường, sĩ tử nếu thấy có dấu hiệu cảm thì hãy làm ngay những việc này Sáng mai đã là ngày thi đầu tiên của kỳ thi THPT Quốc gia 2019, tuy nhiên, với tình trạng mưa nắng thất thường những ngày này thì sĩ tử sẽ rất dễ bị cảm. Vậy cần làm gì để bảo vệ sức khỏe trước khi bước vào kỳ thi quan trọng ngày mai? Vào 14h chiều nay (24/06), các sĩ tử sẽ...