Nếu giết động vật hoang dã, hãy đăng lên mạng xã hội!
Ở một góc nhìn khác, việc đưa những hình ảnh dã man như giết khỉ, hổ, gấu để nấu cao, kinh doanh lên mạng xã hội là hoàn toàn có ích.
Có thể thấy thời gian gần đây, trên mạng xã hội Facebook liên tục xuất hiện hình ảnh của động vật hoang dã quý hiếm như chồn bay, khỉ, gấu, hổ… trong trạng thái sắp, đang hoặc đã bị giết một cách tàn nhẫn.
Gần đây nhất, một nam thanh niên tên Chinh được cư dân mạng mệnh danh: “Chơi ngu lấy tiếng” khi liên tục đăng tải những bức ảnh gấu đông lạnh, xương, cao hổ… lên mạng xã hội với mục đích chính là… khoe với bạn bè.
Không những thế, anh còn buông lời “thách thức” các cơ quan chức năng: Nếu công an thì miễn làm việc vì sẽ chẳng được gì đâu…”
Hình ảnh một con hổ đông lạnh được Chinh rao bán trên mạng. Ảnh: Anh Ngọc.
Đương nhiên, chẳng ai bận tâm tới lời “cảnh báo” của Chinh mà ngay sau đó, công an huyện Quỳnh Lưu đã đến “làm việc”. Tuy nhiên, kết quả lại rất bất ngờ, không hề như mọi người dự đoán.
Khi khám nhà Chinh thì chỉ thấy 2kg răng chó cùng 5kg xương chó (chưa rõ mục đích sử dụng). Gia đình Chinh có trả lời rằng y chuyên lấy răng chó về gia công cho các tiệm kim hoàn chứ không hề có hành vi giết hổ nấu cao, giết gấu lấy mật…
Ngoài ra. Chinh được bố mẹ biện hộ rằng y bị chấn thương sọ não từ nhỏ nên không lường trước được những hành vi của mình mặc cho gia đình có khuyên can.
Vậy là cái danh hiệu “mỹ miều” mà cư dân mạng đặt cho Chinh hoàn toàn có cơ sở!
Có lẽ, do nhận thức hạn chế nên Chinh không hề biết được ngay trước đó vài hôm, một thanh niên tên Cường ở Nghệ An cũng đang dở khóc dở cười với cái án hình sự nặng nghìn cân treo lơ lửng trên đầu bằng một sợi tóc.
Video đang HOT
Tất cả chỉ vì một phút “sĩ diện” trên mạng xã hội rằng mình rất “ngầu”, rất “lạnh lùng” và có điều kiện bằng cách đăng những hình ảnh hàng loạt khỉ bị giết một các dã man, rùng rợn để nấu cao.
Cho đến khi bị giải lên đồn công an, Cường đó mới ú ớ khai rằng hôm đó là nhà… hàng xóm nấu cao khỉ, y chỉ sang để chụp ảnh lại.
Đối tượng Cường đang được lấy lời khai ở cơ quan điều tra. Ảnh: D.N
Không chỉ là công cụ để “khoe” đơn thuần mà mạng xã hội còn là công cụ để “bảo tồn động vật hoang dã quý hiếm”. Chính vì lẽ đó nên một vị cán bộ Trung tâm khuyến nông huyện Tây Giang, Quảng Nam mới chụp ảnh loài chồn bay đăng lên Facebook. (Vụ việc xảy ra vào cuối tháng 11 năm 2015)
Nhưng khổ nỗi, ông lại mâu thuẫn với chính mình khi ngay trước đó cho rằng ông không hề biết loài chồn bay này nằm trong sách đỏ, quý hiếm nhóm 1 mà chỉ biết rằng đây là một món ăn mà quán nhậu nào ở huyện cũng có!
Nhưng dường như cái sự “hiểu nhầm” đó của ông càng khiến ông dứt khoát hơn. Ông nghĩ rằng “không biết không có tội” nên lại hạ lời thách thức: “Công an cũng bó tay”.
Một trong những hình ảnh “dậy sóng” mà ông Kỳ đăng lên mạng xã hội. Ảnh: Facebook.
Thì đúng là công an “bó” tay thật nhưng mà là “bó” tay ông đưa về Hạt kiểm lâm để lấy lời khai, điều tra và đưa ra hình thức xử phạt thích đáng!
Thực tế cho thấy rằng dù các đối tượng kể trên không đăng những tấm ảnh “dã man” lên mạng thì tình trạng giết mổ động vật hoang dã, lừa đảo “treo xương hổ thật bán cao hổ lốn” vẫn luôn tồn tại.
Chỉ đến khi những hình ảnh đó được công khai với mục đích “lấy tiếng” thì dư luận mới nổi sóng, các cơ quan chức năng mới vào cuộc.
Khi sự thật bị phơi bày, một phần, người tiêu dùng sẽ mất niềm tin vào “thần dược” mà mình đang sử dụng chỉ đáng giá vài cái xương bò đun nước dùng phở. Một phần, sẽ thấy để nấu được vài gram “thần dược” chữa còi xương cho con mà gián tiếp gây nghiệp sát sinh với những sinh linh có cùng nguồn gen với mình.
Khi đó, cầu sẽ giảm. Cầu giảm, ắt cung giảm. Cung giảm thì động vật hoang dã sẽ có tỷ lệ sống sót nhiều hơn.
Vậy nên, nếu như bạn biết được bất cứ ai đăng những bức ảnh dã man tương tự như vậy, hãy cảm ơn họ vì đã phần nào giúp cho sự thật được phơi bày và hãy âm thầm chúc họ may mắn… lần sau!
Bảo Trang
*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.
Theo_Người Đưa Tin
Điều tra người khoe giết khỉ trên facebook vì nuôi nhốt chim cắt
Nam thanh niên khoe giết khỉ dã man đang bị điều tra về việc nuôi nhốt con chim cắt quý hiếm.
Nam thanh niên khoe giết khỉ dã man đang bị điều tra về việc nuôi nhốt con chim cắt quý hiếm.
Ngày 13/1, ông Lê Ngọc Hữu, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm thị xã Hoàng Mai (Nghệ An), cho biết qua xác minh điều tra, cho thấy chưa đủ yếu tố để xử phạt hành chính đối với nam thanh niên khoe giết khỉ - Chu Văn Cường (24 tuổi, trú xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai) - người lên Facebook khoe "xẻ thịt, lột da" hàng loạt cá thể khỉ để nấu cao.
Lý do là Cường không tham gia mua bán, xẻ thịt, lột da khỉ mà chỉ là chụp ảnh làm thịt khỉ từ nhà ông Lê Bá Thuận (50 tuổi, trú xã Quỳnh Lập). Do đó, từ hình trên Facebook của Cường, kiểm lâm đã làm rõ ông Thuận khai nhận mua khỉ với giá 3 triệu đồng về giết để nấu cao. Kiểm lâm đang xem xét phạt hành chính đối với ông Thuận số tiền hơn 5,2 triệu đồng theo 157/2013/NĐ-CP.
Cường lên Facebook đăng tải 10 hình ảnh "xẻ thịt, lột da" hàng loạt cá thể khỉ gây phẫn nộ trong cộng đồng mạng.
Mặc dù Cường không bị xử lý hành chính trong vụ khoe "xẻ thịt lột da" khỉ nhưng lại đang bị điều tra về hành vi nuôi nhốt con chim cắt. Hiện Hạt Kiểm lâm thị xã Hoàng Mai đang trưng cầu giám định con chim cắt thu giữ từ nhà Cường có đúng là nằm trong sách đỏ hay không để xem xét trách nhiệm hình sự.
Như đã đưa tin, ngày 2/1, Facebook Cường và Cường (của Chu Văn Cường) đăng 10 tấm ảnh lên "khoe" chiến tích kinh hoàng: Giết hàng chục con khỉ với lời chú thích "chuẩn bị nấu tiếp, inbox để biết thêm chi tiết".
Đến ngày 4/1, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) đã tiếp nhận thông tin việc ngang nhiên khoe chiến công "xẻ thịt, lột da" hàng loạt cá thể khỉ để nấu cao trên mạng xã hội Facebook nên đề nghị kiểm lâm vào cuộc.
Sáng 7/1, tại nhà của Cường, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm thị xã Hoàng Mai phối hợp lực lượng công an và cơ quan chức năng kiểm tra thu giữ một con chim cắt (động vật hoang dã quý hiếm) đang nuôi nhốt. Đồng thời, kiểm tra tại nhà ông Thuận, thu giữ toàn bộ dụng cụ giết, nấu cao khỉ, một con chồn và 0,2 kg cao khỉ...
Cường lên Facebook khoe con chim với lời chú thích mới tóm được em nó.
Bà Nguyễn Phương Dung, Phó Giám đốc ENV, cho biết: "Thật rùng mình trước những hành vi sát hại động vật hoang dã tàn nhẫn như thế này. Cũng giống như vụ giết hại voọc dã man năm 2012, hành vi này không những vi phạm nghiêm trọng đến các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ động vật hoang dã mà còn thể hiện sự vô nhân tính của một số đối tượng trong xã hội. ENV đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc và có biện pháp trừng phạt thích đáng để tạo tính răn đe cao cho cộng đồng".
Theo_Kiến Thức
Bài 2: 'Xẻ thịt' thú rừng: Sẵn sàng vụ khách 24/24h Mặc dù cơ quan chức năng vào cuộc, phát hiện không ít vụ buôn bán động vật hoang dã nhưng tình trạng xẻ thịt thú rừng vẫn tiếp diễn và hoạt động ngày càng tinh vi. Như đã phản ánh, thời gian gần đây, tình trạng xẻ thịt thú rừng tiếp tục tái diễn và công khai. Bên cạnh việc rao bán trên...