Nếu dịch Covid-19 bùng phát một lần nữa, thị trường BĐS sẽ như thế nào?
Có lẽ không chỉ mình phân khúc BĐS nghỉ dưỡng lại thêm “đòn giáng” mới từ dịch Covid-19 mà cả thị trường BĐS nói chung tiếp tục phải đối mặt với khó khăn, thách thức nếu dịch lần nữa bùng phát tại Việt Nam.
Ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc Bộ phận R&D DKRA Vietnam cho rằng, chúng tôi dự báo thị trường BĐS quý 3 và quý 4/2020 sẽ có những dấu hiệu phục hồi tích cực hơn quý 1 và quý 2/2020. Thế nhưng, hiện tại dịch Covid- 19 đang diễn biến rất phức tạp và khó đoán định, qua đó những ảnh hưởng và tác động của dịch bệnh đến thị trường cũng rất khó lường.
Nếu phải có một đợt giãn cách xã hội lần 2 (lần 1 vào đầu tháng 4), thị trường sẽ lại tiếp tục rơi vào trạng thái tạm dừng. Trạng thái “ngủ đông” này có thể sẽ còn kéo dài hơn lần trước do các yếu tố về tài chính, thu nhập và cả tâm lý thận trọng ngày một tăng dẫn đến sức cầu suy giảm mạnh. “Tuy nhiên, tôi tin rằng Chính quyền và Tp.HCM đang có những động thái quyết đoán để kiểm soát tốt và ngăn chặn sự bùng phát của dịch bệnh, từ đó các hoạt động kinh tế xã hội sẽ ổn định hơn so với giai đoạn đầu năm”, ông Hoàng nhận định.
Ông Nguyễn Thái Huy, chuyên gia BĐS cá nhân cho hay, nếu dịch Covid-19 bùng phát lần nữa thì sẽ ảnh hưởng khá lớn đến thị trường BĐS nói chung. Trước hết là đối với các doanh nghiệp BĐS. Các doanh nghiệp vừa trải qua đợt khó khăn, mới hoạt động trở lại sau vài tháng thì tiếp tục gặp dịch bệnh nên sự tổn thất về nhân sự, tài chính sẽ khá lớn.
Còn đối với khách hàng, nguồn tài chính eo hẹp hơn, họ sẽ tập trung vào việc giữ tiền mặt để ưu tiên những nhu cầu thiết yếu, hạn chế tập trung đi lại, sẽ ảnh hưởng đến sức mua của BĐS.
Đối với sale BĐS, theo ông Huy, đây tiếp tục là thời điểm khó khăn cho các sale vì không có nguồn thu từ kinh doanh. Tuy nhiên, vị chuyên gia này cho rằng, dịch lần 2 sẽ ít hơn đợt 1 do có sự chuẩn bị.
Video đang HOT
Cùng quan điểm, ông Nguyễn Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đông Tây Land cho rằng, đợt vừa rồi, BĐS Việt Nam vẫn đang hồi phục khá nhanh, nhưng phân hóa khá rõ nét các dòng sản phẩm sau dịch Covid.
“Nếu Covid – 19 bùng lên nữa, theo tôi là có ảnh hưởng nhưng không quá lớn. Vì người dân bây giờ đã khá có kinh nghiệm đối phó với dịch, nên khả năng lây lan sẽ không cao như các nước khác, và cũng đã khá thận trọng với việc đầu tư BĐS trong mấy tháng vừa qua. Theo đó, NĐT không đầu tư tràn lan và sử dụng nhiều đòn bẩy tín dụng, nên việc ảnh hưởng sẽ không quá lớn. Tuy nhiên, thị trường sẽ đi chậm lại hoặc đi ngang. Các dòng sản phẩm gần nội đô hoặc có hệ sinh thái đa dạng, đô thị vệ tinh vẫn được khách quan tầm nhiều”, ông Bình khẳng định.
Nói về sự tác động đến thị trường BĐS nghỉ dưỡng nếu dịch Covid-19 bùng phát lần nữa, Ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels Châu Á Thái Bình Dương cho rằng, sự bùng phát của dịch Covid-19 sẽ gây hưởng đến các địa điểm du lịch khác của Việt Nam, cả phân khúc khách nghỉ dưỡng lẫn phân khúc khách công vụ vì yếu tố an toàn được đặt lên hàng đầu đối với các du khách. Khi dịch bệnh xảy ra, du khách sẵn sàng hủy hoặc tạm hoãn các kế hoạch du lịch.
Mọi người sẽ có xu hướng tránh các khu vực đông người như sân bay hay nhà hàng, quán bar cho đến khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát hoàn toàn.
“Chúng tôi cũng dự đoán rằng hoạt động của ngành hàng không nội địa sẽ chững lại trong vài tuần tới đồng thời lượt khách du lịch nội địa cũng sẽ bị sụt giảm đáng kể. Nguồn doanh thu từ việc tổ chức hội nghị, hội thảo sẽ bị ảnh hưởng khi các sự kiện lớn cũng có thể bị hủy hoặc dời lại trong thời gian tới”, ông Mauro nhận định.
Theo vi chuyên gia này, tình hình dịch bệnh sẽ trở nên rõ ràng hơn trong một vài ngày tới. Tôi hi vọng sẽ có ít ca nhiễm mới đồng thời các nguồn lây lan sẽ sớm được khoanh vùng. Khi đó du khách nội địa sẽ cảm thấy đủ an toàn để có thể tiếp tục thực hiện các hoạt động kinh doanh và du lịch trở lại.
“Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng sẽ phải mất ít nhất một vài tuần để tình hình dịch bệnh có thể được kiểm soát tốt hơn. Chúng tôi vẫn tin tưởng vào tiềm năng phát triển của ngành BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam trong trung và dài hạn”, ông Mauro nhấn mạnh.
Cũng cái nhìn lạc quan, bà Nguyễn Thị Thanh Hương, CEO Đại Phúc Land nhìn nhận, nếu Chính phủ hành động quyết liệt và có các giải phải hỗ trợ kịp thời thị trường sẽ không bị ảnh hưởng quá nặng nề và tâm lý NĐT sẽ quay trở lại. Còn nếu thả nổi để dân tình lo lắng hoang mang thì hậu quả khó lường cho cả nền kinh tế chứ không riêng gì BĐS.
Bà Hương cho rằng, không chỉ Chính phủ mà doanh nghiệp cũng cần xác định kịch bản ứng phó linh hoạt “sống chung” cùng các giai đoạn kiểm soát dịch bệnh Covid-19 trong dài hạn.
Cơ cấu thu nhập ngân hàng có sự dịch chuyển
Hệ thống ngân hàng đã và đang có những giải pháp để giảm thiểu việc lệ thuộc vào hoạt động cho vay, tăng thu từ phi tín dụng.
Nhiều ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính quý II/2020. Nhìn chung trong 6 tháng đầu năm, phần lớn ngân hàng có tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh tiếp tục ghi nhận tăng trưởng, dù thực tế là ở mức khiêm tốn so với những năm trước. Đáng chú ý ở đây, là cơ cấu nguồn thu của các nhà băng cũng đang cho thấy có sự chuyển dịch, khi thu từ phi tín dụng như dịch vụ, kinh doanh ngoại hối... có xu hướng tăng lên. Đây được xem là một trong những nguyên do khiến cho thu nhập lãi thuần ở nhiều ngân hàng dù có sự sụt giảm, nhưng tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh nói chung vẫn tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước.
VietinBank ghi nhận lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 11,7% so với cùng kỳ
Ở khối các NHTM Nhà nước, báo cáo tài chính quý II của VietinBank công bố cho thấy, tính đến 30/6/2020, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 1.102 tỷ đồng, tăng 11,7% so với cùng kỳ; lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt 643 tỷ đồng tăng 72,8% so với cùng kỳ; lãi từ mua bán chứng khoán kinh doanh đạt gần 126 tỷ đồng, tăng 26 lần so với cùng kỳ... Luỹ kế 6 tháng đầu năm, lãi thuần hoạt động dịch vụ của nhà băng này tăng 10,5% so với cùng kỳ, đạt hơn 2.100 tỷ đồng.
Với Vietcombank cũng vậy, lĩnh vực dịch vụ tiếp tục cải thiện trong quý II/2020, khi lãi thuần từ dịch vụ tăng trưởng 7,4%; luỹ kế 6 tháng đạt 2.283 tỷ đồng, tăng 6,5% so với cùng kỳ. Hai lĩnh vực tăng trưởng mạnh của Vietcombank trong quý II là ngoại hối và chứng khoán kinh doanh. Theo đó luỹ kế 6 tháng lãi thuần từ ngoại hối đạt 1.928 tỷ đồng, tăng 18,4% so với cùng kỳ; trong khi lãi thuần từ chứng khoán kinh doanh đạt 33 tỷ đồng, tăng trưởng 83%.
Với các NHTMCP, VietBank được xem là một trong những nhà băng có sự thay đổi lớn trong cơ cấu thu nhập. Nửa đầu năm 2020, tỷ trọng thu nhập lãi thuần của ngân hàng này chỉ chiếm 37% so với tổng thu nhập hoạt động kinh doanh trong khi năm 2019 là 82%. Sau 6 tháng, lợi nhuận trước thuế của VietBank vẫn tăng hơn 15%, nguồn thu từ chứng khoán đầu tư đã đem về cho ngân hàng này 406 tỷ đồng, chiếm 46,8% tổng thu nhập hoạt động kinh doanh. Hay tại SeABank, tỷ trọng thu nhập lãi thuần đã giảm từ 86% xuống 67%, thu nhập từ chứng khoán đầu tư gấp hơn 6 lần (141 tỷ đồng), thu từ các hoạt động kinh doanh khác gấp 63 lần (338 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm trước.
VPBank cũng vậy, thu lãi thuần từ phí dịch vụ (NFI) của ngân hàng mẹ trong 6 tháng đầu năm tăng trưởng gần 42% so với nửa đầu năm 2019, đạt hơn 1.400 tỷ đồng. Tỷ trọng đóng góp của NFI trên tổng doanh thu của ngân hàng mẹ tăng từ 13% trong 6 tháng đầu năm trước lên 15% cùng kỳ năm nay, giảm sự phụ thuộc của ngân hàng vào nguồn thu từ lãi. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ của Techcombank cũng đạt 2.000 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2020, tăng trưởng 57% so với 6 tháng đầu năm 2019, chiếm 16,8% tổng doanh thu. Hoạt động dịch vụ của VietABank cũng đem về khoản lãi hơn 2 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ gần 4 tỷ đồng...
Trao đổi với phóng viên, một chuyên gia tài chính cho rằng, việc giảm dần "độc canh" tín dụng là một trong những mục tiêu và yêu cầu đặt ra tại Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020" của Chính phủ, khi phấn đấu tới năm 2020 các NHTM tăng gấp 2 lần tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập của mình, bởi rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro phải quản lý chặt chẽ nhất. Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng tới năm 2025, định hướng năm 2030 cũng đặt ra mục tiêu phấn đấu đến cuối năm 2020, tỷ trọng thu nhập từ phí dịch vụ đạt khoảng 12 - 13%, và đến cuối năm 2025 tăng lên mức 16 - 17%. Hệ thống ngân hàng đã và đang có những giải pháp để giảm thiểu việc lệ thuộc vào hoạt động cho vay, tăng thu từ phi tín dụng. Đặc biệt là thời gian qua ghi nhận các ngân hàng hợp tác với công ty bảo hiểm để bán chéo nhằm gia tăng thu từ dịch vụ. Như trường hợp của SCB đã tạo dấu ấn lớn trên thị trường với sự tăng trưởng mạnh mẽ của hoạt động Bancassurance.
Chuyên gia cho rằng trên thực tế, việc chuyển dịch cơ cấu nguồn thu đã có những tiến triển khá tích cực song vẫn còn khiêm tốn, chưa đủ mạnh để lấp chỗ trống từ hoạt động tín dụng.
Dịch Covid-19 đã tác động rất lớn đến tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng, tính tới ngày 15/7/2020, dư nợ tín dụng tăng 3,11%, trong khi cùng kỳ tăng 6,8%. Chuyên gia cũng cho rằng, thu từ dịch vụ cũng sẽ gặp khó nếu hoạt động cho vay bị chững lại. Bởi tại Việt Nam, thường là các dịch vụ sẽ đi kèm với cho vay, khách hàng đến vay nhiều sẽ có xu hướng sử dụng những dịch vụ liên quan và ngược lại, khi họ không có nhu cầu vay thì nhu cầu sử dụng dịch vụ của nhà băng cũng sẽ giảm theo.
CEO của một NHTMCP thừa nhận, việc chuyển dịch cơ cấu thu nhập theo hướng gia tăng tỷ trọng thu nhập hoạt động phi tín dụng là xu thế chung, tất yếu của hoạt động ngân hàng trên thế giới. Đây cũng là yêu cầu đặt ra với mỗi NHTM để phát triển bền vững trong tương lai. Tuy nhiên, "muốn nhanh thì phải từ từ, hệ thống ngân hàng Việt Nam lâu nay vốn vẫn phụ thuộc vào thu từ hoạt động tín dụng, và nguồn thu này vẫn là hấp dẫn hơn cả. Các nhà băng hiện cũng đã có ý thức và mục tiêu để chuyển dịch dần thu từ tín dụng sang các hoạt động phi tín dụng khác, đương nhiên đi cùng với đó phải là cải thiện chất lượng dịch vụ và phát triển hiệu quả, trên cơ sở nền tảng ngân hàng hiện đại và đa dịch vụ", ông này nêu quan điểm.
Nguồn thu dịch vụ nhiều ngân hàng giảm Nếu như các năm trước, nguồn thu dịch vụ đóng góp tích cực vào tổng lợi nhuận của ngân hàng, thì nửa đầu năm nay, tỷ trọng đóng góp sụt giảm vì dịch Covid-19. Dù vậy, sự sụt giảm này không ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận các ngân hàng. Trong những tháng cuối năm, dịch bệnh Covid-19 sẽ còn ảnh hưởng tới...