Nếu đầu tư 1 tỷ vào đồng coin có dấu hiệu lừa đảo mà ViruSs từng kêu gọi mua, bạn sẽ bị “bốc hơi” bao nhiêu?
Những drama xung quanh chuyện ViruSs kêu gọi đầu tư vào thị trường tiền số đang nhận được sự quan tâm của đông đảo netizen và các nhà đầu tư.
Cách đây không lâu, “drama” giữa ViruSs và một chuyên gia đầu tư có tiếng tại Việt Nam trong lĩnh vực tài chính có tên Zet Under (tên thật: Trần Văn Phúc) nhận được nhiều sự quan tâm.
Bắt đầu từ những video chia sẻ kinh nghiệm của mình về tiền mã hoá trên kênh TikTok có hơn 1,6 triệu người theo dõi của ViruSs, Zet Under để lại bình luận “Kinh nghiệm thị trường chưa được 3 tháng đã đi lùa gà rồi à!”. Chính câu nói này đã gây ra cuộc tranh luận lớn bùng nổ khắp mạng xã hội.
Mới đây, trên một tài khoản Twitter, dự án Zuki Moba bất ngờ bị “bêu tên” trong một bài đăng trên cảnh báo các GameFi có dấu hiệu lừa đảo. Cụ thể, bài đăng đến từ account @bscgems_news vào ngày 2/1 cho biết: “Theo tìm hiểu của chúng tôi, có rất nhiều dự án #GameFi có dấu hiệu lừa đảo. Hãy cẩn thận với tài sản của bạn”. Ở phần bình luận, account này nói thêm: “Tôi không nói những dự án này lừa đảo. Tôi tìm thấy những dấu hiệu bất thường nên cảnh báo đến cộng đồng.
Riêng với Zuki Moba, @bscgems_news nói: “Với những gì tìm hiểu được từ trước đến nay, tôi cho rằng dự án này có dấu hiệu lừa đảo. Tôi không nói là lừa đảo ngay bây giờ!”.
Ngay thời điểm này, hàng loạt các tin nhắn của ViruSs trong nhóm chat này được lan truyền chóng mặt trên MXH. Các đoạn tin nhắn cho thấy ViruSs đang có “lời khuyên” cho những ai “lên thuyền” cùng anh mua vào Zuki Moba. Theo đó, ViruSs “căn dặn” rất kỹ chuyện mua vào với giá nào, tâm lý phải ra sao, và nói rằng cộng đồng “nghe lời là đã giàu” vì đồng Zuki Moba này đang tăng mạnh.
Những tin nhắn được cho là kêu gọi đầu tư của ViruSs vào đồng Zuki Moba
Vào thời điểm đó, ViruSs mách nước cho nhà đầu tư mua vào Zuki Moba với giá từ 0,25 USD – 0,30 USD. Rất nhiều netizen quan tâm hiện nay đồng coin này đang có giá thế nào trên thị trường. Theo ghi nhận số liệu từ Coinmarketcap, đồng Zuki này hiện nay chỉ còn giá 0,05 USD/coin. Liên tục giảm sâu trong một tháng trở lại đây.
Video đang HOT
Nếu nhà đầu tư vào thời điểm đó mua vào Zuki Moba với giá 0,25 USD đến nay họ đã lỗ chỉ còn 0,05 USD/coin, tức là nếu bạn đầu tư vào đồng này 1 tỷ đồng, mua ở giá 0,25 USD, giờ tài khoản bạn chỉ còn vỏn vẹn 200 triệu.
Về phía ViruSS, anh chàng cho biết với những nội dung đăng tải trước đó thì account này không uy tín và check thấy IP của tài khoản tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư tỏ ra vô cùng tức giận và không đồng tình với những phản hồi này từ phía ViruSs.
Phản hồi từ ViruSs
Hiện những tranh cãi vẫn chưa có hồi kết. Chúng tôi mong rằng các nhà đầu tư hãy thật sự sáng suốt khi đưa ra các quyết định của mình.
'Lùa gà' và 'xả coin' đang bào mòn uy tín các dự án blockchain Việt
Nhiều dự án game lừa đảo tích hợp blockchain với sự tham gia của đội ngũ người Việt đang là nỗi ám ảnh của các nhà đầu tư, bào mòn niềm tin của cộng đồng.
Với thành công của Axie Infinity vào giữa năm 2021, nhiều dự án GameFi của đội ngũ người Việt Nam mọc lên như nấm sau mưa. Các trò chơi này mở bán token và cho chơi game ở nửa cuối năm 2021. Tuy nhiên, nhiều trò chơi của lập trình viên trong nước có dấu hiệu bất thường trong hoạt động, khiến đồng tiền số của game mất giá, nhà đầu tư thua lỗ.
Sau nhiều vấn đề liên tục xảy ra với dự án GameFi trong nước, nhà đầu tư Việt trở nên cảnh giác với dự án dạng này. Người chơi mất niềm tin vào những game với lối chơi đơn giản, cơ chế không rõ ràng, đội ngũ đứng sau giấu mặt.
Hàng loạt dự án bất thường của "Dev Việt"
Lùm xùm gần đây nhất xảy ra với Crypto Bike, trò chơi blockchain với lối chơi đơn giản, click-to-earn (bấm để kiếm tiền). Đồng CB, tiền tệ trong game bị xả 60% lượng token dự án, khiến giá giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư thiệt hại vào hôm 1/1. CryptoBike thông báo bị hack, tuy nhiên nhiều bằng chứng cho thấy chính đội ngũ đã bán tháo.
Trước đó, tựa game này công bố đội ngũ đứng sau là lập trình viên của Mỹ. Nhưng thực tế, trò chơi được phát triển bởi một nhóm người Việt trong vòng một tháng. Trước áp lực của nhà đầu tư, người đứng sau CryptoBike phải hoàn lại 70% tiền tham gia của người chơi.
Tựa game Zuki Moba được ViruSs quảng cáo có nhiều dấu hiệu bất thường.
Vào cuối tháng 12/2021, Zuki Moba, trò chơi được đánh giá cao về chất lượng đồ họa và lối chơi, được streamer ViruSs (Đặng Tiến Hoàng) nhiều lần quảng bá, giới thiệu lộ những dấu hiệu bất thường trong vận hành.
Được quảng cáo là lối chơi được lấy cảm hứng từ trò ném tuyết của Nhật Bản, thực tế Zuki Moba là bản "Việt hóa", tích hợp thêm yếu tố NFT, blockchain để kiếm tiền của trò chơi PoPoWar đến từ Trung Quốc. Dự án có cách quản lý token bất thường với 95% lượng tiền số của trò chơi không bị khóa, có thể bị bán tháo bất kỳ lúc nào.
Bên cạnh đó, roadmap (lộ trình phát triển) của Zuki Moba cũng bị chỉnh sửa mà không được thông báo công khai. Dự án nhiều lần trễ hẹn thời gian ra mắt các công cụ, tính năng trong trò chơi dù game đã có sẵn. Theo dữ liệu từ CoinMarketCap, token ZUKI đang có giá 0,053 USD. So với đỉnh được xác lập cuối tháng 11/2021, token này đã giảm hơn 17 lần.
Nếu tham gia dự án theo mốc ViruSs mời chào, nhà đầu tư đã bị chia tài sản khoảng 6 lần.
Mất niềm tin vào dự án trong nước
Trong các hội nhóm tiền mã hóa trên mạng xã hội, nhà đầu tư Việt dần dè dặt hơn với các dự án trong nước sau nhiều vụ lừa đảo. Một số người dùng còn tuyên bố "cạch mặt" những token có sự tham gia của người Việt.
Trao đổi với PV , nhà đầu tư T.Tom, người mất hơn 2.700 USD trong vụ việc CryptoBike cho biết rất thất vọng về đội ngũ người Việt đứng sau các dự án GameFi lừa đảo gần đây. "Tôi thấy thất vọng cho tương lai thị trường tiền số tại Việt Nam khi lập trình viên chỉ ăn xổi , tham lam", ông T.Tom nói.
Những tựa game "xấu xí" như CryptoBike khiến niềm tin vào đội ngũ Việt Nam giảm sút.
"Lập trình viên của GameFi Việt đa số đều không lộ mặt nên khi xảy ra sự cố người chơi không biết tìm đến đâu để đòi quyền lợi. Tôi không còn niềm tin ở những dự án Việt có đội ngũ ẩn danh nữa", nhà đầu tư CryptoBike tên Quang Kiên chia sẻ.
Theo ông Phùng Tiến Anh, chuyên gia của GAM Venture, quản trị viên cộng đồng nhà đầu tư NFT- Metaverse, các dự án trong nước có cơ hội lớn sau thành công của Axie Infinity. Tuy nhiên gần đây những game lừa đảo, gây mất niềm tin lại xuất hiện rất nhiều.
"Tôi rất lo ngại về những dự án GameFi lừa đảo của người Việt gần đây. Nếu tình trạng ăn xổi, lừa lọc kiếm lời vẫn tiếp diễn, chúng ta không thể tiến ra biển lớn với kiểu tư duy này. Có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang dần từ chối dự án Việt", ông Tiến Anh nói.
Nếu tình trạng ăn xổi, lừa lọc kiếm lời vẫn tiếp diễn, chúng ta không thể tiến ra biển lớn với kiểu tư duy này
Phùng Tiến Anh, quản trị viên cộng đồng nhà đầu tư NFT- Metaverse
Đồng quan điểm với ông Tiến Anh, luật sư Trần Việt Hà, thành viên công ty Luật Nam Sơn, một người có tiếng trong giới đầu tư tiền mã hóa cho rằng những dự án "xấu xí" như CryptoBike khiến cho nhà đầu tư quốc tế không còn mặn mà với dự án của đội ngũ người Việt.
"Thực trạng trên vô hình trung làm cho các dự án mà đội ngũ nhà phát triển tâm huyết, làm ra sản phẩm tốt cũng gánh chịu chung hậu quả là sự thờ ơ của nhà đầu tư", luật sư Hà nói.
Trao đổi với PV , ông Quang Kiên cho rằng vấn đề còn nằm ở nhà đầu tư khi xác minh dự án. "Những dự án mà đội ngũ giấu mặt, roadmap không rõ ràng, trò chơi nhàm chán nhưng ROI (tỷ suất hoàn vốn) cao thì nên xem xét", ông Kiên cho biết.
Theo ông Kiên, dạng game có lối chơi đơn giản, click-to-earn toàn người Việt chơi với nhau, có tính cờ bạc, đa cấp. "Trên các hội nhóm nhà đầu tư tự bơm thổi, tạo fomo ảo để 'nâng bi' dự án, dụ dỗ thêm người mới, kéo giá token", nhà đầu tư này nói.
"Thị trường chắc chắn phải điều chỉnh"
Là người đóng vai trò cấu trúc vốn đầu tư cho dự án Whydah vào tháng 12/2022, ông Phan Đức Trung, Chủ tịch công ty Decom Holdings nhận định những sự cố trong thời gian qua là bước điều chỉnh tất yếu để hướng đến thị trường tốt, bền vững hơn.
Trong nhiều dự án GameFi hiện nay, chính những nhóm phát triển game cũng không nắm rõ danh tính người thuê mình. Điều này dẫn đến việc khi xảy ra sự cố, nhà đầu tư lẫn đội phát triển không biết đổ lỗi, đòi tiền của ai. Ảnh: NVL.
Chia sẻ với PV , ông Trung cho rằng sự thành công của Axie Infinity đóng vai trò quan trọng, giúp các nhà đầu tư quốc tế tin tưởng hơn vào các dự án tiền mã hóa có đội ngũ Việt Nam. Việc giữ được uy tín là rất khó, và phần lớn các dự án nghiêm túc chọn công khai danh tính của nhóm phát triển chính như một cách đảm bảo danh tiếng.
"Tôi không hiểu sao có những dự án ẩn danh mà khiến nhiều người hào hứng đến vậy. Dự án ẩn danh trên mạng hoàn toàn không ai rõ những người đứng sau nó, nhóm phát triển thuộc nước nào vì thông tin không có", ông Trung nhận định.
Chuyên gia này cho rằng giai đoạn hỗn loạn vừa qua khiến chất lượng, hình thức, cách công bố sách trắng (white paper) lẫn chiến lược phát triển cộng đồng bị cào bằng, khiến cả những quỹ đầu tư chuyên nghiệp cũng phải lúng túng.
"Họ phải rải tiền đều vào các game. Chuyên nghiệp mà còn như vậy, thì các nhà đầu tư nhỏ lẻ còn hành động thế nào nữa", ông Trung nhận định. Ông cũng cho rằng khi thị trường đã có quá nhiều dự án, game nào cũng có lãi thì tất yếu sẽ phải đến giai đoạn điều chỉnh.
"Đây là một điều chỉnh tất yếu của thị trường và sự điều chỉnh mới chỉ bắt đầu. Về lâu dài tôi tin rằng sự điều chỉnh này giúp thị trường tốt và bền vững hơn. Chúng tôi sẽ có thời gian để phân tích đánh giá kỹ càng hơn các dự án", ông Phan Đức Trung kết luận.
Người nổi tiếng quảng bá gian dối về tiền mã hóa có thể bị phạt nặng Những người nổi tiếng quảng bá gian dối hoặc cho các dự án vi phạm có thể phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Gần đây, nhiều nhà đầu tư mất tiền vì tham gia vào các dự án game blockchain được người có sức ảnh hưởng quảng cáo. Gây xôn xao nhất là sự việc streamer ViruSs quảng cáo cho Zuki Moba,...