Nếu cứ như vầy, chắc tôi phát khùng lên mất…
“Trời ơi! Tôi là vợ chớ đâu phải ô shin? Không biết kiếp trước tôi làm điều gì ác mà kiếp này bị đày đọa như vầy, trời ơi là trời!”. Mỗi lần nghe cái giọng cao vút như thế này của Lan, tôi phải bỏ ra chỗ khác chứ không thể nào chịu nổi.
Tôi không hiểu từ bao giờ vợ tôi có cái giọng the thé vút trời kiểu đó. Nó như châm chích vào màng nhĩ. “Vợ ông hung dữ quá!”. Có lần anh bạn thân nói với tôi như vậy. Chuyện đó cách nay đã 7, 8 năm. Tôi nghe mà giật mình: “ Sao ông biết?”. “Thì nghe cái giọng lên của bả là biết liền. Hôm qua tui mới nói có một câu về chuyện bia rượu của mấy ông thì bả đã sa sả nói như tát nước vô mặt”- anh bạn nhăn mặt.
Ừ, đúng là như vậy thật. Tôi cũng biết chuyện đó nhưng lại nghĩ thôi thì nhịn cho yên ổn. Với lại vợ mình mình nhịn, có gì đáng xấu hổ đâu? Thế nhưng từ khi nghe nhận xét của anh bạn, tôi bắt đầu để ý. Đúng là vợ tôi hung dữ thật. La chồng, mắng con là chuyện thường ngày; với hàng xóm láng giềng, bạn bè đồng nghiệp cô ấy cũng vậy. Lan không bao giờ chịu thua sút người khác. Người ta nói một thì cô ấy phải nói hai, ba; người ta chưa nói thì cô ấy phải phủ đầu để người ta tịt ngòi luôn, không nói nữa. “Em à, bớt bớt lại một chút được không? Sao chuyện gì em cũng đong đỏng lên vậy?” – có lần chịu hết xiết, tôi phải lên tiếng.
Vừa nghe tôi nói vậy, vợ tôi đã sừng sộ: “Hả? Ai nói? Anh chỉ đứa nói cho em biết em cào nát mặt nó ra. Đúng là đồ ganh ăn, tức ở, rỗi hơi”. Tôi nói: “Là sếp em mắng vốn anh đó. Chuyện gì cũng tươm tướp, riết rồi đồng nghiệp ngán luôn, không ai dám gần”. Nghe tôi nói vậy, Lan có vẻ xìu xuống, cả buổi tối mặt mày buồn bã. Sáng hôm sau, trước khi đi làm, nàng nói với tôi: “Chắc là mấy đứa ganh ăn tức ở nên mới tọc mạch với sếp như vậy. Tôi mà biết đứa nào thì đứa đó chết với tôi”. Trời ạ, cứ tưởng nghe vậy Lan sẽ nhìn lại mình mà sửa đổi, ai dè nàng lại đi “truy tìm thủ phạm để trù dập”. Hết biết!
Video đang HOT
Tuy vậy, tình hình cũng lắng dịu vài hôm. Nhưng được mấy ngày thì một buổi chiều, vừa đi làm về, bà xã tôi đã quăng giỏ xách lên ghế, nói từ ngoài nói vào: “Nè, anh coi lại bạn bè của anh nghen. Thằng cha Phong đã nói với sếp chuyện bị tôi mắng hôm trước. Đồ đàn ông gì mà bần tiện, hở ra chuyện gì cũng méc sếp”. Phong là bạn của bà xã nhưng tới nhà chơi vài lần thấy hợp nên tôi hay gọi điện rủ đi uống cà phê. Thỉnh thoảng tôi có hỏi thăm công việc của bà xã. Có lần anh nói mé mé: “Ông nhắc cô Lan bớt bớt một chút chớ cái gì cô ấy cũng nhảy dựng lên như vậy, mọi người sợ lắm”. Tôi cười khỏa lấp: “Chắc bả quen thói ở nhà rồi nên vô công ty tưởng mọi người cũng giống như chồng con mình”.
Chuyện tưởng nhỏ nhưng một ngày nọ, tôi giật mình nhận ra chính mình cũng bắt đầu sợ cái giọng the thé của bà xã. Từ sợ giọng nói, tôi bắt đầu sợ khi thấy mặt cô ấy. Tôi hay giật thót người mỗi khi Lan cất giọng hoặc xuất hiện trước mặt. Đỉnh điểm của nỗi sợ hãi ấy là ngay cả khi lên giường tôi cũng không dám nhìn mặt cô ấy. Tôi bị hoang tưởng về giọng nói của Lan bởi lúc nào cũng nghe âm vang trong đầu những câu nói với âm vực cao của bà xã: “Anh ăn cho mập thây rồi chẳng biết làm gì phụ giúp vợ con…”, “Thằng Tí đâu, quần áo dơ thay ra sao không bỏ vô máy giặt; bộ cụt tay, cụt chân hết rồi hả?”, “Con quỷ Ti sao ăn bỏ mứa vậy? Hoang phí như thế mai mốt hốt c… mà ăn”…
Tôi không dám nói với ai về điều này vì tôi sợ bị cười chê, chuyện nhỏ xíu như vậy mà không giải quyết được thì “làm đàn ông cái chó gì” theo kiểu nói của bà xã. Nhưng thật sự tôi đang có vấn đề về sức khỏe tinh thần. Có lần bực mình quá tôi đòi ly dị thì cô ấy gầm lên: “Bỏ tôi hả? Thách đấy, dám bỏ hong? Bỏ tôi thì hốt c… mà ăn!”.
Trời ơi, nếu phải tiếp tục bị tra tấn như vậy thì có khi tôi phát khùng lên mất. Ai có cách gì trị cái thói hung dữ của vợ tôi thì chỉ giúp; nếu không, chắc chắc đến lúc nào đó, tôi không chịu đựng được nữa mà phát khùng lên thì hậu quả chẳng biết thế nào…
Theo VNE
Kiểm sát viên phải tuyên thệ
Ngày 13-3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân sửa đổi và Luật Tổ chức Tòa án nhân dân sửa đổi.
Theo Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình, dự thảo Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân (sửa đổi) đã cụ thể hóa các quy định về Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) trong Hiến pháp năm 2013; tạo cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của VKSND theo yêu cầu cải cách tư pháp; bảo đảm thiết chế VKSND có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu đấu tranh có hiệu quả với tội phạm và vi phạm pháp luật trong tình hình mới.
Dự thảo Luật Tổ chức VKSND sửa đổi có 7 chương, 110 điều. Đáng chú ý, có những quy định mới như người được bổ nhiệm Kiểm sát viên lần đầu phải tuyên thệ tuyệt đối trung thành với Hiến pháp, tuân thủ pháp luật, tận tụy phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc, đấu tranh không khoan nhượng với mọi tội phạm và vi phạm pháp luật, bảo vệ pháp luật, lẽ phải và công bằng xã hội...
Nhiều ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý, đây là một trong những luật cần được hoàn thiện ngay trong đợt đầu để thể chế hóa những điểm đổi mới trong Hiến pháp sửa đổi. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị các cơ quan soạn thảo, thẩm tra, đối chiếu với các quy định trong Hiến pháp sửa đổi, đặc biệt cần đảm bảo quyền con người được thực thi tốt hơn. Cùng quan điểm, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý nhấn mạnh: "Hiến pháp sửa đổi nêu rất rõ vai trò của Viện trưởng VKSND và vai trò của kiểm sát viên. Luật phải thể hiện cụ thể hơn quan hệ chỉ đạo giữa Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao với VKSND cấp dưới và kiểm sát viên. Tôi chưa thấy rõ cơ chế để kiểm sát viên thực sự hoạt động độc lập, chỉ tuân theo pháp luật và sự chỉ đạo của Viện trưởng VKSND, nhất là trong quá trình thực hành quyền công tố".
Quy định về án lệ trong dự thảo Luật Tòa án nhân dân (sửa đổi) còn có ý kiến khác nhau giữa cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra. Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện, đây là vấn đề mới, còn nhiều ý kiến khác nhau nên cần được cân nhắc kỹ. Từ nhiều năm nay, TAND tối cao đã và đang thực hiện nhiệm vụ tổng kết thực tiễn xét xử của Tòa án các cấp, hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật dưới hình thức ban hành Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao và được coi là văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước ta. Đây chính là hình thức cao nhất của án lệ.
Vì vậy, Ủy ban Tư pháp cho rằng, trước mắt, chỉ nên quy định TAND tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật là phù hợp với Hiến pháp năm 2013. Các quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao phải đảm bảo tính mẫu mực theo đúng quy định của pháp luật để các Tòa án khác nghiên cứu, học tập.
Theo ANTD
Sắp có thẻ công dân điện tử Ngày 12-3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Căn cước công dân và dự án Luật Công chứng (sửa đổi). Cùng ngày, UBVTQH đã thảo luận về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 35/2012/QH13 về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND...