Nếu có nhóm máu này, bạn sẽ dễ bị đông máu hơn
Gần đây, người ta chú ý nhiều đến cục máu đông, do các biến chứng đông máu hiếm gặp liên quan đến vắc xin COVID của Johnson & Johnson. Do đó, bạn có thể tự hỏi về nguy cơ gặp phải cục máu đông.
Mặc dù có rất nhiều yếu tố góp phần dẫn đến đông máu (bao gồm tuổi, thuốc men, mang thai và thậm chí cả chiều cao), một yếu tố nguy cơ quan trọng khác là nhóm máu. Một nghiên cứu mới vừa phát hiện một nhóm máu dễ bị đông máu hơn những nhóm máu khác.
Ảnh minh họa
Theo nghiên cứu mới, những người thuộc nhóm máu A dễ bị một số dạng đông máu nhất định
Nghiên cứu của Đại học Lund ở Thụy Điển, công bố trên tạp chí eLife ngày 27/4, đã kiểm tra sổ đăng ký sức khỏe của hơn 5 triệu người để tìm ra mối liên hệ tiềm ẩn giữa nhóm máu và hơn 1.000 bệnh. Nghiên cứu cho thấy những người có nhóm máu A dễ hình thành cục máu đông, cụ thể là thuyên tắc phổi và huyết khối tĩnh mạch cửa.
Thuyên tắc phổi là tắc nghẽn ở một trong những động mạch phổi trong phổi. Trong hầu hết các trường hợp, thuyên tắc phổi là do cục máu đông di chuyển đến phổi từ các tĩnh mạch sâu ở chân hoặc hiếm khi từ tĩnh mạch ở các bộ phận khác của cơ thể ( huyết khối tĩnh mạch sâu). Còn huyết khối tĩnh mạch cửa là cục máu đông trong tĩnh mạch cửa, đưa máu từ ruột đến gan.
Video đang HOT
Một nghiên cứu trước đó trên tạp chí Arteriosclerosis, Thrombosis, and Vascular Biology của Hội Tim Hoa Kỳ (AHA) công bố tháng 1 năm 2020 cho thấy, so với những người có nhóm máu O, những người có nhóm máu A và B dễ phát triển huyết khối tĩnh mạch sâu hơn 51% và dễ phát triển thuyên tắc phổi hơn 47%. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây của Thụy Điển cho thấy những người nhóm máu A đặc biệt có nguy cơ.
Tuy nhiên, những loại cục máu đông này khác với cục máu đông liên quan đến vắc xin Johnson & Johnson, là những trường hợp đông máu kèm theo hội chứng giảm tiểu cầu (TTS), xảy ra khi một người có cục máu đông cùng với số lượng tiểu cầu thấp (giảm tiểu cầu). Tiểu cầu là những tế bào lưu thông trong máu và kết tập với nhau khi phát hiện ra các mạch máu bị tổn thương. Nhiều trường hợp trong số 15 trường hợp đông máu do vắc xin Johnson & Johnson bị huyết khối xoang tĩnh mạch não (CVST), một loại đông máu hiếm gặp và nghiêm trọng trong não.
Người thuộc nhóm máu O dễ bị rối loạn chảy máu
Trong khi những người thuộc nhóm máu O ít bị đông máu hơn, họ có nguy cơ cao mắc các vấn đề về máu khác. Nghiên cứu của Thụy Điển cho thấy những người nhóm máu O dễ bị rối loạn chảy máu, cụ thể là loét dạ dày và tá tràng. Các rối loạn chảy máu khác bao gồm bệnh ưa chảy máu, bệnh Von Willebrand và thiếu yếu tố II, V, VII, X hoặc XII.
Những người có bất kỳ nhóm máu dương nào, đặc biệt là nhóm máu O, dễ bị tăng huyết áp thai kỳ
Theo Bệnh viện Cleveland, tăng huyết áp thai kỳ xảy ra ở khoảng 10% các trường hợp mang thai, và nghiên cứu của Thụy Điển đã tìm thấy mối liên hệ giữa tình trạng này và nhóm máu. Theo nghiên cứu, những người có nhóm máu O hoặc nhóm máu RhD dương (nghĩa là bất kỳ nhóm máu dương nào) sẽ dễ bị tăng huyết áp thai kỳ.
Những người nhóm máu B ít có nguy cơ bị sỏi thận hơn
Một phát hiện khác trong nghiên cứu của Thụy Điển tập trung vào nhóm máu và sỏi thận, một mối liên hệ chưa được tìm hiểu nhiều trước đây. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người có nhóm máu B giảm nguy cơ phát triển sỏi thận.
Tác giả chính của nghiên cứu, TS Gustaf Edgren, bác sĩ Khoa Tim mạch Bệnh viện Sdersjukhuset, nói: “Phát hiện của chúng tôi làm nổi bật những mối quan hệ mới và thú vị giữa các tình trạng bệnh như sỏi thận, tăng huyết áp thai kỳ và nhóm máu. Chúng đặt nền tảng cho các nghiên cứu trong tương lai để xác định các cơ chế đằng sau sự phát triển của bệnh, hoặc để nghiên cứu các cách mới để xác định và điều trị những người mắc một số tình trạng bệnh nhất định”.
Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa huyết khối
Các chuyên gia sức khỏe cho biết có nhiều nguyên nhân gây ra huyết khối (cục máu đông), bao gồm phản ứng phụ sau khi tiêm vaccine, dùng thuốc điều trị, các yếu tố lối sống và tình trạng sức khỏe.
Nhưng dù là nguyên nhân gì, các cục máu đông có thể tổn hại sức khỏe nghiêm trọng - thậm chí gây tử vong - nếu không được xử lý kịp thời. Vì thế, việc nhận biết các dấu hiệu và cách xử lý huyết khối có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo toàn sức khỏe và tính mạng.
Huyết khối là tình trạng nguy hiểm có thể ảnh hưởng bất kỳ ai, ở mọi lứa tuổi.
Triệu chứng thường gặp của huyết khối
Có hai loại huyết khối chính cần lưu ý - một dạng gọi là "tĩnh" (thrombus, cục máu đông chỉ nằm yên và cản trở dòng máu đi qua vị trí đó) và dạng còn lại gọi là "thuyên tắc" (embolus, cục máu đông có thể vỡ ra). Tuy mỗi dạng đều có thể dẫn đến các biến chứng riêng, nhưng huyết khối dạng thuyên tắc đặc biệt nguy hiểm vì chúng có thể di chuyển đến các nội tạng khác - như tim hoặc phổi - và gây ra những tổn thương nghiêm trọng một số chức năng cơ thể.
Tùy thuộc vào nơi chúng hình thành và hành trình di chuyển trong máu, các cục máu đông có thể ảnh hưởng đến tứ chi, tim, phổi, thận hoặc não. Các triệu chứng của từng dạng huyết khối cũng khác nhau. Khi cục máu đông đứng yên - như ở trường hợp huyết khối tĩnh mạch sâu (cục máu đông ở chân), bệnh nhân có thể cảm thấy đau đớn, tê yếu, sưng to, nóng và tấy đỏ tại vị trí xuất hiện huyết khối, kèm theo tâm trạng thất thường.
Còn nếu cục máu đông di chuyển đi nơi khác và dẫn đến các biến chứng như thuyên tắc phổi, bệnh nhân có các triệu chứng như đột ngột khó thở, ho có hoặc không kèm máu, da sần sùi, xanh xao, đổ mồ hôi nhiều, lo lắng và mệt mỏi, buồn nôn và nôn mửa.
Làm gì khi nghi ngờ bản thân đang có cục máu đông?
ầu tiên và trên hết, bạn cần tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức, đặc biệt là nếu đã nhận thấy bản thân xuất hiện những triệu chứng kể trên kèm theo cảm giác đau tức ngực. Còn khi đã đến được cơ sở y tế, nhớ khai báo đầy đủ bệnh sử gia đình và cá nhân, loại vaccine hoặc thuốc đã dùng gần đây để bác sĩ có thể nhận diện chính xác loại cục máu đông đang gặp phải.
Còn về lâu dài, nên tham khảo ý kiến bác sĩ về những biện pháp giúp phòng ngừa nguy cơ xuất hiện cục máu đông. Tùy thuộc vào bệnh sử và các chẩn đoán hiện tại, bác sĩ có thể đề xuất các hướng điều trị nhất định để giúp bạn giải quyết bất kỳ biến chứng tiềm ẩn nào khi có huyết khối.
Bên cạnh đó, cần hạn chế tối đa một số yếu tố nguy cơ về lối sống có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện huyết khối, như ít vận động hoặc thường xuyên ngồi/nằm yên một chỗ trong thời gian dài. Còn nếu đang trong tình huống buộc hạn chế vận động (như chấn thương hoặc nằm viện) đừng quên thực hiện vài động tác thể dục tại chỗ, căng duỗi cơ, động đậy đôi chân thường xuyên hoặc mang vớ áp lực để cải thiện tuần hoàn máu. Mọi người cũng cần lưu ý là thói quen hút thuốc, tình trạng dư cân, uống một số loại thuốc cũng có thể làm tăng nguy cơ bị huyết khối.
"Chuột rút" có thể cảnh báo cục máu đông nguy hiểm Nếu bạn bị đau chân, căng cơ kiểu chuột rút... Hãy thận trọng, vì rất có thể bạn bị cục máu đông nguy hiểm. Cục máu đông được hình thành khi protein và tiểu cầu kết tụ lại với nhau trong mạch máu. Chúng thường phát triển ở chân hoặc tay, nhưng chúng cũng có thể hình thành trong các mạch máu của...