Nếu Cái Răng giữ ‘top 1 tìm kiếm’ thì chợ nổi Long Xuyên cũng vị trí top 2
Chợ nổi Long Xuyên mang một nét đẹp bình dị, đặc trưng của văn hóa chợ nổi miền Tây. Đây là điểm đến với nhiều trải nghiệm thú vị mà bạn nên ghé khi du lịch An Giang.
Chợ nổi Long Xuyên ở đâu?
Miền Tây Nam Bộ với đặc sản sông nước đã hình thành nên nét văn hóa chợ nổi từ bao đời này. Những chợ nổi nức tiếng của vùng đất này là chợ nổi Cái Răng, Cái Bè, Phụng Hiệp,… với vẻ đẹp nhộn nhịp, thu hút đông đảo du khách phương xa ghé thăm.
Miền Tây Nam Bộ có mạng lưới sông nước dày đặc, hình thành nên nhiều khu chợ nổi.
Ngoài những khu chợ đã khẳng định tên tuổi trên bản đồ du lịch Nam Bộ, ở miền Tây còn có chợ nổi Long Xuyên nằm trên địa bàn tỉnh An Giang. Khu chợ này nằm trên sông Hậu, khắc họa rõ nét vẻ đẹp lao động bình dị của người dân xứ Bảy Núi. Đến đây, bạn có cơ hội tìm hiểu nhiều hơn về nét đẹp văn hóa chợ nổi của người dân bản địa.
Về An Giang, du khách nhớ khám phá chợ nổi Long Xuyên.
Hiện tại, khu chợ này là chợ nổi duy nhất của tỉnh An Giang. Chợ cách trung tâm thành phố Long Xuyên khoảng 2km, ngay gần bến phà Ô Môi. Có dịp du lịch An Giang, bạn nên ghé đây khám phá chợ, trải nghiệm cảm giác đi thuyền trên sông, hòa mình vào nhịp đời tấp nập của người miền Tây.
Một miền Tây chất phác ở chợ nổi Long Xuyên
Khu chợ nổi tại thành phố Long Xuyên là điểm đến ở An Giang được nhiều du khách ghé thăm khi có dịp du lịch miệt Bảy Núi. Chẳng ai biết chính xác chợ được lập khi nào. Chỉ biết rằng thuở mà giao thông đường bộ chưa có, người dân đã chọn mua bán bằng ghe, xuồng trên dòng sông Hậu.
Không ai biết chính xác chợ nổi hình thành từ khi nào. Nhưng đây là nét đẹp của miền Tây sông nước.
Từ đó mà chợ nổi Long Xuyên ra đời, trở thành trung tâm giao thương hàng hóa trọng điểm của tỉnh. Ngày nay, đường sá đi lại thuận lợi nhưng cư dân bản địa vẫn gìn giữ lại khu chợ này. Theo thời gian, chợ đã hình thành nên nét văn hóa độc đáo của người An Giang nói riêng và người miền Tây nói chung.
Chợ nổi Long Xuyên nằm dọc trên dòng sông Hậu.
Về thăm khu chợ nổi xinh đẹp này, du khách được trải nghiệm đi xuồng máy từ phà Ô Môi dọc theo bờ sông Hậu khoảng 2km, len lỏi qua từng ngõ ngách của khu chợ nổi. Nếu đi sớm, bạn có thể ngắm được khoảnh khắc bình minh trên sông, xa xa là chân trời với những vệt mây trắng hồng thật bình yên, ấm áp.
Khu chợ nổi Long Xuyên giữ trọn vẹn nét nguyên sơ, mộc mạc.
So với chợ Cái Bè, Cái Răng hay Phụng Hiệp thì chợ nổi ở Long Xuyên không tấp nập, đông đúc bằng. Tuy nhiên vì thế mà khu chợ này còn giữ trọn nét đẹp nguyên sơ, mộc mạc nhất. Gần như chưa có các hoạt động thương mại – du lịch tác động mạnh mẽ nên khi dạo chợ, du khách cảm nhận trọn vẹn hơn nét đẹp của chợ nổi miền Tây.
Du lịch của chợ nổi Long Xuyên đang dần phát triển.
Khi ngày mới bắt đầu cũng là lúc khu chợ trở nên vui vẻ, nhộn nhịp hơn. Những chiếc xuồng, ghe đậu san sát nhau, quây thành từng cụm để mua bán. Đâu đó là tiếng hò rao, tiếng nói cười, tiếng trả tiền vang lên giòn giã khắp một góc trời. Tất cả những thanh âm đơn giản, mộc mạc nhất của khu chợ đã khắc họa được phần nào tính cách, nét đẹp của người An Giang.
Video đang HOT
Bình minh tuyệt đẹp trên chợ nổi Long Xuyên.
Trên chợ nổi Long Xuyên, hàng hóa được niêm yết với mức giá rất hợp lý. Vì thế, các hoạt động mua bán diễn ra nhanh chóng thuận lợi. Người bán không “nói thách”, người mua chẳng buồn trả giá bời người miền Tây “nói sao bán vậy”, rất hào sảng và phóng khoáng.
Du khách được đi xuồng máy khám phá chợ nổi Long Xuyên.
Cũng như nhiều khu chợ khác, chợ nổi ở Long Xuyên sử dụng “cây bẹo” để “quảng cáo” các mặt hàng mình đang có. Đây là một cây sào có treo thứ nông sản, hàng hóa mà mỗi ghe bán. Đó có thể là rau, củ, trái cây hay bất kỳ sản phẩm nào. Chỉ cần nhìn vào cây sào này, bạn sẽ biết người dân bán gì.
Ở chợ nổi Long Xuyên có bán rất nhiều sản vật địa phương.
Vì thế, khi đi dạo chợ, bạn có thể cân nhắc để mua các loại sản vật địa phương về làm quà. Ngoài ra, trong hành trình khám chợ, du khách đừng quên thưởng thức bữa sáng “nổi” với các món bún riêu, bún cá, hủ tiếu, cà phê, sữa nóng… để tận hưởng một bữa ăn vừa ngon vừa độc đáo.
Kinh nghiệm khám phá chợ nổi Long Xuyên
Theo kinh nghiệm khám phá An Giang mà nhiều du khách chia sẻ, du khách nên chọn thuê xuồng máy để dễ dàng trải nghiệm nét đẹp của khu chợ nổi này. Bạn hãy chú ý hỏi giá trước hoặc lựa chọn các dịch vụ tour để được hỗ trợ tận tình.
Khám phá chợ nổi Long Xuyên, du khách được thưởng thức bữa sáng nổi trên ghe.
Để tận hưởng trọn vẹn cảnh đẹp của khu chợ nổi này, bạn nên đi chợ từ sớm vì người dân cũng họp chợ rất sớm. Từ 4 – 5 giờ sáng, nơi đây đã tập trung nhiều ghe xuồng của người mua, kẻ bán. Đi chợ sớm còn giúp bạn đón được thời khắc bình minh ló dạng, lưu lại những khoảnh khắc sống ảo đẹp.
Đi chợ sớm, bạn còn được ngắm bình minh trên sông.
Một trong những hoạt động thú vị khi khám phá khu chợ này chính là mua sắm các sản vật địa phương. Đặc biệt là các loại trái ngon của miền Tây. Nào là xoài, mận, bưởi, ổi, dừa,… tươi ngon được bày bán với giá cả hấp dẫn. Đã vật còn là cây trái mới thu hoạch, hứa hẹn làm cho du khách hài lòng.
Nhiều món ngon miền Tây được bày bán trên sông.
Khi đi chơi chợ nổi, bạn nên ăn mặc gọn gàng, năng động để dễ dàng đi lại. Nếu muốn có bộ ảnh chuẩn chàng trai – cô gái miền Tây, bạn hãy thuê thêm áo bà ba. Còn nếu thích sự đơn giản, bạn chỉ việc diện quần jean và áo phông là đã có thể bung xõa thỏa thích, lên xuồng, xuống ghe như một người An Giang thực thụ.
Nhất định phải một lần trải nghiệm chợ nổi Long Xuyên khi về An Giang.
Từ lâu, văn hóa chợ nổi đã tạo nên vẻ đẹp đặc trưng cho các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Ngoài những khu chợ ở Cần Thơ, Tiền Giang, Hậu Giang,.. du khách cũng có thể khám phá chợ nổi ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang để thêm yêu nét đẹp mộc mạc, bình dị của miệt vườn sông nước.
Có một Tây Đô rất lạ: Đâu rồi những tiếng rao, tiếng hò giữa chợ nổi, chỉ thấy phiên chợ "một tiếng rưỡi" đậm chất người miền Tây giữa lòng thành phố
Vào thời điểm tình hình dịch bệnh vẫn diễn ra căng thẳng, điều mà người dân thành phố Cần Thơ làm ngoài tuân thủ lệnh giãn cách còn là quan tâm, san sẻ nhau từ những thứ nhỏ nhặt nhất.
Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP Cần Thơ đã ra quyết định áp dụng giãn cách xã hội tại quận Ninh Kiều và quận Cái Răng theo Chỉ thị 16. Trong khoảng thời gian 15 ngày, bắt đầu từ 0h ngày 12-7, cả hai quận này sẽ thực hiện nghiêm nguyên tắc giãn cách đúng tinh thần đã được chỉ thị.
TP Cần Thơ đã công bố 6 ca bệnh COVID-19. Vào thời điểm tình hình dịch bệnh vẫn diễn ra căng thẳng, điều mà người dân thành phố này làm ngoài tuân thủ lệnh giãn cách còn là giữ quan tâm, san sẻ nhau từ những thứ nhỏ nhặt nhất.
Vùng đất Tây Đô rơi vào trạng thái vắng lặng theo chỉ thị giãn cách của Ban chỉ đạo phòng chống dịch thành phố...
Có một "đô thị hạt nhân" của Đồng bằng Sông Cửu Long thật khác lạ...
Lệnh giãn cách theo Chỉ thị 16 ở hai quận trung tâm khiến thành phố Cần Thơ thưa thớt và vắng lặng. "Đô thị hạt nhân" của vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng đang chịu ảnh hưởng từ đại dịch, cảnh tượng vắng lặng này có mấy phần người dân không quen.
Cần Thơ là thành phố nằm trong vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long, là thành phố trung tâm cấp quốc gia cùng với TP.Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng và TP. Hải Phòng.
Đường phố Cần Thơ vắng lặng, thưa thớt bất ngờ...
Sở hữu mạng lưới sông ngòi chằng chịt, đất đai màu mỡ đã bồi đắp cho Cần Thơ diện tích vườn cây ăn trái và đồng ruộng rộng lớn bậc nhất miền Tây. Hơn trăm năm trước nơi đây đã được xem là "thủ phủ của miền Tây" với sự phát triển vượt bậc từ kinh tế, hạ tầng, đô thị,...
Mỗi năm Cần Thơ đều có sự thay đổi vượt bậc nhưng chưa bao giờ người ta nhìn thấy nó khác lạ như bây giờ, thành phố vắng bóng khách du lịch, người dân không còn bán buôn, hò reo sảng khoái. Để lại đó sự phát triển của phố phường và bắt đầu bước vào giai đoạn căng mình chống dịch.
Một trong những nét sinh hoạt đặc trưng trong văn hoá của người dân Nam Bộ như ở Chợ nổi Cái Răng hay Bến Ninh Kiều từng khiến vùng đất Tây Đô này gây ấn tượng trong lòng khách du lịch giờ cũng đã yên ắng, vắng người.
Bến Ninh Kiều vắng bóng khách du lịch
Ảnh hưởng từ đại dịch đã tác động không ít đến một phần đời sống mưu sinh của người dân. Người lớn tuổi khó lòng mà bám trụ vào thành phố ngay lúc này. Trò chuyện với chúng tôi, ông K. một người đàn ông bán đậu phộng ở Bến Ninh Kiều cho biết hiện ông đã bán giảm, bán chậm hơn rất nhiều so với ngày trước.
"Ngày thường chú bán được 30 lít đậu, giờ chỉ bán được khoảng 10 lít, có khi không đến. Khách du lịch không có, người dân thì ít ra ngoài, mình giảm số lượng lại để đỡ lỗ" , chú K. nói.
Nhiều người bán vé số cũng gặp khó khăn khi thành phố quyết định cho ngừng các hoạt động bán buôn.
Người dân "Tây Đô" gặp nhiều khó khăn
PHIÊN CHỢ "MỘT TIẾNG RƯỠI" ĐẶC BIỆT TRONG LÒNG THÀNH PHỐ
Phiên chợ đặc biệt ấy chính là "phiên chợ CTU", nằm trong khuôn viên Đoàn trường đại học Cần Thơ với gần 50 mặt hàng nhu yếu phẩm từ mì gói, thịt, trứng, gia vị, rau củ,...
Cứ đều đặn mỗi ngày, vào lúc 17 giờ, phiên chợ CTU tại trường đại học Cần Thơ lại mở cửa để chia sẻ những khó khăn với sinh viên vào đợt dịch Covid-19. Theo hướng dẫn, các sinh viên xếp hàng và thực hiện thứ tự tự đo thân nhiệt, tự sát khuẩn, rửa tay,... chờ đến lượt mình chọn nhu yếu phẩm tại phiên chợ 0 đồng này.
Không phân biệt hoàn cảnh sinh viên. Cứ hễ sinh viên cần là có thể đến xếp hàng và đi chợ, chọn những món mình cần tuỳ thích. Để đảm bảo công bằng, nhiều sinh viên cùng được nhận phần hỗ trợ này, mỗi sinh viên theo quy định của phiên chợ sẽ không được lấy quá 70.000 đồng.
M.H (tên viết tắt, sinh năm 2000) - sinh viên khoa Nông nghiệp, ngành Công nghệ thực phẩm cho biết phiên chợ 0 đồng được tổ chức như "cứu cánh" cho rất nhiều sinh viên không thể về nhà ngay lúc này.
"Vừa không thể về nhà, vừa không thể đi làm thêm, ba mẹ không thể gửi thực phẩm vào, cuộc sống sinh viên ngày thường khó 1 giờ khó 10. Em rất mừng vì có Đoàn trường hỗ trợ, nếu không cũng rất khó xoay sở" , M.H nói trong sự phấn khởi với gạo và mì, trứng trên tay mình.
Trong khuôn viên trường Đại học Cần Thơ vắng lặng hoạt động học tập của sinh viên thay vào đó là sự san sẻ và đoàn kết lẫn nhau.
Theo đó, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP Cần Thơ yêu cầu người dân thuộc 2 quận Ninh Kiều và Cái Răng chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, kinh doanh hàng hóa thiết yếu không bị tạm ngưng hoạt động bình thường nhưng theo nguyên tắc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.
Cơ quan chức năng đồng thời cũng sẽ lập chốt kiểm soát dịch đối với việc di chuyển từ các địa bàn khác qua quận Ninh Kiều và Cái Răng.
Tại một số quận, huyện khác của thành phố Cần Thơ sẽ phải thực hiện nghiêm chỉ thị 15.
Đừng nhận mình 'sành miền Tây' nếu bạn chưa check in thác Otuksa An Giang Thác Otuksa An Giang mang vẻ đẹp trong lành, hoang sơ như một bối cảnh phim kiếm hiệp, là nơi lý tưởng để trải nghiệm, khám phá khi du lịch xứ Bảy Núi. Thác Otuksa An Giang - điểm đến hoang sơ trên núi Cấm An Giang là một trong những miền đất xinh đẹp bậc nhất của miền Tây Nam Bộ. Nơi...