Nếu bị cáo Trương Mỹ Lan khắc phục 3/4 tài sản thì ai quyết định giảm án tử cho bà?
Bạn đọc thắc mắc sau khi tuyên án bà Lan khắc phục 3/4 hậu quả vụ án thì thủ tục chuyển từ t.ử hìn.h xuống chung thân sẽ thực hiện ra sao, ai là người có ra quyết định?
TAND Cấp cao tại TP.HCM vừa tuyên án phúc thẩm giai đoạn 1 vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP), Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị, tổ chức liên quan.
Theo đó, HĐXX tuyên y án t.ử hìn.h về tội tham ô tài sản đối với bị cáo Trương Mỹ Lan (1 trong ba tội mà bị cáo Lan phạm phải).
Bị cáo Trương Mỹ Lan nghe tuyên án phúc thẩm. Ảnh: NGUYỄN NHI
Trong phần nhận định, HĐXX cho biết hành vi của bà Trương Mỹ Lan gây ra đặc biệt nghiêm trọng, là người chủ mưu, đưa ra chủ trương cho các bị cáo khác thực hiện, cùng một lúc gây ra ba hành vi phạm tội, gây mất an ninh tiề.n tệ quốc gia. Toà án cấp sơ thẩm tuyên 20 năm tù về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; t.ử hìn.h về tội tham ô tài sản; 20 năm tù về tội đưa hối lộ là có căn cứ, phù hợp với tính chất, hành vi phạm tội mà bị cáo thực hiện.
Tại phiên toà phúc thẩm bị cáo đã đưa ra các phương án, đưa tài sản vào để khắc phục hậu quả. Tuy nhiên các tài sản bị cáo đưa vào chưa đủ căn cứ pháp lý để xác định giá trị tài sản từ đó không có căn cứ xác định bị cáo đã khắc phục đủ hậu quả của vụ án để áp dụng giảm nhẹ hình phạt t.ử hìn.h cho bị cáo.
Tuy nhiên, nếu sau khi HĐXX tuyên án mà bị cáo vẫn tích cực, phối hợp khắc phục hậu quả vụ án trong quá trình thi hành án và đáp ứng đủ điều kiện khắc phục đủ hậu quả của vụ án theo quy định thì sẽ được cấp có thẩm quyền xem xét giảm nhẹ hình phạt từ t.ử hìn.h xuống chung thân.
Từ đây, nhiều bạn đọc thắc mắc nội dung này được quy định ở đâu và trong trường hợp sau khi tuyên án bà Lan khắc phục 3/4 hậu quả vụ án thì thủ tục chuyển từ t.ử hìn.h xuống chung thân sẽ thực hiện ra sao, ai là người có ra quyết định?
Về vấn đề này, khoản 3, 4 Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định: Không thi hành án t.ử hìn.h đối với người bị kết án t.ử hìn.h về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
Trong trường hợp này, hình phạt t.ử hìn.h được chuyển thành tù chung thân.
Hướng dẫn thi hành nội dung này, Nghị quyết 01/2016 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao có nêu rõ: “Chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ” là sau khi bị kết án t.ử hìn.h về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ, người bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ hoặc người bị kết án đã tích cực tác động để cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em và những người khác khắc phục hậu quả và những người này đã thực hiện việc nộp lại ít nhất ba phần tư giá trị tài sản mà người bị kết án đã tham ô, nhận hối lộ.
Trong trường hợp được hình phạt t.ử hìn.h được chuyển thành tù chung thân theo quy định nêu trên, Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm (trường hợp này sẽ là Chánh án TAND TP.HCM) chủ trì, phối hợp với Cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp rà soát, báo cáo ngay Chánh án TAND Tối cao để Chánh án TAND Tối cao ra quyết định chuyển hình phạt t.ử hìn.h thành tù chung thân
Cựu Chủ tịch HĐQT SCB: 'Vợ và mẹ bị cáo khóc hết nước mắt'
Trong phần tự bào chữa, bị cáo Bùi Anh Dũng (cựu Chủ tịch HĐQT SCB) nói rằng sau khi nghe Viện KSND TP.HCM luận tội, đề nghị án chung thân khiến bị cáo không ngủ được, vợ và mẹ bị cáo khóc hết nước mắt.
Bị cáo cho rằng mức đề nghị án chung thân là quá nặng.
Ngày 21.3, TAND TP.HCM tiếp tục xét xử sơ thẩm vụ án Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cùng các bị cáo gây thiệt hại cho SCB. Theo đó, các luật sư tiếp tục bào chữa cho các cựu lãnh đạo chủ chốt của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).
Bị cáo Bùi Anh Dũng. Ảnh TTBC
Bào chữa cho bị cáo Bùi Anh Dũng (cựu Chủ tịch HĐQT SCB), luật sư đề nghị HĐXX xem xét lại vai trò đồng phạm của bị cáo trong vụ án Trương Mỹ Lan và cho rằng bị cáo Dũng không giúp sức tích cực cho bị cáo Trương Mỹ Lan.
Cụ thể, căn cứ vào hồ sơ vụ án và quá trình thẩm vấn công khai tại phiên tòa, qua các thời kỳ, khi có nhu cầu vay vốn, việc lập khống hồ sơ vay được bị cáo Trương Mỹ Lan chỉ đạo các bị cáo cấp dưới tạo lập hồ sơ, phương án vay vốn khống để hợp thức nhằm thực hiện các khoản vay của mình. Bị cáo Bùi Anh Dũng không tiếp xúc trực tiếp ý chí chỉ đạo từ bị cáo Trương Mỹ Lan.
Trương Mỹ Lan dành 1.650 tỉ đồng để khắc phục cho chồng và Trương Huệ Vân
Theo luật sư, phần lớn các khoản vay của bị cáo Trương Mỹ Lan tại SCB đã được giải ngân trước khi công tác tham mưu, phê duyệt được thực hiện hoặc nếu được HĐQT phê duyệt trước khi giải ngân, thì bị cáo Dũng chỉ được tiếp xúc sơ do cấp dưới trình lên sau khi hợp thức hóa.
Từ đó, luật sư cho rằng thân chủ của mình với vị thế, hoàn cảnh của mình, dù khoản vay của Trương Mỹ Lan thì bị cáo Bùi Anh Dũng buộc phải ký duyệt một cách bị động mà không thể làm khác đi được.
Thừa nhận hành vi như cáo buộc
Ngoài ra, luật sư nói thêm, về mặt ý chí chủ quan, bị cáo Dũng chỉ là người lao động, làm công ăn lương, thực hiện công việc với tư cách lệ thuộc. Bị cáo Dũng không có đủ tài liệu, điều kiện để có thể nhận thức, đán.h giá chính xác hành vi của mình.
Bị cáo Trương Mỹ Lan tại tòa. Ảnh NGUYỄN ANH
"Vì muốn tốt cho SCB, với bản tính trung thực, hiền lành, bị cáo Bùi Anh Dũng bị đưa vào guồng để tạm đảm nhận một mắt xích nhỏ trong một quy trình lớn mà chỉ có ai trung thực, hiền lành, không quậy phá cũng có thể làm được", luật sư bào chữa cho cựu Chủ tịch HĐQT SCB nhấn mạnh.
Luật sư cũng đề nghị HĐXX xem xét lại vấn đề định giá tài sản và nên giao tài sản cho cơ quan thi hành án bán đấu giá, để đảm bảo tài sản được thu hồi tối đa hơn là giao tài sản cho SCB (bị hại trong vụ án) xử lý.
Viện KSND TP.HCM trước đó luận tội và đề nghị mức án chung thân đối với bị cáo Bùi Anh Dũng về tội 2 tội danh tham ô tài sản, vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng.
Cựu Chủ tịch SCB 'không quậy phá' bị đề nghị án chung thân, luật sư nói gì?
Cáo trạng xác định, từ tháng 4.2013 đến tháng 9.2022, theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan, Bùi Anh Dũng với các vai trò quản lý khác nhau, đã ký đồng ý cho 465 khách hàng vay 611 khoản để Trương Mỹ Lan sử dụng không đúng mục đích.
Cáo trạng xác định, bị cáo Bùi Anh Dũng đã giúp sức tích cực cho Trương Mỹ Lan, gây hậu quả thiệt hại cho SCB hơn 317.000 tỉ đồng gồm nợ gốc lẫn lãi.
Tại tòa, bị cáo Bùi Anh Dũng thừa nhận hành vi như cáo buộc. Bị cáo khai, quá trình làm việc tại SCB, ngoài tiề.n lương, tiề.n thưởng nhân dịp lễ, tết, bị cáo Bùi Anh Dũng còn được bị cáo Trương Mỹ Lan thưởng 40 tỉ đồng vào dịp tết 2020 - 2021, thưởng cho 500.000 cổ phiếu SCB (tương đương 5 tỉ đồng).
Tòa đang xem xét vụ bị cáo Trương Mỹ Lan xin giảm án t.ử hìn.h Sau gần 1 tháng xét xử phúc thẩm, TAND cấp cao tại TP.HCM sẽ ra phán quyết đối với bị cáo Trương Mỹ Lan xin giảm án t.ử hìn.h. Theo kế hoạch, sáng nay 3.12, TAND cấp cao tại TP.HCM tuyên án đối với bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổ.i, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 47 đồng phạm,...