Nếu bạn đang ở độ tuổi 30 thì cần tỉnh táo để tránh mắc phải 4 sai lầm về tiền này
Ở độ tuổi này, một quyết định tài chính sai lầm có thể tác động lớn tới tương lai của bạn.
Tài chính cá nhân đối với nhiều chị em là một bài toán khó. Quản lý tài chính cá nhân còn phức tạp hơn nhiều so với việc chi tiêu hàng ngày. Để tránh những cạm bẫy và sai lầm tài chính cá nhân chắc chắn chị em cần có cho mình những lưu ý cơ bản.
Vì thế, dưới đây sẽ là 3 sai lầm cơ bản mà rất nhiều người mắc phải ở độ tuổi 30 mà các chuyên gia tài chính khuyến cáo chị em không nên lăn vào vết mòn.
1. Không đặt mục tiêu tài chính
Nhiều chị em ở độ tuổi 25 – 30 thường không đặt mục tiêu tài chính vì nghĩ rằng muốn dành toàn bộ số tiền kiếm được cho các hoạt động vui chơi, nghỉ dưỡng và du lịch. Tuy nhiên, các chuyên gia lại cho rằng, đây mới chính là thời điểm để tạo ra mục tiêu tài chính và xây dựng kế hoạch (có thể ngắn hoặc dài hạn) rồi biến nó thành hiện thực.
Hầu như những người dư dả, thảnh thơi khi ở độ tuổi 50 – 60 đều có hành động đặt mục tiêu tài chính vào độ tuổi 30. Dù cho mục tiêu đó có khác nhau như tiết kiệm một khoản tiền nhất định để về hưu, thành lập quỹ khẩn cấp, mua nhà,… thì đều có điểm chung cuối cùng là mang lại lợi ích cho chính bản thân bạn.
Việc không đặt mục tiêu chính là sai lầm lớn nhất ở độ tuổi 30. Vì nếu thực hiện tốt điều này sẽ mang lại cho bạn định hướng tài chính, cột mốc thời gian tài chính và giúp bạn chinh phục được các mốc tài chính đã hoạch định. Thậm chí nhiều chị em còn có thể tự độc lập tài chính sau khi kết hôn nhờ làm tốt điều này.
2. Không tiết kiệm tiền cho thời điểm nghỉ hưu
Video đang HOT
Các chuyên gia về lĩnh vực tài chính thường khuyến khích khách hàng của họ tiết kiệm tiền cho việc nghỉ hưu sớm. Đặc biệt, những người trẻ ở độ tuổi 30 có cơ hội rất lớn để khai thác sức mạnh của lãi kép.
Không giống như lãi suất đơn giản, vốn chỉ kiếm được tiền lãi cho bạn bằng số tiền bạn đầu tư, lãi kép sẽ mang lại cho bạn tiền lãi từ tiền lãi. Điều đó đồng nghĩa với việc tiền của bạn tăng theo cấp số nhân khi bạn để tiền đầu tư vào quỹ hưu trí lâu hơn. Và thời gian là một thứ hàng hóa bạn không bao giờ có thể lấy lại.
3. Không theo dõi chi tiêu
Nhiều chuyên gia khẳng định rằng, bội chi là nguyên nhân lớn sẽ giết chết tương lai giàu có của bạn. Chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được là công thức tích lũy của cải luôn luôn đúng. Điều đó thực hiện không dễ, nhưng chắc chắn có thể làm được.
Để tránh bội chi, trước tiên bạn cần nắm vững dòng tiền của mình. Bắt đầu từ việc theo dõi thói quen chi tiêu trong vòng 1 tháng. Viết đầy đủ các giao dịch bạn đã thực hiện, cả số tiền lẻ. Bạn sẽ bắt đầu nhận thấy cách mà tiền của mình đi đâu và chi phí nào có thể cắt giảm.
Việc khó nhất để cân bằng tài chính cá nhân là sống thoải mái trong chế độ tiết kiệm. Để đạt được điều đó, cách tiêu tiền hợp lý là vô cùng cần thiết.
Bạn cũng không nên tăng mức tiêu tiền của mình vào độ tuổi 30. Vì ngay khi được tăng lương hoặc tăng thu nhập họ sẽ nghĩ tới việc tăng chi tiêu lập tức. Điều này được cho là không nên. Dù thu nhập cao, bạn vẫn nên cố gắng duy trì và không thay đổi mức chi tiêu của bản thân.
Thay vào đó, hãy theo dõi dòng tiền và thói quen chi tiêu cá nhân và cắt giảm chi phí nếu cảm thấy nó không thực sự cần thiết.
4. Mải mê chạy theo xu hướng
Xu hướng hay trend chỉ đem lại cho bạn cảm xúc vui sướng nhất thời và không đem lại giá trị lâu dài. Đồ công nghệ mới, quần áo hợp mốt,… luôn hấp dẫn bạn. Chạy theo mốt không phải xấu, nhưng trừ khi bạn chắc chắn rằng mình có đủ điều kiện về tài chính, còn nếu không hay nghiêm túc xem xét lại. Bạn biết đấy, những món đồ càng mốt thì chỉ được một thời gian sẽ lỗi mốt và bị xếp xó.
4 sai lầm tài chính cần tránh ở độ tuổi 30
Để đạt được mục tiêu tài chính của mình, tránh được một số sai lầm phổ biến về tiền bạc là điều rất quan trọng. Dưới đây là 4 sai lầm tài chính phổ biến mà nhiều người trong chúng ta thường mắc phải ở độ tuổi 30 và cách để tránh.
Khi nói đến kế hoạch tài chính, tuổi 30 là một giai đoạn quan trọng của cuộc đời chúng ta. Đến thời điểm này, hầu hết chúng ta đã tìm ra con đường sự nghiệp của mình, có thu nhập ổn định, đã kết hôn và có thể trở thành những người làm cha, làm mẹ.
Trong giai đoạn này của cuộc đời, bạn cũng có nhiều trách nhiệm hơn trên vai so với những năm 20 tuổi. Vì vậy, đã đến lúc bạn cần đặc biệt lưu ý và suy nghĩ kỹ càng hơn về các kế hoạch tài chính của mình nhằm đảm bảo tương lai cho bản thân cũng như gia đình.
Để đạt được mục tiêu tài chính của mình, tránh được một số sai lầm phổ biến về tiền bạc là điều rất quan trọng. Dưới đây là 4 sai lầm tài chính phổ biến mà nhiều người trong chúng ta thường mắc phải ở độ tuổi 30 và cách để tránh.
Không có mục tiêu tài chính rõ ràng
Khi bạn ở độ tuổi 30, bạn đã có một số khoản tiết kiệm và lý tưởng nhất là bạn nên bắt đầu đầu tư để đạt được các mục tiêu tài chính khác nhau. Trong trường hợp bạn chưa đặt ra các mục tiêu tài chính ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cụ thể, bạn vẫn còn thời gian để nhanh chóng trở lại đúng hướng với điều kiện là bạn phải bắt đầu ngay lập tức.
Nếu bạn không bắt đầu đầu tư dựa trên mục tiêu, bạn sẽ giống như một con tàu không bánh lái, bạn không thể lập kế hoạch để đến được nơi mình mong muốn. Đây là sai lầm tiền bạc lớn nhất mà bạn phải tránh ở độ tuổi 30.
Hãy đặt ra các mục tiêu tài chính cụ thể như mua ô tô, mua nhà, lập kế hoạch tiết kiệm khi nghỉ hưu... Điều này sẽ giúp bạn lập nên lộ trình tốt nhất để nhanh chóng đạt được mục tiêu của mình.
Trì hoãn kế hoạch tiết kiệm hưu trí
Nếu bạn vừa bước sang tuổi 30, bạn có thể nghĩ rằng việc lập kế hoạch cho việc nghỉ hưu của mình ngay bây giờ là điều xa vời, không cần thiết. Bạn sẽ nghĩ rằng nếu mình dự định nghỉ hưu ở tuổi 60 thì bạn vẫn còn tới 30 năm nữa để tiết kiệm cho việc nghỉ hưu của mình.
Hơn nữa, so với độ tuổi 20, bạn hiện đang có nhiều trách nhiệm tài chính hơn. Và vì ưu tiên các mục tiêu tài chính ngắn hạn nên bạn nghĩ rằng trì hoãn kế hoạch đầu tư cho hưu trí của mình một vài năm dường như là điều rất hợp lý.
Tuy nhiên, việc trì hoãn kế hoạch tiết kiệm để nghỉ hưu của bạn, thậm chí chỉ 5 năm thôi cũng có thể là sai lầm tài chính tác động tiêu cực đáng kể đến khả năng tích lũy đủ tiền tiết kiệm cho những năm tháng sau này của bạn.
Không có quỹ khẩn cấp
Khi bạn ở độ tuổi 30, các khoản mà bạn phải chi trả thường lớn hơn nhiều so với những năm tuổi 20. Đó là lý do vì việc tránh sai lầm về tiền bạc khi không có kế hoạch tài chính cho những trường hợp khẩn cấp bất ngờ như mất việc, chi phí sửa chữa nhà bất ngờ... bằng cách tạo một quỹ khẩn cấp lại quan trọng đến vậy.
Có một quỹ dự phòng khẩn cấp sẽ đảm bảo rằng bạn không phải vay lãi cao hoặc tiêu hết những gì có trong sổ tiết kiệm để trang trải các chi phí không lường trước được. Số tiền trong quỹ khẩn cấp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tình trạng sức khoẻ hay độ ổn định của công việc, số người phụ thuộc... song nhìn chung để an toàn, quỹ khẩn cấp của bạn nên đủ lớn để có thể trang trải chi phí sinh hoạt trong 9 đến 12 tháng.
Đây có vẻ như là bạn đang phải bỏ một số tiền lớn qua một bên. Tuy nhiên đừng quá lo lắng vì bạn có thể bắt đầu với một số tiền nhỏ hơn, chẳng hạn như chi phí sinh hoạt từ 3 đến 6 tháng trong chặng đầu và tiếp tục tăng thêm theo thời gian. Điều này sẽ đảm bảo quy mô quỹ khẩn cấp phù hợp với thu nhập và chi phí của bạn, tránh việc căng thẳng quá mức.
Không mua bảo hiểm
Khi trách nhiệm gia tăng có nghĩa là bạn cần phải lập kế hoạch cho nhiều tình huống khác nhau nhằm bảo vệ lợi ích tài chính của gia đình mình. Quỹ khẩn cấp có thể đảm bảo các chi phí khẩn cấp quan trọng song bạn cũng cần tránh sai lầm tài chính khi không mua bảo hiểm sức khoẻ và bảo hiểm nhân thọ như một phần của chiến lược tài chính tổng thể. Việc có bảo hiểm là điều cần thiết để đảm bảo rằng tài chính của gia đình bạn được bảo vệ trong trường hợp cấp cứu y tế hoặc những điều không may khác xảy ra.
Khi mua hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, bạn có thể đảm bảo tài chính cho những người thân yêu của mình với chi phí thấp trong trường hợp xấu. Ngoài ra, bảo hiểm sức khỏe sẽ giúp bạn bảo vệ quyền lợi tài chính của mình cũng như gia đình thông qua việc chi trả các hóa đơn y tế khi gặp vấn đề sức khoẻ.
Khi nói đến việc đảm bảo tương lai tài chính của bạn, sai lầm tài chính phổ biến nhất là quên rằng bạn bắt đầu càng sớm thì sẽ càng dễ đạt được mục tiêu. Khi bạn bắt đầu lập và thực hiện các kế hoạch tài chính ở độ tuổi 30, bạn đang đặt nền móng cho tương lai của chính mình. Tránh những sai lầm phổ biến về tiền bạc ở độ tuổi 30 khi lập kế hoạch cho tương lai có thể tạo nên sự khác biệt trong việc việc đạt được các mục tiêu tài chính.
Những thói quen nhỏ làm nên tài khoản lớn, giúp bạn tiết kiệm hiệu quả bất chấp thu nhập Những thói quen tốt về tiền bạc này sẽ giúp tài khoản của bạn ngày càng lớn mạnh, tạo dựng sự giàu có. 1. Chi tiêu ít hơn những gì bạn kiếm được và luôn tìm kiếm cơ hội kiếm tiền mới Thói quen này là điều luôn đúng đắn dù bạn ở bất kỳ hoàn cảnh tài chính nào. Có 2 cách...