Nếu bạn bị đổ mồ hôi trong 5 trường hợp này nghĩa là cơ thể đang mắc nhiều bệnh nghiêm trọng bao gồm ung thư, bác sĩ khuyên nên đi khám khẩn cấp
Đổ mồ hôi tưởng chừng chỉ là một phản xạ cơ thể khi thời tiết quá nóng, nhưng đôi khi nó cũng là một tín hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm.
Đối với người khỏe mạnh, đổ mồ hôi là một cách bình thường để cơ thể tự điều hòa thân nhiệt. Nhưng đối với một số người, đổ mồ hôi có thể là dấu hiệu bất thường của sức khỏe, đôi khi nó cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm, bao gồm cả ung thư. Tờ Insider của Anh đã thực hiện phỏng vấn với 2 bác sĩ để đưa ra những cảnh báo những kiểu đổ mồ hôi nguy hiểm, bất cứ ai cũng nên hiểu rõ để đi khám sớm.
1. Bỗng dưng đổ mồ hôi quá nhiều: Cảnh báo đau tim
Đổ mồ hôi đột ngột cũng có thể là dấu hiệu đầu tiên của một cơn đau tim hoặc một vấn đề tiềm ẩn về tim.
Đổ mồ hôi đột ngột có thể là dấu hiệu bạn đang căng thẳng hoặc lo lắng. Tuy nhiên, theo tiến sĩ Caesar Djavaherian (giám đốc y tế tại Carbon Health có trụ sở tại Berkeley, California): Đổ mồ hôi đột ngột cũng có thể là dấu hiệu đầu tiên của một cơn đau tim hoặc một vấn đề tiềm ẩn về tim. Nếu nghi ngờ mình đang mắc bệnh tim, bạn nên thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Bên cạnh đó, tiến sĩ Marisa Garshick, bác sĩ da liễu ở thành phố New York lại cho rằng: Đôi khi đổ mồ hôi đột ngột cũng có thể xảy ra do nhiệt độ cao, thức ăn cay, tập thể dục căng thẳng… vì vậy không phải lúc nào đổ mồ hôi nhiều, đột ngột cũng là cảnh báo bệnh. Dù sao bạn vẫn nên đi khám nếu cơ thể xuất hiện nhiều dấu hiệu đáng chú ý như mệt mỏi, sút cân, chán ăn, đau nhói ngực…
2. Đổ mồ hôi kèm theo chóng mặt, choáng váng hoặc ngất xỉu: Cảnh báo hạ đường huyết
Theo tiến sĩ Djavaherian, khi bị đổ mồ hôi kèm theo cảm giác chóng mặt hoặc choáng váng thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo lượng đường trong máu thấp do tụt huyết áp. Mặc dù những triệu chứng này tự nó có vẻ không đáng lo ngại, nhưng hãy kiểm tra y tế để đảm bảo cơ thể không có bất cứ bệnh lý tiềm ẩn nào đáng lo.
Khi bị đổ mồ hôi kèm theo cảm giác chóng mặt hoặc choáng váng thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo lượng đường trong máu thấp.
3. Đổ mồ hôi kèm theo mất ngủ, đau ngực, co giật, mệt mỏi, đỏ bừng: Cảnh báo ung thư, tiểu đường
Theo trung tâm y tế Mayo Clinic, đổ mồ hôi kèm theo đỏ bừng mặt và ngực là dấu hiệu cảnh báo hội chứng carcinoid hoặc khi một khối u ung thư hiếm gặp xuất hiện.
Video đang HOT
Tiến sĩ Garshick cho hay: “Đổ mồ hôi quá nhiều cùng với đau ngực đôi khi cho thấy một tình trạng nghiêm trọng về tim, vì vậy điều quan trọng là luôn phải tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bạn đang bị đau ngực”.
Bên cạnh đó, co giật kèm theo đổ mồ hôi nghĩa là bạn đang dùng thuốc quá liều. Đổ mồ hôi kèm theo mệt mỏi có thể là do nhiễm trùng hoặc huyết áp thấp. Cuối cùng, đổ mồ hôi cùng cảm giác khát và đi tiểu nhiều có liên quan đến bệnh tiểu đường và giảm đường huyết.
4. Chỉ đổ mồ hôi ở 1 bên cơ thể: Ung thư phổi
Nếu bạn chỉ thấy đổ mồ hôi ở một bên cơ thể, bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra. Bà Garshick cho hay, đổ mồ hôi không đều có thể chỉ ra một chứng rối loạn hệ thần kinh hiếm gặp được gọi là hội chứng Harlequin. Nó cũng có thể là dấu hiệu của một khối u não, áp xe hoặc đột quỵ.
Còn theo tiến sĩ Djavaherian: Ung thư phổi và hội chứng Horner (một vấn đề với đường dẫn thần kinh), cũng có thể liên quan đến việc đổ mồ hôi ở một bên cơ thể, vì vậy tốt nhất khi bạn bị đổ mồ hôi theo cách bất thường này thì nên đi khám càng sớm càng tốt.
Nếu bạn chỉ thấy đổ mồ hôi ở một bên cơ thể, bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra.
5. Chỉ đổ mồ hôi ban đêm: Bệnh lao, cúm, ung thư hạch
Đổ mồ hôi ban đêm có thể là triệu chứng của các bệnh nhiễm trùng như bệnh lao hoặc cúm…
Hầu hết mọi người đều đổ mồ hôi vào ban đêm khi trời nóng hoặc nhiệt độ trong phòng ngủ của họ quá cao. Nhưng nếu bạn đang giữ nhiệt độ trong phòng mát mẻ mà vẫn bị đổ mồ hôi quá nhiều vào ban đêm, bạn nên đi khám bác sĩ sớm.
“Đổ mồ hôi ban đêm có thể là triệu chứng của các bệnh nhiễm trùng như bệnh lao hoặc cúm, hoặc nó có thể là dấu hiệu của một số loại ung thư như ung thư hạch. Ngoài ra, nó cũng có thể liên quan đến những thay đổi nội tiết tố như mãn kinh hoặc do tác dụng phụ của thuốc”, Tiến sĩ Garshick cảnh báo.
Tuổi trung niên có tỷ lệ mắc ung thư cao nhất: Phạm phải 4 điều này, nguy cơ mắc càng cao
Trung niên là giai đoạn mà mọi bệnh tật đều có thể phát sinh và tấn công sức khỏe của bạn. Đây cũng là giai đoạn có tỉ lệ mắc ung thư cao. Đây là 4 điều không nên làm cần chú ý.
Trung niên là "thập kỷ đầm lầy" của bệnh tật, sa sút sức khỏe
Con người bước vào tuổi trung niên thường sẽ rơi vào giai đoạn "chật vật" vì bệnh tật và các rắc rối sức khỏe xảy ra hàng loạt. Các chuyên gia sức khỏe thậm chí đã gọi đây là "thập kỷ đầm lầy" mà nhiều người bị rơi vào, vùng vẫy chiến đấu, có nhiều người đã không đi qua được đầm lầy này.
Đặc biệt là sau 50 tuổi, được xem là giai đoạn có tỉ lệ xuất hiện ung thư cao. Để phòng tránh và giảm thiểu những rủi ro không đáng có, các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng, nếu bạn nhất quyết thực hiện 4 điều không nên trước khi đi ngủ sau đây thì tế bào ung thư sẽ ở xa cơ thể bạn hơn.
Trung niên là thời điểm con người bước vào giai đoạn dễ mắc các bệnh ung thư cao như ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư gan,... đều là những căn bệnh phổ biến mà chúng ta đã nghe qua quá nhiều.
Nhưng đáng tiếc thay, nhiều người ít biết rằng sau 50 tuổi thì tỷ lệ mắc ung thư rất cao nhưng vẫn chưa chịu thay đổi lối sống, vẫn tưởng mình còn trẻ và khỏe mạnh.
Nếu bạn không thay đổi và loại bỏ những thói quen kém lành mạnh, vẫn đi theo con sở thích riêng trước đó của mình, hậu quả trực tiếp của việc này là ung thư sẽ đến nhanh hơn.
Nhiều người hình thành thói quen xấu khi còn trẻ, lâu ngày những thói quen không lành mạnh đã đè nén và làm tổn hại cơ thể, cho đến khi bước vào trung niên, cơ thể bắt đầu suy giảm và nguy cơ đột biến tế bào sẽ cao hơn. Do vậy, hãy thật sự cảnh giác hơn đối với bệnh tật ở giai đoạn này và sớm thay đổi.
Hôm nay, chúng ta hãy tập trung vào cách chúng ta có thể tránh xa ung thư và lên kế hoạch về những điều nên làm trước khi đi ngủ. Đây là khoảng thời gian quan trọng trong ngày để ngăn ngừa nguy cơ bệnh tật.
1, Không ăn bữa khuya trước khi ngủ
Đầu tiên, khi bước vào tuổi trung niên, đặc biệt là khi bạn đã ở ngưỡng tuổi 40, hãy nhất quyết nói không với thói quen ăn đêm trước khi ngủ. Bởi đây là cách tốt nhất để có thể ngăn ngừa hiệu quả sự xuất hiện của các bệnh liên quan đến ung thư đường tiêu hóa.
Nhiều món ăn trong bữa tối là thức ăn cay và kích thích, thức ăn nhiều chất béo..., nếu bạn thường xuyên ăn những thức ăn này trước khi đi ngủ, theo thời gian, cơ thể sẽ tự nhiên nuôi lớn các tế bào ung thư.
2, Không uống rượu trước khi ngủ
Hãy kiên quyết nói không với thói quen ăn nhậu và uống rượu trước khi đi ngủ. Đây là việc làm vô cùng bất lợi cho cơ thể. Tiếc rằng, nhiều người không chỉ ăn tối trước khi đi ngủ mà còn uống rượu.
Thậm chí, một số người đã hình thành thói quen làm việc này hầu như mỗi đêm, nhưng họ không hề ý thức được đó là sai lầm, hoặc biết nhưng không muốn thay đổi, tùy tiện và xuề xòa với những thói quen xấu này.
Nếu bạn thường xuyên uống rượu vào ban đêm, lâu dần dễ gây ung thư là do chất acetaldehyde, một chất chuyển hóa trung gian của rượu, trực tiếp gây đột biến DNA.
3, Không hút thuốc trước khi ngủ
Hãy tự nhắc nhở mình rằng, nhất quyết không hút thuốc trước khi đi ngủ, vì đây có thể là nguyên nhân lớn gây ra hậu quả nặng nề cho sức khỏe.
Nhiều người hút thuốc nhiều hơn trước khi đi ngủ, tuy nhiên hút thuốc trước khi đi ngủ sẽ có hại cho cơ thể hơn, trong quá trình đốt thuốc sẽ tiết ra hắc ín. Carbon monoxide, nicotine và các chất khác có thể làm hỏng phổi của bạn.
4, Không thức khuya
Chúng ta đã được nghe quá nhiều khuyến cáo về những tác hại của việc thức khuya đối với sức khỏe. Do đó, hãy nhất quyết nói không với việc thức khuya trước khi đi ngủ và sớm loại bỏ sở thích thức khuya làm việc, giải trí.
Có thể bạn đã nghe nói, nhưng vẫn chưa ý thức sâu sắc rằng, những người thức khuya lâu dễ làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, lâu dần dễ sinh ung thư.
Những lời khuyên này bạn đã nghe ở đâu đó, vấn đề là bạn cần phải thêm một lần nữa đọc lại và tự răn mình rằng, bệnh không tự nhiên đến, nó bắt nguồn từ những thói quen xấu lặp đi lặp lại hàng ngày của chính bạn. Hãy sớm thay đổi, đặc biệt khi bạn ở tuổi trung niên, sức khỏe giảm sút.
Muốn ngăn ngừa ung thư, ổn định đường huyết, cả đời chỉ cần nhớ 5 chữ này trong ăn uống là đủ Ăn uống điều độ, đúng bữa không chỉ ngăn ngừa ung thư mà còn ổn định lượng đường trong máu. Chế độ ăn uống liên quan mật thiết đến sức khỏe của chúng ta. Thói quen ăn uống có hại có thể gây ra hơn 30 loại ung thư. 1/3 số bệnh nhân chết vì ung thư mỗi năm có liên quan đến...