Netizen nói gì về lời giải thích ‘mượn’ 100% ý tưởng từ nghệ sĩ nước ngoài của Denis Đặng: ‘rồi giám đốc sáng tạo hay giám đốc đạo?’
Nhờ bài phân trần của Denis, khán giả lại cập nhật được thêm một đinh nghĩa khác của từ ’ sáng tạo’.
Cuối cùng, sau hơn 1 ngày im lặng giữa lùm xùm bị cư dân mạng tố “ăn cắp ý tưởng” từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt là từ loạt ảnh “siêu thực” của một nhiếp ảnh gia người Nga, Denis Đặng đã chính thức lên tiếng giải thích.
Trước hết, về nguồn gốc của những tấm ảnh trên, Denis cho biết nó được thực hiện khi anh còn là sinh viên Đại học Ngoại thương Hà Nội không được gia đình ủng hộ đam mê nghệ thuật. Anh của khi ấy chỉ suy nghĩ đơn giản rằng: thần tượng ai thì re-make lại cho giống nhất có thể (ở trường hợp không có điều kiện sáng tạo). Bởi thế, khán giả mới thấy ảnh của anh giống hoàn toàn từ cách chụp, cách chỉnh sửa, bối cảnh với nghệ sĩ nước ngoài:
“Khi bị mọi người chỉ trích là “đạo” ý tưởng cho những bức hình đó Denis thừa nhận và hoàn toàn đồng ý. Chính xác là Denis cố gắng copy 100% sao cho giống nhất có thể những tác phẩm của thần tượng vào thời điểm đó – những người làm hình ảnh siêu thực trên toàn thế giới.
“Denis từng là một cậu sinh viên đại học Ngoại Thương Hà Nội – chuyên ngành Tài chính ngân hàng rất đam mê nghệ thuật nhưng không có được sự ủng hộ từ gia đình. Denis không được theo học trường nghệ thuật hay đào tạo bài bản nào cả, thứ duy nhất có thể tìm thấy chính là những clip dạy chỉnh ảnh trên mạng và những tác phẩm ảnh siêu thực của những người nghệ sĩ nổi tiếng. Trong giới sáng tạo ảnh siêu thực thường có một thử thách cho các fan là đưa ra một ảnh gốc và xem ai là người re-make (làm lại) thành công nhất và Denis lúc ấy luôn hào hứng tham gia không suy nghĩ. Tôi thần tượng, luôn ao ước được như họ nhưng kĩ năng lúc đó không cho phép và Denis cũng chỉ như 1 trong hàng triệu fan ngoài kia cố gắng re-make những bức hình của thần tượng sao cho giống nhất để rồi đăng lên Instagram thật đẹp và tag tên thần tượng vào, mong một ngày sẽ nhận được hồi âm và re-up lại”. Denis Đặng lý giải.
Video đang HOT
Cũng liên quan đến vấn đề này, Denis Đặng nhận sai khi thời điểm đó “không để credit thần tượng trong những bức ảnh”. Tuy nhiên, anh khẳng định rằng bản thân đã được khơi mầm sáng tạo từ hành động remake. Để thể hiện thiện chí, giám đốc sáng tạo của loạt MV “Màu nước mắt” – “Tự tâm” – “Canh ba” đã liên lạc với Tyurin Andrey nhằm xin lỗi, đồng thời hy vọng trong tương lai sẽ có dịp gặp gỡ và hợp tác trong một dự án đặc biệt.
Denis cho biết, anh đã liên lạc với nhiếp ảnh gia người Nga để xin lỗi, thậm chí còn gửi kèm cả MV để cho họ biết, anh đã được truyền cảm hứng từ những bức ảnh đó như thế nào
Như những lần dính ồn ào trước, không khó để nhận ra thái độ sẵn sàng đối mặt của Denis Đặng. Anh có thể phủ nhận cáo buộc nhưng khá tỉ mỉ trong việc lựa chọn từng ngôn từ, con chữ nhằm tránh gây hiểu lầm. Lần này, netizen công nhận, Denis vẫn rất thông minh khi đẩy trách nhiệm về phía Đặng Đức Hiếu (tên thật của Denis) năm xưa bởi khi ấy, anh vẫn còn chưa nổi tiếng, việc bắt chước một nghệ sĩ nước ngoài là hoàn toàn có thể cảm thông. Tuy nhiên, yếu tố khiến antifan buộc phải vào cuộc phản bác là do thái độ thiếu nghiêm túc của Bạch Liên: Tyurin Andrey công khai vạch trần mới lên tiếng giải thích, đã vậy còn chỉ đăng tải lên story của Instagram và sau 24h nó sẽ biến mất không dấu vết.
Không dừng lại ở đó, khi chia sẻ thêm về quan điểm nghệ thuật: “Đôi khi xuất phát điểm của một người làm sáng tạo là biết học hỏi và luyện tập trên chính những sản phẩm sáng tạo của những người đi trước bởi đơn giản là việc biết quan sát những sản phẩm hay, những sản phẩm ấn tượng trên thế giới và học cách phân tích cách thức sản xuất sẽ khiến bản thân có thêm vốn kinh nghiệm, kho kĩ năng để tạo ra những giá trị riêng cho bản thân để được công nhận. Trong showbiz, chúng ta cũng ghi nhận không ít trường hợp những nghệ sĩ ban đầu họ bị chỉ trích rất dữ đội vì đạo nhạc, đạo hình ảnh nhưng sau một thời gian đủ chín họ bộc lộ ra chất riêng thì vẫn được khán giả ủng hộ và ghi nhận. Denis cũng thế, Denis sẽ cố gắng học hỏi, hoàn thiện bản thân mỗi ngày và từng bước cống hiến những sản phẩm nghệ thuật chất lượng đến với công chúng”, netizen cho rằng, Denis đang vận dụng sự “lươn lẹo” để né tránh trách nhiệm bởi nếu theo ý kiến của anh, “sáng tạo” sẽ được diễn giải thành: dùng chất xám của nghệ sĩ đi trước rồi tạo ra sản phẩm riêng của mình.
“Sáng kiếm ý tưởng, tối ngồi tạo”, netizen chưa bao giờ thấm thía ý nghĩa của từ “sáng tạo” như vậy. Rồi phải gọi Denis Đặng là “giám đốc sáng tạo” hay “giám đốc đạo” đây?
Theo Tnnhac.com
Sinh viên Việt - Hàn giao lưu, cùng khởi nghiệp
Với nhiều ý tưởng khởi nghiệp khác nhau, các nhóm sinh viên Việt - Hàn đưa ra các phương thức khởi nghiệp của giới trẻ 2 nước, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang có sự hội nhập sâu rộng.
Chương trình thực tập và khởi nghiệp lần thứ 2 do Đại học Hanyang - Hàn Quốc tổ chức tại Việt Nam vừa diễn ra phần thi chung khảo với tham gia của 8 sinh viên của đại học này kết hợp với 5 vinh viên của 2 đại học Kinh tế Quốc dân và Đại học Ngoại thương của Việt Nam.
Một nhóm sinh viên trình bày ý tưởng khởi nghiệp với ban tổ chức.
Với 5 ý tưởng khởi nghiệp khác nhau, các nhóm sinh viên Việt - Hàn đưa ra các phương thức khởi nghiệp của giới trẻ 2 nước trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang có sự hội nhập sâu rộng.
Đặc biệt, các ý tưởng khởi nghiệp có tính thực tiễn cao với những nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, nhằm thúc đẩy nền kinh tế theo hướng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Theo đánh giá của GS Kang Chang Kyu - đại diện Ban tổ chức, nhiều ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên Việt - Hàn trong cuộc thi có tính ứng dụng cao nếu được lựa chọn đầu tư.
"Cuộc thi cũng không chỉ là cơ hội để sinh viên 2 nước Việt Nam - Hàn Quốc cùng nhau đưa ra các dự án khởi nghiệp mà là dịp để sinh viên 2 nước giao lưu và trao đổi về nền văn hóa 2 nước", ông Ted Kim, Giám đốc công ty KIMC, đơn vị tổ chức cho biết.
ĐÌNH TÚ
Theo VTC
Công dân toàn cầu - (Kỳ 1): Giấc mơ "hội nhập giáo dục" Giáo dục đại học đã trở thành đối tượng xuất khẩu. Đó là một đặc điểm của thời đại, vừa đáng mừng vừa đáng lo. Ai là người xây dựng chính xác chiến lược xuất khẩu dịch vụ giáo dục, người ấy chiến thắng. Bởi trong xu hướng cạnh tranh đó phải tìm được cách để "thiên hạ" đến với mình. Đại học...