Netflix vừa ‘bay’ 16 tỷ USD vốn hóa
Cổ phiếu Netflix hôm 18/7 giảm 10,3% sau khi công ty báo cáo số thuê bao trả tiền không đạt kỳ vọng lần đầu tiên trong 8 năm.
Ảnh minh họa
Theo CNBC, Netflix đã mất hơn 16 tỷ USD vốn hóa thị trường sau báo cáo kết quả kinh doanh, khiến giá trị công ty chỉ còn 142,2 tỷ USD. Trong năm nay, cổ phiếu Netflix đã tăng hơn 21%.
Gã khổng lồ streaming vừa công bố kết quả kinh doanh quý mới nhất, đạt doanh thu 4,92 tỷ USD. Công ty dự đoán có thêm 5 triệu người dùng trả tiền mới trên toàn cầu nhưng con số thực tế chỉ là 2,7 triệu.
Ngoài ra, lần đầu tiên kể từ năm 2011, Netflix mất thuê bao trả tiền tại quê nhà Mỹ do giá tăng và kế hoạch tách DVD ra khỏi streaming khiến khách hàng tẩy chay. Dù thuê bao nước ngoài vẫn tăng, nó thua xa dự đoán của công ty. Đây là điều đáng quan ngại khi Netflix đang tìm kiếm cơ hội tăng trưởng tại thị trường quốc tế.
Tuy nhiên, Netflix vẫn đặt hi vọng vào quý tiếp theo. Công ty dự đoán có thêm 7 triệu người dùng trả tiền và doanh thu đạt 5,25 tỷ USD. Các mùa mới của những bộ phim ăn khách như “Stranger Things”, “ The Crown” và “Orange is the new Black” được mong đợi giúp tăng trưởng người dùng.
Theo ITC News
Vì sao Sony lại bắt tay với Microsoft trên mảng gaming: Bài học từ Netflix và Amazon
Khi Sony chuyển sang dùng đám mây Azure, chất lượng dịch vụ PlayStation sẽ phụ thuộc vào ông chủ của Xbox. Quá trình tải game từ PS Store, những dòng chat hay video stream trên PS Network sẽ trở thành trách nhiệm của Microsoft.
Video đang HOT
Trong vòng nhiều năm liền, PlayStation đã luôn là mảng kinh doanh công nghệ thành công nhất của Sony. Và, trong gần 2 thập kỷ vừa qua, mối đe dọa lớn nhất, trực diện nhất tới PlayStation đã luôn là những chiếc Xbox của Microsoft.
Bởi thế, khi Sony tuyên bố hợp tác cùng Microsoft trên lĩnh vực gaming trong ngày 16/5 vừa qua, các game thủ chắc chắn đã không khỏi bất ngờ. Trong tuyên bố chung, Microsoft và Sony khẳng định "Hai công ty sẽ tìm hiểu cơ hội phát triển giải pháp đám mây trên Azure (nền tảng đám mây của Microsoft) để hỗ trợ mảng game và streaming".
Từng nhà lãnh đạo của mỗi bên cũng dành những lời có cánh cho đối thủ tưởng chừng không đội trời chung. Tuyên bố của chủ tịch Sony Kenichiro Yoshida có đoạn: "Trong vòng nhiều năm, Microsoft đã luôn là đối tác quan trọng của chúng tôi, mặc dù dĩ nhiên 2 công ty có cạnh tranh trên một số lĩnh vực". Lãnh đạo mảng Xbox tại Microsoft là Phil Spencer thì khẳng định Microsoft đang "Phấn khích về các cơ hội phía trước cùng Sony để phát triển các tham vọng chung trên lĩnh vực game và đem lại niềm vui cho game thủ khắp thế giới".
Không phải chưa có tiền lệ
Thực tế, đây không phải là cái bắt tay gây sốc đầu tiên giữa 2 đối thủ cùng kinh doanh một lĩnh vực công nghệ. Năm 2010, Netflix khiến cả thế giới nghĩ rằng họ đã... mất trí khi tuyên bố sẽ đưa toàn bộ hạ tầng IT của mình lên đám mây của Amazon. Chưa bàn đến năng lực đáp ứng của đám mây AWS, điều khiến thế giới lo ngại nhất là sự cạnh tranh giữa 2 công ty: Netflix kiếm tiền bằng cách stream phim ảnh, và Amazon cũng vậy. Khi hợp đồng đám mây được ký, toàn bộ nội dung của Netflix sẽ nằm tại cơ sở của Amazon.
Chuyện thuê hạ tầng của đối thủ cạnh tranh trực tiếp không phải là chưa từng xảy ra.
Tương tự, năm 2016 Spotify cũng gây bất ngờ khi tuyên bố chuyển sang sử dụng nền tảng đám mây của Google (GCP). Các dịch vụ của Google như Play Music, YouTube Red và dĩ nhiên là cả YouTube "thường' đã luôn ít nhiều cạnh tranh với Spotify để trở thành điểm đến của người nghe nhạc. Nhưng Spotify vẫn sẵn sàng giao phó "nguồn sống" của mình cho Google. Nếu đám mây của Google gặp vấn đề, Spotify sẽ mất doanh thu stream.
Cái bắt tay giữa Sony và Microsoft cũng mang một nghịch lý tương tự. Khi Sony chuyển sang dùng đám mây Azure, chất lượng dịch vụ PlayStation sẽ phụ thuộc vào ông chủ của Xbox. Quá trình tải game từ PS Store, những dòng chat hay video stream trên PS Network sẽ trở thành trách nhiệm của Microsoft.
Tại sao lại bắt tay?
Dĩ nhiên, những cái bắt tay của đối thủ sẽ chỉ xảy ra nếu như lợi ích mà họ nhận được vượt xa những rủi ro tiềm tàng. Từ thương vụ lịch sử giữa Amazon và Netflix nhiều năm trước, tất cả những lợi ích này đã được làm rõ.
Microsoft có thể đi khoe với khách hàng tiềm năng rằng: "Đến cả Sony còn dùng đám mây của chúng tôi".
Đầu tiên là từ góc nhìn của nhà cung cấp đám mây. Nếu có thể phục vụ tốt cho chính các đối thủ của mình, Amazon, Google và Microsoft sẽ có những câu chuyện trong mơ để kể khi đi bán hàng. Những thông điệp như "Netflix dù cạnh tranh với Amazon nhưng khi dùng AWS vẫn liên tục bùng nổ" sẽ xóa tan mọi nghi ngại về đám mây Amazon. Nhìn vào Netflix, các khách hàng tiềm năng có thể tin tưởng rằng Amazon sẽ đảm bảo cho dữ liệu của họ được an toàn, cho dịch vụ của họ được ổn định. Họ có thể yên tâm rằng dù có cạnh tranh trực tiếp đi chăng nữa, Amazon vẫn sẽ tìm mọi cách để cung cấp cho họ dịch vụ tốt nhất.
Chắc chắn Amazon, Google và Microsoft đều hiểu lợi ích của những cú bắt tay đầy nghịch lý này. Bởi thế họ sẽ sẵn sàng cung cấp mức giá hấp dẫn hơn hẳn để ký được hợp đồng. Nhờ thế, phía còn lại (Netflix, Spotify, Sony) sẽ tiết kiệm được đáng kể chi phí khi dành hợp đồng cho đối thủ trực tiếp, thay vì cho những công ty không mấy liên quan.
Cổ phiếu Sony thậm chí vừa tăng giá 10% ngay sau khi bắt tay với đối thủ.
Chưa kể, các đối thủ đã có sẵn kinh nghiệm trong lĩnh vực mà khách hàng nhắm tới: kinh nghiệm làm hạ tầng liên quan đến game của Microsoft chắc chắn phải vượt trội so với Amazon hay Google. Sony có lý do để tin rằng năng lực cung ứng của Microsoft sẽ tốt hơn hẳn các đám mây còn lại.
Cạnh tranh như thế nào?
Microsoft liệu có bị mâu thuẫn khi đảm nhiệm đám mây cho Sony? Khi đã trao hạ tầng cho đối thủ, Sony sẽ tiếp tục cạnh tranh như thế nào với Microsoft?
Câu trả lời vẫn đến từ bài học của Amazon và Netflix: hiện tại, Amazon Prime Video cạnh tranh với Netflix bằng kho phim chứ không phải bằng độ trễ, băng thông hay bất cứ thứ gì liên quan đến hạ tầng IT. Tương tự, Sony và Microsoft sẽ tiếp tục cạnh tranh với nhau bằng tính năng, bằng cấu hình console, bằng các tựa game độc quyền như họ đã làm trong suốt 18 năm qua. Đưa hạ tầng lên đám mây Azure sẽ giúp các dịch vụ PlayStation ổn định, nhưng chúng chẳng hề thay đổi cái cách Sony đã đánh bại Microsoft trong nhiều năm.
Chuyện tình nghịch lý nhưng đầy hy vọng!
Bởi thế, cổ phiếu Sony đã ngay lập tức tăng giá tới 10% sau khi thông tin hợp tác cùng Microsoft được công bố. Toàn bộ sức mạnh của hệ sinh thái PlayStation giờ đã có nhà cung cấp đám mây số 1 thế giới đứng sau.
Những cú bắt tay như vậy nói lên rất nhiều về sự trưởng thành của ngành công nghiệp đám mây. Các nhà cung ứng có thể tham gia kinh doanh nhiều mảng khác, nhưng khách hàng như Netflix và Sony không cần phải suy nghĩ quá nhiều về vấn đề cạnh tranh khi trao xương sống của mình cho đối thủ. Đám mây không làm thay đổi bản chất cạnh tranh của từng ngành công nghiệp, thay vào đó chỉ giúp cải thiện chất lượng dịch vụ, giúp gỡ bỏ các mối lo về IT để các công ty có thể tập trung vào mảng kinh doanh cốt lõi của mình, vào những gì họ làm tốt nhất.
Theo GenK
Chi hàng tỷ USD R&D, Apple có đáng bị chỉ trích 'thiếu đột phá'? Chi phí cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển của Apple đã tăng mạnh trong thập kỷ vừa qua, dù sản phẩm của công ty bị đánh giá thiếu đột phá. Theo nhà nghiên cứu Wamsi Mohan, khoản ngân sách Apple dành cho R&D (nghiên cứu và phát triển công nghệ mới) đã đạt ngưỡng 13 tỷ USD, so với 1...