‘Netbook chết là do iPad’
Xuất hiện vào cuối năm 2007, có thể nói rằng Netbook là dòng sản phẩm có tuổi thọ khá ngắn ngủi bởi nó đang dần đi tới bờ vực “tuyệt chủng”. Mới đây hai nhà sản xuất nổi tiếng là Acer và Asus cũng đã dừng sản xuất các loại laptop cỡ nhỏ (các hãng khác đều đã nghỉ từ lâu). Điều này đồng nghĩa với việc năm 2013 chính là thời điểm đặt dấu chấm hết cho Netbook sau khoảng 5 năm tồn tại.
Thị trường Netbook có sự biến đổi cực lớn trong những năm vừa qua, thăng giảm một cách vô cùng nhanh chóng. Trong năm 2008 và 2009, những chiếc laptop cỡ nhỏ có cấu hình khiêm tốn, thời lượng pin khá rất được ưa chuộng trên toàn thế giới. Với số tiền bỏ ra chỉ khoảng 200 – 400 USD, bạn đã có thể sở hữu một thiết bị tiện dụng, có thể mang đi bất kỳ nơi đâu, vận hành được hầu hết mọi ứng dụng cần thiết trên laptop hay desktop. Phải nói rằng Netbook là sản phẩm tuyệt vời tại thời điểm kinh tế suy thoái lúc nó ra mắt, và nó đã thực sự thành công.
Thế nhưng sự thành công này kéo dài chẳng được bao lâu, từ khi chiếc iPad được Apple giới thiệu năm 2010 kéo theo sự phát triển như vũ bão của dòng sản phẩm máy tính bảng, Netbook nhanh chóng bị cả thế giới “ghẻ lạnh” và theo đó là doanh số thụt giảm nhanh chóng.
Nhiều người sẽ cho rằng Netbook và tablet là 2 dòng sản phẩm hoàn toàn khác nhau, cả về hình thức bên ngoài, thiết kế máy, hệ điều hành chúng sử dụng và các ứng dụng được sử dụng nên không thể so sánh với nhau. Thế nhưng chúng có một điểm chung hết sức quan trọng: đều là những thiết bị điện toán di động có giá thành vừa phải, có thể vận hành trong thời gian dài sau mỗi lần sạc.
Một số nhà sản xuất Netbook đã cố gắng giải quyết tình thế bằng cách khởi động dòng sản phẩm mới có tên là Smartbook: cũng là một chiếc máy tính xách tay nhỏ gọn nhưng thay vì sử dụng chip AMD hay Intel với tập lệnh x86, họ sẽ dùng chip ARM như smartphone. Thoạt nghe thì có vẻ rất hay, nhưng rồi mọi thứ đều sụp đổ khi iPad được giới thiệu tới người sử dụng.
iPad – sát nhân giấu mặt đã triệt hạ Netbook.
Video đang HOT
Cách thức vận hành của những chiếc tablet với màn hình cảm ứng trực quan hơn rất nhiều so với netbook, các hệ điều hành di động cũng đã tối ưu và kho ứng dụng dành cho máy tính bảng cũng rất phong phú đa dạng, chưa kể tới nhiều dịch vụ điện toán đám mây cung cấp các công cụ văn phòng tiện lợi như Google doc, Microsoft Office 365.
Nhìn chung máy tính bảng không những nhỏ gọn tiện lợi hơn mà còn có thể thay thế laptop cỡ nhỏ trong hầu hết mọi nhu cầu phổ thông. Netbook chỉ còn hữu dụng đối với những người buộc phải sử dụng phần mềm chạy trực tiếp trên Windows mà thôi.
Theo Genk
Apple từ bỏ Intel, có phải muốn là được?
Nhiều nguồn tin râm ran gần đây cho biết trong tương lai không xa, Apple có thể sẽ từ bỏ hợp tác với Intel để sử dụng các con chip ARM do họ thiết kế trên các máy tính Mac của mình. Tin đồn đã xuất hiện khá lâu và quay trở lại với mật độ dày đặc trong cuối tháng 10 và những ngày đầu tháng 11 vừa qua. Một tin đồn khác thì cho biết Apple có ý định thâu tóm công ty sản xuất chip đối thủ của Intel là AMD vốn đang gặp nhiều khó khăn.
Nếu như thông tin này trở thành sự thật, đây có thể nói là một tin vui cho các tín đồ nhà "Táo". Với một kiến trúc chip thống nhất, người dùng các iDevice sẽ có được một trải nghiệm thống nhất. Họ sẽ không nhận thấy sự khác biệt quá nhiều giữa việc dùng iPad, iPhone, và máy Mac nữa.
Tuy nhiên, tin đồn vẫn chỉ là...tin đồn, và nguồn tin thường không rõ ràng. Đồng thời, có nhiều lý do để tin rằng Apple sẽ khó sớm có thể từ bỏ hợp tác với Intel, bởi nếu họ làm vậy, họ sẽ phải bỏ ra những khoản chi phí khổng lồ để giải quyết vấn đề, trong khi thành công thu lại chưa chắc đã tương xứng.
Vấn đề hiệu năng
Intel có được vị trí dẫn đầu như ngày nay là bởi hiệu năng chip xử lý của họ không có đối thủ nào bắt kịp được. Họ bỏ rất nhiều tiền bạc vào việc nghiên cứu, phát triển. Intel có một lộ trình ra mắt sản phẩm mới rất tích cực, với các thế hệ chip mới luôn tốt hơn thế hệ cũ - kết quả của quá trình lao động nghiêm túc.
Nếu nhìn lại, chúng ta có thể thấy đối thủ trực tiếp duy nhất của Intel là AMD, dường như không có bất kì sản phẩm nào có thể bắt kịp chip của Intel về hiệu năng trong cùng tầm giá. Chip AMD với hiệu năng ngang ngửa của Intel thường được bán với giá cao hơn từ 200 USD trở lên.
Nói về kiến trúc ARM mà các tin đồn cho rằng Apple đang muốn dùng để thay thế Intel, có lẽ chúng ta có thể bỏ qua ngay đối thủ này. Ngay cả chip Atom cũ kĩ của Intel cũng đã cho tốc độ cao hơn so với chip ARM mạnh nhất hiện nay.
Đối thủ tiềm năng nhất của Intel có lẽ là Nvidia với chip Project Denver (kiến trúc ARM) được hãng này phát triển để cạnh tranh chip Intel trên laptop và desktop. Tuy Project Denver được Nvidia phát triển từ lâu nhưng có quá ít thông tin về nó được hãng công bố cho thấy con chip này còn lâu mới lên kệ cũng như khả năng cạnh tranh với chip Intel như thế nào. Điều này có nghĩa không có công ty nào Apple có thể thâu tóm để cạnh tranh với Intel và nếu muốn bỏ chơi Intel, họ sẽ phải tự phát triển sản phẩm của riêng mình.
Apple cũng đã chứng minh được rằng họ có thể thiết kế những con chip ARM tuyệt vời. Các chip A5X trên iPhone 4S và A6 trên iPhone 5 là những con chip ARM do Apple tự thiết kế. Tuy hiệu năng của chúng là rất tốt nhưng để nói cạnh tranh với chip mới nhất của Intel, rõ ràng là Apple không thể.
Vấn đề sản xuất
Thiết kế kiến trúc chip chỉ là một phần của vấn đề, năng lực sản xuất là một vấn đề nữa. Chỉ có những nhà máy khổng lồ (fabs) mới có thể đảm nhận được việc sản xuất chip này. Chi phí để xây dựng các fab không hề rẻ, chưa kể đến chi phí phải bỏ ra để nghiên cứu cải tiến.
Không giống như các đối thủ, Intel tự tay sản xuất các con chip của họ. Họ có tất cả 9 nhà máy sản xuất khổng lồ và 7 nhà máy lắp ráp (test facility). 2 fab mới sẽ được Intel mở vào năm sau. Những con số cho thấy năng lực sản xuất của Intel là cực kì lớn và họ đã bỏ xa tất cả các đối thủ ở điểm này.
Điều đó cho thấy Apple nếu muốn cạnh tranh với Intel sẽ không có bất kì lợi thế nào về công nghệ sản xuất. Các nguồn tin cho biết Apple sẽ hợp tác với TSMC và Samsung để giải quyết vấn đề này, nhưng trên thực tế, cả 2 đều không thể đạt được quy mô như gã khổng lồ sản xuất chip.
Bài toán lợi nhuận
Có một thực tế rằng chip Intel vẫn còn nhiều hạn chế. Mặc dù cho hiệu năng cao, vi xử lý của họ vẫn tiêu thụ quá nhiều điện năng. Với xu hướng thiết kế laptop ngày càng mỏng như Ultrabook hay MacBook Air, chip Intel khó lòng cho các thiết bị này thời lượng pin được 1 ngày sử dụng. Intel cũng hụt hơi ở mảng hiệu năng đồ họa tích hợp. Có lẽ, những con chip với hiệu năng tương tự nhưng đồ họa tích hợp mạnh hơn sẽ phù hợp với MacBook của Apple.
Tuy nhiên, có lẽ không vì thế mà Apple sẽ từ bỏ Intel để bắt tay vào sản xuất chip. Hãy nhìn vào doanh thu các dòng sản phẩm của Apple trong quý III để so sánh. Trong quý này, Apple bán được 17 triệu chiếc iPad, 26 triệu iPhone, nhưng chỉ có 4 triệu Mac được bán. Việc thiết kế con chip cho hiệu năng ngang ngửa với chip của Intel có thể sẽ chỉ có lợi cho dòng MacBook bởi 1 thiết kế chip như vậy sẽ tiêu thụ quá nhiều điện năng và không phù hợp với phần thiết bị iDevice còn lại như iPhone, iPad. Bởi thế, có rất ít cơ sở để tin rằng Apple sẽ đầu tư 1 khoản tiền không nhỏ vào một dòng sản phẩm không phải quá quan trọng và đem lại ít lợi nhuận cho họ trong khi hiệu quả thì chưa rõ ràng như đã nói.
Theo Genk
Thời của Netbook đã hết Trong thời đại phát triển công nghệ chóng mặt như hiện nay cùng việc hàng loạt sản phẩm tân tiến và tối ưu được ra đời, các sản phẩm netbook từng gây sóng gió một thời từ khi ra mắt hiện giờ đã không còn "đất sống". Mặc dù quy chụp việc một số dòng thiết bị của Acer và Asus đã không...