Nét rêu phong của di tích quốc gia Nhà làm việc của bác sĩ A. Yersin trên đỉnh Hòn Bà
Trên đỉnh núi Hòn Bà ( Khánh Hòa) cao hơn 1.500m so với mực nước biển, di tích Nhà làm việc của bác sĩ A.
Yersin phủ lớp rêu phong, cỏ dại mọc đầy xung quanh.
Nằm trên đỉnh núi Hòn Bà (thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà, xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa) cao hơn 1.500m so với mực nước biển là nơi làm việc của bác sĩ Alexandre Yersin (1863-1943), nơi này cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng hơn 50km về phía Tây Nam. Đường từ chân núi lên đỉnh Hòn Bà có nhiều cung đường uốn lượn, gấp khúc, nhiều cua tay áo xếp chồng lên nhau, trở thành điểm du lịch đầy hấp dẫn, quyến rũ đối với du khách.
Ông A. Yersin là bác sĩ, nhà vi khuẩn học và nhà thám hiểm người Pháp gốc Thụy Sĩ. Năm 1891, ông đến sống tại Nha Trang và làm việc ở đây cho đến khi mất (1943). Khoảng đầu thế kỷ XX, bác sĩ A. Yersin khám phá ra Hòn Bà, ông cũng là người khám phá ra cao nguyên Lang Biang (tỉnh Lâm Đồng).
Đến năm 1914, ông xây dựng một ngôi nhà bằng gỗ 2 tầng trên đỉnh núi này để ở và nghiên cứu khoa học. Sau khi không còn được bác sĩ sử dụng, công trình xuống cấp, hư hỏng, chỉ còn sót lại dấu tích nền móng cũ. Đến năm 2005, UBND tỉnh Khánh Hòa cho dựng lại căn nhà mới trên nền móng cũ với kiến trúc, thiết kế, vật liệu tương tự như căn nhà trước đây.
Năm 2021, Hội Những người ái mộ bác sĩ A. Yersin tỉnh Khánh Hòa đã đề xuất chính quyền tỉnh này xem xét đề nghị xếp hạng di tích đối với nhà làm việc của bác sĩ A. Yersin tại khu vực Hòn Bà để bảo tồn, phát huy giá trị di sản cùng với quần thể di tích lịch sử lưu niệm nhà bác học A. Yersin. Ngày 7/2/2023, UBND tỉnh Khánh Hòa có tờ trình gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị xếp hạng bổ sung địa điểm nhà làm việc của nhà bác học A. Yersin trên đỉnh Hòn Bà vào Di tích cấp quốc gia, cuối tháng 3/2023, di tích này được công nhận.
Nhà làm việc của bác sĩ A. Yersin có tổng diện tích sàn khoảng 200m2, kết cấu 2 tầng, lắp ghép bằng gỗ sơn màu đen, mái lợp tôn nâu đỏ, dùng để trưng bày các hình ảnh, hiện vật liên quan đến cuộc đời sự nghiệp của ông.
Video đang HOT
Phía trước khuôn viên nhà làm việc là bức tượng bán thân của ông, do Hội Những người ái mộ bác sĩ A. Yersin tỉnh Khánh Hòa xây dựng.
Bác sĩ A. Yersin là người tìm ra vi trùng dịch hạch và đồng nghiên cứu, sản xuất thành công huyết thanh chữa trị. Ông không chỉ có công sáng lập Viện Pasteur Nha Trang mà còn có đóng góp quan trọng trong việc thành lập các Viện Pasteur ở Hà Nội, Đà Lạt cũng như quản lý hệ thống Viện Pasteur ở Đông Dương. Bác sĩ cũng là người sáng lập Trường Y khoa Đông Dương (tiền thân của Trường Đại học Y Hà Nội) và là hiệu trưởng đầu tiên của trường. Năm 2013, ông được Chính phủ Việt Nam truy tặng danh hiệu Công dân danh dự Việt Nam.
Lối vào căn nhà cũng là nơi làm việc của bác sĩ A. Yersin.
Tầng 1 là không gian trưng bày một số vật dụng thường ngày của bác sĩ A. Yersin và giới thiệu một số thông tin liên quan đến cuộc đời của ông.
Hành lang phía ngoài tầng 1 công trình bằng gỗ, xuống cấp do chịu tác động trực tiếp theo thời gian và sự khắc nghiệt của thời tiết.
Ở tầng 2, chia thành ba buồng và khu bàn thờ tưởng niệm. Nhiều du khách khi đến đây tham quan đều thắp nhang tưởng nhớ nhà khoa học tận tâm.
Từ ban công tầng 2 nhìn xuống toàn cảnh núi rừng với mây mù che phủ. Do ở độ cao hơn 1.500m, đỉnh Hòn Bà thường chìm trong lớp sương mù rất dày, thời tiết mát mẻ, dễ chịu. Vì thế, nơi đây thường được ví như lá phổi xanh của tỉnh Khánh Hòa, hay thậm chí được nhiều du khách gọi với cái tên “Đà Lạt của Khánh Hòa”, “Đà Lạt thứ hai”,…
Bể chứa nước được bác sĩ A. Yersin xây để hứng nước mưa dùng cho sinh hoạt, giờ đây bị rêu, cỏ bao phủ.
Chuồng ngựa, được cho là nơi chăn nuôi và thí nghiệm điều chế huyết thanh của bác sĩ cách ngôi nhà gỗ không xa, hiện chỉ còn nền móng cũ và bồn đá đầy cỏ dại.
Toàn cảnh nhà làm việc của bác sĩ A. Yersin nhìn từ trên cao.
Vừa qua, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có văn bản về việc triển khai thí điểm tham quan đỉnh Hòn Bà, nhằm tạo điều kiện cho người dân tham quan đỉnh núi và di tích Nhà làm việc của bác sĩ A. Yersin. Một doanh nghiệp du lịch đã được chính quyền tỉnh Khánh Hòa cho phép thực hiện dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích nhà làm việc của nhà bác học A.Yersin để phục vụ nhu cầu tham quan của du khách.
Theo ông Lê Kim Hoàn Vũ, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Hòn Bà, hiện nay du khách muốn ghé tham quan di tích phải đăng ký với lực lượng Ban Quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà, khi đăng ký sẽ có người dẫn đường, hướng dẫn cụ thể.
Chùa Bổ Đà - Ngôi chùa cổ kính nằm trên núi Phượng Hoàng
Chùa Bổ Đà nằm trên núi Phượng Hoàng, thuộc xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, Bắc Giang. Đây là ngôi chùa sở hữu mộc bản kinh Phật thuộc phái Lâm Tế được nhà nước xác nhận kỷ lục cổ nhất Việt Nam với hơn 280 năm tuổi.
Ấn tượng đầu tiên với du khách khi đến chùa Bổ Đà là các bức tường hai bên lối vào, cổng, tường bao quanh khuôn viên chùa và một số công trình khác được xây dựng hoàn toàn bằng đất nện, đất sỏi theo lối chình tường đã ngả màu rêu phong của thời gian.
Cổng vào chùa nền lát đá muối có kích thước to nhỏ khác nhau, xây theo kiến trúc thời Nguyễn mang dáng dấp gác chuông. Ảnh sưu tầm.
Tương truyền, chùa Bổ Đà có thừ thời Lý (thế kỷ XI), được tu bổ, tôn tạo lớn vào thời vua Lê Dụ Tông (1720-1729). Qua nhiều lần được trùng tu, nhưng cơ bản chùa vẫn giữ được nét kiến trúc cổ từ tường đất, vườn tháp đến kiến trúc gỗ truyền thống mang phong cách nghệ thuật đan xen của các thời đại nối tiếp nhau trải dài từ thế kỷ XVIII đến nay. Là một trong những ngôi chùa còn giữ nguyên bản nét kiến trúc truyền thống chùa Việt cổ bậc nhất Bắc Bộ, là trung tâm Phật giáo lớn của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Đây là một quần thể di tích với nhiều hạng mục như: Chùa Cao, Chùa Tứ Ân, Am Tam Đức, Vườn tháp, Ao Miếu...
Chùa Cao được xây dựng thời nhà Lý (thế kỷ XI), ban đầu chỉ là một gian chùa nhỏ bằng đất, lợp gianh tọa lạc trên đỉnh non cao Bổ Đà còn được biết đến với tên gọi chùa Quán Âm, nhân dân còn gọi bằng cái tên gần gũi là chùa ông Bổ hay chùa Bổ Đà gắn liền với sự tích người tiều phu chăm chỉ, hiền lành, tốt bụng. Đến đời vua Lê Dụ Tông niên hiệu Bảo Thái (1720-1729) có vị trụ trì tên là Phạm Kim Hưng tiến hành trùng tu tòa chính điện, thiêu hương, tiền đường, dựng cột đá, cột gỗ làm thêm được vài gian; trải qua nhiều lần tu bổ, tôn tạo qua các đời cao tăng trụ trì chùa Cao ngày càng khang trang. Chùa thờ phật bà Quan Âm Tống Tử. Đây là một điểm cầu tự rất linh ứng của du khách.
Chùa chính Tứ Ân được xây dựng vào thời vua Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng (1740-1786) do vị sư tổ họ Ngô, tự là Tính Ánh cùng nhân dân địa phương hưng công xây dựng, lập thành nơi khai trường thuyết pháp. Chùa được đặt tên là Tứ Ân với hàm nghĩa răn dạy phật tử phải biết báo đáp bốn ân (ơn): Ân trời đất, Ân đất nước, Ân thầy và Ân cha mẹ.
Toàn bộ khu chùa hiện nay gồm 16 tòa nhà lớn nhỏ. Đặc biệt trong chùa lưu giữ nhiều bia đá, chuông đồng, hoành phi, câu đối và 39 pho tượng từ thời Lê Trung Hưng tạo bằng gỗ có giá trị nghiên cứu lịch sử, mỹ thuật truyền thống.
Am Tam Đức được xây dựng cùng thời gian với chùa Tứ Ân vào thời vua Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng (1740-1786). Các tổ tu tại chùa đặt tên am là "Tam Đức" vì mong các tăng, ni tu hành tại đây sẽ thông tuệ được ba đức tính: Trí đức, đoạn đức và ân đức. Am Tam Đức là nơi thờ tổ Như Thị (tên tục là Phạm Kim Hưng) người có nhiều công lao chấn hưng, mở mang chùa Bổ Đà.
Khu vườn tháp nằm ở bên trái khu nội tự và vườn chùa, là một bãi đất nằm nghiêng theo độ cao của núi Bổ Đà trên diện tích gần 8.000 m. Với khoảng 100 ngôi tháp lưu giữ hàng nghìn tro cốt của các vị cao tăng thuộc dòng thiền Lâm Tế của cả nước. Vì đây là chốn tổ của dòng thiền Lâm Tế, nên khi các vị cao tăng viên tịch thì tro cốt của họ được đưa về đây để chôn cất. Mỗi ngôi tháp an táng từ 4 thi hài đến 26 thi hài. Họ đều là anh em cùng sơn môn, cùng tu một thầy, quý mến nhau muốn khi được về nơi tịch diệt vẫn được nằm cạnh nhau. Đa số tháp trong vườn là tháp 3 - 4 tầng với độ cao 3 - 5 m, những ngôi tháp sư tổ còn cao rộng hơn nữa. Các ngôi tháp xếp hàng hàng, lớp lớp và được xây dựng theo những quy định riêng rất chặt chẽ của thiền môn. Hàng năm Hội chùa được tổ chức từ ngày 15 đến ngày 18 tháng 2 âm lịch, đó cũng là ngày giỗ tổ khai sơn lập ra chùa Bổ Đà.
Với không gian thanh tịnh, hòa mình vào núi rừng xanh tươi, nhìn ra phía trước mặt là cả một cánh đồng rộng lớn. Mỗi du khách khi lên đến đây đều có thể trút bỏ mọi bộn bề trong lòng và thấy bình an đến lạ.
Lạng Sơn: Hang Phja Thạng được xếp hạng di tích quốc gia Di tích khảo cổ hang Phja Thạng (xã Tân Đoàn, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn) vừa được xếp hạng di tích quốc gia. Theo thông tin từ UBND tỉnh Lạng Sơn, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch Nguyễn Văn Hùng đã ký Quyết định số 700/QD-BVHTTDL ngày 20/3/2023 về việc xếp hạng di tích quốc gia đối với...